Các phế phẩm [11]

Một phần của tài liệu Đồ án Tổng quan về cây cà phê và các sản phẩm (Trang 155 - 157)

CHƯƠNG III SẢN PHẨM

3.2Các phế phẩm [11]

 phế phẩm từ quá trình sản xuất cà phê nhân làm phân bón vi sinh :

Quá trình sản xuất cà phê nhân phế phẩm là vỏ cà phê , phê phẩm này được tận dụng làm phân bón vi sinh vừa tận dụng được phế phẩm vừa giảm ô nhiễm môi trường.

• nguyên liệu - Vỏ quả cà phê: 1.000kg (4m3) - Phân chuồng: 100kg - Urê: 0,7kg - Lân: 25kg - Rỉ đường: 0,1 lít m G

- Chế phẩm vi sinh: 0,1 – 2kg.

•Hoạt hóa

Tiến hành hoạt hoá men vi sinh bằng cách cho 0,1 kg chế phẩm vi sinh vào 50 lít nước, bổ sung 0,1 lít rỉ đường hoặc 1kg đường đen, khuấy đều cho tan trước khi tiến hành ủ từ 3 – 5 giờ. Sau đó tưới dung dịch đã được hoạt hoá vào đống ủ.

• Phối trộn nguyên liệu và ủ:

+ Vỏ quả cà phê được tưới nước bảo đảm đủ ẩm cho toàn bộ khối ủ và trộn đều với phân chuồng, phân lân, phân urê và tưới dung dịch đã được hoạt hoá.

+ Tiến hành lên luống cao 1,3 – 1,5m, bề rộng luống từ 2,3 – 3m, chiều dài đống ủ tuỳ thuộc vào khối lượng nguyên liệu.

+ Dùng bạt hay rơm rạ phủ đống ủ để giữ ẩm và giữ nhiệt cho đống ủ.

+ Sau 25 – 30 ngày tiến hành đảo trộn đống ủ và tưới bổ sung nếu đống ủ thiếu ẩm. + Sau khi ủ 3 tháng vỏ cà phê hoai mục, có thể sử dụng để bón cho cây trồng.

• Công dụng của sản phẩm

- Cung cấp chất hữu cơ, một số vi sinh vật có ích và một số nguyên tố vi lượng giúp đất tơi xốp, kích thích sự phát triển bộ rễ.

- Cung cấp dinh dưỡng, đặc biệt là kali (0,4%) cho cây trồng làm giảm chi phí bón phân hoá học.

- Hạn chế ô nhiễm môi trường nông thôn.

•Chất lượng sản phẩm:

Hàm lượng các chất dinh dưỡng của phân hữu cơ sinh học được chế biến từ vỏ quả cà phê so với phân chuồng loại tốt có lượng N gấp đôi, lượng kali gấp 3 lần và lượng lân gấp 1,5 lần.

Một phần của tài liệu Đồ án Tổng quan về cây cà phê và các sản phẩm (Trang 155 - 157)