Kết quả sau giảm phôi

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả giảm thiểu phôi chọn lọc tại bệnh viện phụ sản trung ương từ 01 01 2004 đến 31 12 2008 (Trang 59 - 60)

- Kỹ thuật chuyển phôi:

4.2.6.Kết quả sau giảm phôi

Theo nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến có 8/79 trường hợp sảy thai sau 20 tuần, chiếm 10,1%; có 71/79 trường hợp đẻ con sống, chiếm 89,9% [28].

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tại bảng 3.18 cho thấy: có 55,9% trường hợp đẻ thai đủ tháng; 35,2% trường hợp đẻ non sống và có 8,9% trường hợp sảy thai sau 20 tuần. Như vậy, tỉ lệ đẻ con sống trong nghiên cứu của chúng tôi là 91,1%.

Tỉ lệ đẻ con sống của chúng tôi khá phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Viết Tiến nêu trên. Kết quả này cũng khá phù hợp với nghiên cứu của một số tác giả trên thế giới. Theo nghiên cứu của Fasouliotis SJ và cộng sự nghiên cứu trên 1453 ca thai nghén được giảm thiểu thai từ 1993- 1996 tại Bệnh viện đại học Hadassah, Jerusalem, Israel cho thấy tỉ lệ sống sót là 87,7% [39]. Antsaklis A và cộng sự nghiên cứu tại Hy Lạp cho thấy tỉ lệ có 1 trẻ sơ sinh sống sót sau giảm thiểu thai là 83,75% [33]. Một nghiên cứu tại Trung

Quốc của Huang H và cộng sự cho thấy tỉ lệ thành công là 96%. Như vậy, có thể thấy tỉ lệ thành công của biện pháp giảm thiểu tại các quốc gia và châu lục khác nhau đều rất cao (trên 80%) [44]. Vì vậy, giảm thiểu thai là một biện pháp an toàn, hiệu quả và phẫu thuật đơn giản [44].

Để đánh giá hiệu quả của giảm thiểu thai, chúng ta cần quan tâm đến một trong những biến chứng muộn của kỹ thuật là sảy thai. Thông thường, tỉ lệ sảy thai trước 24 tuần được sử dụng để đánh giá kết quả của kỹ thuật. Tỉ lệ này dao động từ 7- 12,6% ở các trung tâm sinh sản trên thế giới. Theo Vương Thị Ngọc Lan [13], tại bệnh viện Phụ sản Từ Dũ, tỉ lệ sảy thai trước 24 tuần là 7,1% (sơ kết từ tháng 01/2001- 09/2001). Như vậy, kết quả của chúng tôi cũng khá phù hợp với kết quả của các nghiên cứu trên.

Kết quả của chúng tôi cũng tương đương với kết quả của một số nghiên cứu khác như: Berkowitz và cộng sự là 9,5% [35]; Timor- Tritsch và cộng sự là 12,6% [66]; Lipitz và cộng sự là 8,7% [50], Fasouliotis SJ và cộng sự là 12,3% [39]. Sự khác nhau về kết quả của chúng tôi với một số nghiên cứu nói trên, theo chúng tôi, có thể do kỹ thuật và thời điểm tiến hành giảm thiểu khác nhau.

Một phần của tài liệu đánh giá kết quả giảm thiểu phôi chọn lọc tại bệnh viện phụ sản trung ương từ 01 01 2004 đến 31 12 2008 (Trang 59 - 60)