Về phía Bộ tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty cổ phần tập đoàn HANAKA (Trang 54 - 57)

- Cổ tức được chia (3.1)

3.2.1. Về phía Bộ tài chính

Để nâng cao chất lượng báo cáo tài chính hợp nhất, đáp ứng yêu cầu thông tin cho các đối tượng sử dụng khác nhau, Bộ tài chính cần quan tâm đến các vấn đề sau:

Thứ nhất: Bộ tài chính phải thống nhất các quy định và hướng dẫn chi tiết về lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất thành một văn bản pháp lý và phổ biến nó một cách rộng rãi để tạo thuận lợi cho việc nghiên cứu cũng như áp dụng trong thực tiễn.

Thứ hai: Bộ tài chính cần tổ chức, chủ trì các cuộc hội thảo về Báo cáo tài chính hợp nhất, phương pháp xử lý kế toán đối với một số nghiệp vụ kế toán đặc thù liên quan đến hợp nhất báo cáo tài chính của các công ty trên

toàn thế giới. Từ đó, khái quát thành văn bản và công bố trên các phương tiện truyền thông để làm cơ sở cho các nghiên cứu tiếp theo trong cùng lĩnh vực; đồng thời giúp các công ty, tập đoàn kinh tế ở Việt Nam có thể vận dụng đối với trường hợp của mình.

Thứ ba: Việc ban hành các chuẩn mực kế toán Việt Nam cần gắn với chuẩn mực kế toán quốc tế hơn. Việt Nam đang trong quá trình phát triển, hội nhập toàn diện với nền kinh tế thế giới, quá trình giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và các quốc gia khác đang diễn ra mạnh mẽ. Do vậy, kế toán với tư cách là một công cụ phản ánh các hoạt động kinh tế tài chính – công cụ quan trọng trong quản lý kinh tế - cũng cần phải có sự hội nhập cho phù hợp với quốc tế.

Thứ tư: Bộ tài chính cần ban hành các quyết định nhằm hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam và các thông tư hướng dẫn. Cụ thể, liên quan đến báo cáo tài chính hợp nhất, Bộ tài chính cần hoàn thiện chuẩn mực kế toán số 25 “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” với những nội dung sau:

Vấn đề lợi ích của cổ đông thiểu số

Trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, để phản ánh phần vốn chủ sở hữu của các chủ sở hữu nhỏ, chiếm phần vốn thiểu số, chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” nên được thay tên gọi thành chỉ tiêu “Vốn đầu tư của chủ sở hữu thiểu số”.

Trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất, để phản ánh phần lợi nhuận của các chủ sở hữu thiểu số, chỉ tiêu “Lợi ích của cổ đông thiểu số” nên được đổi thành “Lợi nhuận của chủ sở hữu thiểu số”.

Trong trường hợp công ty con làm ăn thua lỗ và số lỗ của các cổ đông thiểu số lớn hơn số vốn của họ trong công ty con thì ngoài việc ghi khoản vốn đầu tư của các cổ đông thiểu số bằng 0, còn khoản lỗ vượt trội sẽ được tính

ghi nhận giảm vào phần lợi ích của cổ đông đa số và điều này cần được giải trình trong thuyết minh báo cáo tài chính hợp nhất.

Vấn đề lợi thế thương mại

Số phân bổ lợi thế thương mại cần được giải trình chi tiết thành một chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất (tương tự như khoản chi phí lãi vay được chi tiết từ khoản chi phí tài chính).

Vấn đề lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh

Trong xử lý các chỉ tiêu khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất, cần hướng dẫn kế toán đề cập tới việc điều chỉnh các chỉ tiêu, trong đó có việc loại trừ các chỉ tiêu “Doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ, lãi lỗ nội bộ tập đoàn”, “Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh”.

Như đã trình bày ở trên, khi thực hiện bút toán loại trừ doanh thu, giá vốn hàng bán nội bộ, cũng đồng thời đã loại bỏ hoàn toàn lãi lỗ nội bộ tập đoàn trong báo cáo kết quả kinh doanh. Tuy nhiên, “Lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” lại là một bộ phận của của “Lãi lỗ nội bộ tập đoàn”. Nó chỉ phát sinh khi có một phần của “Lãi lỗ nội bộ tập đoàn chưa thực sự xảy ra trong kỳ kế toán. Như vậy, loại trừ đồng thời hai khoản mục này trên Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất đã tính trùng phần “Lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” và loại bỏ nó hai lần khỏi Báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.

Trên thực tế, khoản “lãi, lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” thường rất nhỏ so với tổng doanh thu của tập đoàn. Doanh thu nội bộ là phần nhỏ của doanh thu tập đoàn, lãi lỗ nội bộ lại có tỷ suất rất thấp – thông thường dưới 5% tính trên doanh thu nội bộ. Lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh lại chỉ là một phần nhỏ của lãi lỗ nội bộ tập đoàn. Như vậy, “lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” là một khoản mục không “trọng yếu”, và ít gây ra ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng báo cáo tài chính hợp nhất.

tập đoàn là công việc rất phức tạp và tốn kém cả về thời gian, tiền bạc và công sức. Việc bóc tách và loại trừ các khoản lãi lỗ khỏi báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất cũng như vậy, trong khi đây không phải là một khoản mục “trọng yếu” và trong tương lai, cũng được chuyển thành “lãi lỗ nội bộ đã thực sự phát sinh” khi hàng hóa được tiêu thụ hết.

Qui định loại bỏ phần “lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” khi hợp nhất báo cáo kết quả kinh doanh đã khiến các đơn vị thực hiện gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Thực hiện theo quy định thì tốn kém, mất thời gian, hiệu quả thu về không đáng kể; không thực hiện theo quy định thì báo cáo tài chính kém thuyết phục và không đáp ứng đúng chuẩn mực.

Với những lý do trên, Bộ tài chính nên xem xét loại bỏ việc điều chỉnh đối với khoản mục lãi lỗ nội bộ chưa thực sự phát sinh” khi lập báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện công tác lập báo cáo tài chính hợp nhất tại Công ty cổ phần tập đoàn HANAKA (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w