Những mặt còn hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh hà nội” pptx (Trang 47 - 67)

2.3.2.1. Hạn chế

Những hạn, chế yếu kém chính trong hoạt động CVTD của Chi nhánh là:

Cho vay tiêu dùng chưa được chú trọng đúng mức: dư nợ cho vay tiêu dùng có sự tăng trưởng qua các năm nhưng tỷ lệ cho vay tiêu dùng so với dư nợ còn ở mức thấp. Công tác khai thác khách hàng vẫn còn hạn chế, chưa tiếp cận được với những khách hàng tiềm năng và giữ chân họ tiếp tục sử dụng sản phẩm của mình.

Chất lượng tín dụng chưa cao: tuy phần lớn ngân hàng không có nợ xấu nhưng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ tín dụng cũng đang tăng qua các năm.

Các hình thức và sản phẩm cho vay tín dụng tiêu dùng vẫn chưa được đa dạng hóa: Điều nay ảnh hưởng tới quy mô hoạt động cho vay tín dụng tiêu dùng thể hiện ở cho tỷ lệ cho vay tín dụng tiêu dùng so với dư nợ vẫn còn thấp (nhìn biểu đồ). Khách hàng của cho vay tiêu dùng mới chỉ dừng lại ở cho vay các loại hình cơ bản, truyền thống, không có sự khác biệt so với các ngân hàng thương mại khác trong cùng địa bàn hoạt động vì vậy khả năng hấp dẫn và thu hút khách hàng vẫn còn thấp.

Các sản phẩm cho vay của ngân hàng vẫn chưa phù hợp với khách hàng đặc biệt là những khách hàng có thu nhập thấp. Về phương thức trả nợ, các điều kiện đảm bảo, thời hạn vay, … vẫn còn phức tạp không phù hợp với khách hàng. Cụ thể: chính sách lãi suất chưa linh hoạt với từng đối tượng khách hàng, thủ tục vay vốn phức tạp, thời gian thẩm định các món vay cũng như thời gian xác định giá cả tài sản đảm bảo tương đối dài.

Đối với sản phẩm cho vay CBCNV, chi nhánh mới chỉ dừng lại ở cho vay CBCNV Nhà nước, chứ chưa mở rộng cho đối tượng là các CBCNV các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Do đó, mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng vì thu nhập của những CBCNV ngoài quốc doanh hiện nay là tương đối cao. Công tác tiếp cận khách hàng cũng như chính sách mở rộng sản phẩm đối với những khách hàng mới còn chưa được triển khai cụ thể.

Thời hạn tín dụng chưa đủ dài đối với những món vay có giá trị như cho vay mua nhà. Đối tượng vay loại sản phẩm này thường là cán bộ công nhân viên có thu nhập không cao và đang sinh sống ở địa bàn Hà Nội, do đó, cầu của họ về sản phẩm này là tương đối nhiều, nhưng với thời gian cho vay ngắn, không giúp họ trang trải được các khoản nợ và có thể dẫn đến nhiều nợ xấu.

Công tác ,marketing về cho vay tiêu dùng của ngân hàng chưa thực sự được chú trọng, việc khuyến khích khách hàng qua hoạt động marketing vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Ngân hàng chưa áp dụng những chiến lược marketing mới đề phù hợp với điều kiện hiện nay. Vẫn còn thụ động và chưa linh hoạt trong những chiến lược quảng cáo về các sản phẩm cho vay tiêu dùng trong khi các ngân hàng thương mại khác trong địa bàn đã có nhiều chiến lược riêng để tiếp cận với công tác quảng bá các sản phẩm của họ.

Sự gắn kết giữa tín dụng và dịch vụ cũng như liên kết hệ thống còn ở mức thấp thể hiện ở sự liên kết với những công ty lớn hoạt động trong linh vực ô tô, công ty xây

dựng, công ty nhà đất, … còn thấp, chưa đạt được một con số tương ứng với cầu về các sản phẩm của ngân hàng của khách hàng, do đó, sự hiểu biết về các sản phẩm của ngân hàng còn thấp và ảnh hưởng tới việc đưa các sản phẩm đó tiếp cận khách hàng. Nếu như thực hiện được điều này, khách hàng của ngân hàng có thể giới thiệu được đến khách hàng những sản phẩm có giá cả thấp hơn và quản lý được tốt hơn các món vay.

2.3.2.2. Nguyên nhân

Nguyên nhân khách quan

Sự phát triển của thị trường tín dụng tại VN còn gặp những trở ngại như:

Môi trường pháp lý trong hoạt động ngân hàng chưa thực sự đồng bộ, đặc biệt là các quy định về tín dụng. Các quy định về cho vay tiêu dùng chưa được quy định trong pháp luật Việt Nam. Những quyền lợi và nghĩa vụ của khách hàng chưa được pháp lý hóa mà chỉ tồn tại ở các văn bản và quy chế giữa ngân hàng và khách hàng. Quyền sở hữu bất động sản và những thủ tục đăng ký thế chấp còn rất phức tạp và rườm rà.

Nhà nước chưa có chính sách ưu đãi về thuế cho những người đi vay tiền mua nhà như được khấu trừ chi phí vào thu nhập chịu thuế như các quốc gia khác đã làm.

Tính chất cạnh tranh về lãi suất đối với các tổ chức tín dụng khác ở trong và ngoài quốc doanh cũng ảnh hưởng đáng kể đến thị phần của ngân hàng. Lãi suất biến động qua từng thời kỳ kéo theo các sản phẩm của ngân hàng Sài Gòn công thương chi nhánh Hà Nội cũng như của các ngân hàng khác cũng thường xuyên biến động nhưng sự những lãi suất đó hoàn toàn là khác nhau chính vì vậy, giá của những khoản vay cũng khác nhau đối với khách hàng của từng ngân hàng. Sự hấp dẫn của sản phẩm bởi lãi suất là điều khiến khách hàng lựa chọn những ngân hàng có mức lãi suất thấp và có nhiều ưu đãi về dịch vụ, tiện ích khách hàng. Do đó, ngân hàng phải có những bước đi thận trọng và tăng thêm tiện ích sản phẩm để thu hút những khách hàng mới và giữ chân được những khách hàng đang sử dụng sản phẩm của mình.

Trong hoạt động CV đối với CBCNV, đây là đối tượng chủ yếu thuộc các thành phần kinh tế xã hội do Nhà nước quản lý. Đó là những người có thu nhập ổn định, có sự bảo lãnh của Thủ trưởng cơ quan, đại diện công đoàn và nguồn trả nợ từ việc trích một phần thu nhập hàng tháng. Thông thường đây là đối tượng có tỷ lệ quá

hạn thấp nhất, khả năng trả nợ cao. Tuy nhiên, trong thực tế khi thực hiện cá khoản vay này cũng có một số vấn đề phát sinh như: không phải doanh nghiệp nào cũng sẵn sàng cử đại diện thay mặt bên vay thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ đầy đủ với NH vì các thông tin liên quan đến quá trình thẩm định, theo dõi khoản vay thu nợ phần lớn phụ thuộc vào đại diện của doanh nghiệp, vì vậy các trường hợp lừa đảo, khách hàng bị buộc thôi việc bất thường Chi nhánh NH khó có điều kiện nắm bắt được. Do đó hạn chế phần nào hạn chế việc mở rộng CV

Về phía khách hàng: Tâm lý chung của người việt Nam là ngại vay mượn, còn người vay được thì lo đồng tiền mất giá, áp lực trả lãi lớn buộc họ phải xoay xở trả cả gốc trước hạn.Chính điều này đã làm hạn chế số lượng khách hàng vay của Chi nhánh.

Nguyên nhân chủ quan

Mạng lưới hoạt động của ngân hàng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân: Vì là ngân hàng từ trong Sài Gòn phát triển ra ngoài Hà Nội, ngân hàng vẫn chưa có nhiều chi nhánh tại khu vực phía bắc nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Do đó, việc tiếp cận của ngân hàng với khách hàng bị hạn chế rất nhiều. Nhiều khách hàng thích giao dịch, sử dụng những sản phẩm dịch vụ ở gần nơi sinh sống hay cơ quan làm việc, sự hạn chế về số lượng chi nhánh đã ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu của ngân hàng.

Cho vay du học rất tiềm năng vì thời gian gần đây, xu hướng sinh viên học sinh đi du học đã tăng một cách đột biến, ngân hàng vẫn chưa thực sự có những chiến lược và vị thế trong lĩnh vực này. Sự thiếu hướng dẫn cụ thể của các chứng từ chứng minh tài chính, … bằng các chứng từ còn tồn tại và chưa hấp dẫn được khách hàng.

Kỹ năng cho vay cũng như chất lượng của cán bộ tín dụng cũng chưa tốt: Nhân viên đảm nhận các công tác thẩm định tín dụng, định giá tài sản chưa được huấn luyện bài bản và một bộ phận còn yếu kém trong việc đánh giá tài sản đảm bảo, đặt biệt là đánh giá thu nhập của khách hàng. Do đó, rất khó khăn trong việc đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng và các điều kiện vay đối với từng khách hàng cụ thể.

Do tính chất của các khoản cho vay tiêu dùng: Tuy các món vay tiêu dùng tuy nhỏ song quy trình thẩm định, phát tiền vay, trả nợ không thay đổi so với các khoản vay lớn, phần lớn có phần phức tạp hơn vì khách hàng phải trả nợ theo tháng. Chính vì vậy, khối lượng công việc phát sinh nhiều trong khi đó lực lượng CBTD của Chi nhánh

còn mỏng, thêm vào đó, đa số CBTD còn rất trẻ, tuổi đời trung bình khoảng 25 – 26 tuổi mới ra trường do đó chưa tích lũy được kinh nghiệm thực tiễn.

Sự mất cân đối về cơ cấu nguồn vốn: Những yếu tố không phù hợp của các sản phẩm CV cho mục đích tiêu dùng thường xuất phát từ cơ cấu nguồn vốn mất cân đối với tỷ trọng vốn trung, dài hạn thấp và cũng xuất phát từ yêu cầu hạn chế rủi ro của NH do việc kéo dài thời hạn cho vay hay cho vay với giá trị lớn…Phần lớn các khoản CVTD có kỳ hạn dài, đặc biệt đối với các khoản CV để mua nhà ở và phương tiện đi lại có thời hạn từ 3 - 10 năm, trong khi nguồn vốn huy động chủ yếu của Chi nhánh là ngắn hạn có thời hạn từ 3 - 1 năm

Quản lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều vấn đề bất cập. Ví dụ như, cho vay khách hàng được đảm bảo bằng chính miếng đất mà họ đã mua, rủi ro tín dụng là tương đối cao bởi giá nhà đất thường xuyên biến động và thị trường nhà đất có thể đóng băng bất cứ lúc nào như ở nước Mỹ vừa qua. Gây tổn thất không chỉ tới ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ hệ thống ngân hàng do khách hàng không trả được nợ và đất cũng không bán được. Hay chi phí và bảo quản tài sản đảm bảo cũng là yếu tố gây khó khăn đối với ngân hàng.

Hệ thống công nghệ thông tin CNTT vẫn còn yếu: Tuy được chú trọng đầu tư, nhưng năng lực xây dựng và triển khai các dự án tin học còn hạn chế, chưa có nhiều chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này, mặt khác, việc tổ chức thực hiện yếu, lúng túng dẫn đến thực trạng CNTT vẫn còn yếu kém so với các NHTM khác

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG

CHO VAY TIÊU DÙNG TI NGÂN HÀNG SÀI GÒN CÔNG

THƯƠNG CHI NHÁNH HÀ NỘI

3.1 Định hướng hoạt động của Ngân hàng Sài Gòn công thương chi nhánh Hà Nội.

3.1.1 Định hướng chung.

Trong năm 2009, cùng với các chi nhánh khác trong hệ thống Ngân hàng Sài Gòn công thương, chi nhánh Hà Nội tiếp tục duy trì chiến lược phát triển kinh doanh như sau:

 Triển khai hệ thống công nghệ ngân hàng hiện đại.

 Phát triển mở rộng mạng lưới chi nhánh phòng giao dịch tại các khu vực kinh tế trọng điểm trong cả nước

 Củng cố và phát triển các sản phẩm hiện có nghiên cứu để chuẩn bị phát triển các dịch vụ ngân hàng điện tử

 Nâng cao chất lượng hoạt động nhất là chất lượng tín dụng.

 Củng cố và nâng cao khả năng thanh khoản để đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng.

 Ngiên cứu xây dựng mô hình hoạt động đủ sức đáp ứng yêu cầu đổi mới trong hội nhập.

 Tiếp tục đào tạo và đào tạo lại nhằm bổ sung bộ máy nhân sự đủ sức vận hành công nghệ ngân hàng mới, thực hiện các nghiệp vụ và quản trị ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế

 Đổi mới phong cách phục vụ khách hàng phù hợp với công nghệ mới và việc quản trị ngân hàng theo mô hình tiên tiến

 Không ngừng xây dựng và quảng bá thương hiệu Saigonbank

Thực hiện hoạt động cho vay tiêu dùng theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Sài Gòn công thương. Đó là: đẩy mạnh các nghiệp vụ cho vay tiêu dùng hiện có tại chi nhánh, phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng mới.

Đẩy nhanh tốc độ của cho vay tiêu dùng nhưng vẫn phải đảm bảo tính an toàn cho các khoản vay.

Nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm mới, đưa ra các sản phẩm đáp ứng được cao nhất nhu cầu của khách hàng với mức lãi suất hợp lý.

Tăng cường công tác chăm sóc khách hàng, thắt chặt mối quan hệ với các khách hàng truyền thống, mở rộng quan hệ, thu hút các khách hàng tiềm năng.

3.2.Mục tiêu mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sài Gòn Công Thương chi nhánh Hà Nội:

- Thúc đẩy tăng trưởng nguồn vốn đặc biệt là thu hút các khoản tiền gửi của dân cư lên khoảng 55%.

- Chú trọng hơn nữa việc xem xét Dư nợ. Đặc biệt là cơ cấu giữa trong đó tỷ lệ dư nợ trung dài hạn và dư nợ cho vay khối DN NQD CVTD cầm cố, đời sống.

- Tỷ lệ nợ xấu: càng giảm càng tốt.

- Tỷ lệ thu dịch vụ so với tổng thu nhập ròng.

- Tài chính: đảm bảo có đủ về tài chính để chi lương cho CBCNV theo quy định và làm các nghĩa vụ đối với Nhà nước đầy đủ.

3.3. Các giải pháp cơ bản phát triển hoạt động CVTD tại ngân hàng Sài Gòn công thương chi nhánh Hà Nội: thương chi nhánh Hà Nội:

3.3.1. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Con người luôn là nhân tố then chốt quyết định thành công trong mọi hoạt động kinh tế xã hội. Kết quả của hoạt động tín dụng nói chung hay cho vay tiêu dùng nói riêng phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyên môn cũng như đạo đức của cán bộ tín dụng. Muốn mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng thì đào tạo cán bộ chính là một trong những giải pháp không thể thiếu.

Để nâng cao năng lực về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngân hàng có thể thường xuyên mở các khóa tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ vào các ngày cuối tuần, cử cán bộ tín dụng ở các vị trí chủ chốt đi tham quan, học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng khác trong khu vực để nâng cao trình độ, khuyến khích các cán bộ theo học các khóa học cao học, nghiên cứu sinh tại các trường đại học.

Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên thực hiện liên kết với các trường đại học, đào tạo các kiến thức thực tế cho sinh viên. Như vậy, ngân hàng sẽ có được một bộ phận nhân lực có trình độ cao trong tương lai.

Thêm vào đó, ngân hàng cũng như chi nhánh cần có những chính sách thích hợp để thu hút người tài, những người có kinh nghiệm lâu năm trong hoạt động tín dụng.

Bên cạnh việc bồi dưỡng về nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng cũng không ngừng phải hoàn thiện về tư cách đạo đức. Muốn như vậy, chi nhánh cần có những biện pháp đánh vào tâm lý các nhân viên như chi nhánh cần chú ý đến đời sống của cán bộ nhân viên, có các chính sách khen thưởng đúng đắn để tạo động lực trong công tác của nhân viên ngân hàng, xây dựng một môi trường làm việc chuyên nghiệp, năng động, tạo điều kiện cho các cá nhân phát huy được hết điểm mạnh của bản thân.

3.3.2. Mở rộng mạng lưới chi nhánh

Mạng lưới chi nhánh là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu, lợi nhuận của các hoạt động của ngân hàng. Đây có thể xem như một nhân tố cạnh tranh hiệu quả mà nhiều ngân hàng đang tìm cách phát huy.

Hiện nay, có thể dễ dàng nhận thấy mạng lưới của SaiGonbank là không hề lớn khi so với các NHTM khác, thậm chí thương hiệu của ngân hàng vẫn còn xa lạ với nhiều cá nhân. Vì thế trong thời gian tới, SaiGonbank cần mở rộng mạng lưới của mình.

Với việc các khu trung cư, các khu đô thị mới đang được xây dựng ngày càng

Một phần của tài liệu Báo cáo tốt nghiệp: “Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng sài gòn công thương chi nhánh hà nội” pptx (Trang 47 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)