CHƯƠNG III SẢN PHẨM
3.1.3.1 Theo TCVN 5250 – 1990 tiêu chuẩn của cà phê bột như sau [9]
Tên các chỉ tiêu Mức chất lượng (% khối lượng)
Hạng I Hạng II 1 Cảm quan -Màu sắc -Mùi -Vị -Nước pha
-Hạt đồng đều không cháy, cho phép dính ít vỏ lụa màu ánh bạc
Màu nâu cánh gián đậm
-Thơm đặc trưng của cà phê rang, không có mùi vị lạ -Vị đậm đà thể chất phong phú hấp dẫn
-Hạt không được đồng đều, cho phép dính ít vỏ lụa màu ánh bạc.
Màu mâu cánh gián đậm
Thơm đặc trưng của cà phê rang, không có mùi vị lạ -Vị đậm, thể chất trung bình, không có vị lạ
-Màu cánh gián đậm, trong sánh, hấp dẫn
-Màu cánh gián đậm, trong đạt yêu cầu.
2 Hóa lý
-Hạt tốt không ít hơn -Mãnh vỡ không nhiều hơn -Hạt bị lỗi không nhiều hơn -Hàm lượng ẩm không nhiều hơn
-Hàm lượng tro
Tro tổng không nhiều hơn Tro không tan không nhiều hơn
-Tỷ lệ chất tan trong nước không ít hơn
-Tạp chất không nhiều hơn
92 3 5 5 5 0.1 25 0.3 86 4 10 5 5 0.1 25 0.3 3.1.3.2 cách xác định các chỉ tiêu theo TCVN 5152 – 1990 [9] Tiêu chuẩn này được áp dụng cho cà phê bột đã được đóng gói
• Lấy mẫu
lấy mẫu trong lô hàng: lấy số thùng trong lô nhưng không ít hơn 2 thùng. Từ mỗi thùng lấy ra 1 hộp, 1 lọ hoặc 1 gói nhưng không được ít hơn 2 hộp ( lọ hoặc gói).
Từ các mẫu, cho ra khay trộn đều để có mẫu trung bình. Mẫu trung bình không ít hơn 1kg. Bằng phương pháp chia chéo lấy ra 250- 500g để làm mẫu phân tích.
Mẫu phân tích được bảo quản trong lọ thủy tinh hoặc lọ nhựa có nắp đậy kín trên lọ có dán nhãn ghi rõ:
- Tên xưởng sản xuất - Ngày sản xuất - Khối lượng lô hàng - Địa điểm lấy mẫu - Ngày lấy mẫu • Xác định độ mịn:
Tiến hành thử: lắp rây theo thứ tự lỗ rây nhỏ ở dưới, rây lỗ lớn ở trên, trên cùng là nắp đậy rây, dưới cùng là đáy rây. Cân 100g mẫu phân tích, sai số cho phép là 0,1g cho vào rây, lắc tròn trong 2 phút sau đó vỗ nhẹ vào thành rây. Cân phần bột lọt rây 0,56mm và phần bột trên rây 0,25mm sai số cho phép là 0,1g
Chú ý: những bột dắt trong lỗ rây được tính theo loại trên rây.
Tính toán kết quả:
- Tỷ lệ bột lọt rây 0,56mm ( X1) và tỷ lệ bột trên rây 0,25mm ( X2) dược tính % theo công thức:
X1 =
X2= Trong đó :
M1 khối lượng bột lọt rây 0,56mm tính bằng % M1 x 100
M
M2 x 100 M
M2 khối lượng bột trên rây 0,25mm tính bằng g M khối lượng mẫu, tính bằng g
Làm 2 mẫu song song, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 lần xác định. Sai số cho phép không quá 0,5%.
• Xác định độ ẩm theo TCVN 7035 - 2002
phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thông thường xác định sự hao hụt khối lượng cà phê bột ở nhiệt độ 1030C
Phương pháp này giải thích hợp nhất đối với cà phê đã khử khí do có chất bay hơi với các lượng thay đổi trong cà phê rang , đặc biệt là CO2.
Định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng định nghĩa sau:
Sự hao hụt khối lương ở 1030C: hao hụt khối lượng chủ yếu do nước và chất bay hơi bị bốc hơi trong điều kiện qui định của tiêu chuẩn này.
Lượng hao hụt được biểu thị bằng phần trăm khối lượng.
Nguyên tắc
Sấy phần mẫu thử 1030C ± 10C trong 2h ở áp suất khí quyển.
Tiến hành - Chuẩn bị đĩa
Sấy khô đĩa và nắp trong tủ sấy ở 1030C trong vòng 1 giờ.
Đặt đĩa và nắp từ tủ sấy vào trong bình hút ẩm và để nguội đến nhiệt độ phòng. Cân đĩa và nắp chính xác đến 0.1mg
Cho khoảng 5g mẫu thử vào đĩa đã được chuẩn bị
Đậy nắp lên đĩa, cân đĩa, nắp và mẫu thử chính xác đến 0.1mg - Phép xác định
Đặt đĩa chứa phần mẫu thử, mở nắp ra nhưng đặt bên cạnh hoặc bên dưới đĩa vào trong tủ ở nhiệt độ 1030C và sấy khô trong 2h ± 0.1h
Lấy đĩa ra, đậy nắp lại và đặt vào trong bình hút ẩm. Để đĩa, nắp và mẫu chứa bên trong nguội đến nhiệt độ phòng và cân chính xác đến 0.1mg.
Biểu thị kết quả
Lượng hao hụt ở 1030C , biểu thị bằng phần trăm khối lượng của mẫu, được tính bằng công thức :
trong đó :
m0 khối lượng của đĩa và nắp (g)
m1 khối lượng của đĩa, phần mẫu thử và nắp trước khi sấy(g) m2 khối lượng của đĩa, phần mẫu thử và nắp sau khi sấy (g)
Độ chụm
Kết quả thử liên phòng thí nghiệm - Độ lặp lại
Chênh lêch tuyệt đối giữa hai kết quả thử độc lập thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành trên vật liệu giống hệt nhau trong một thử nghiệm, do một người thực hiện, sử dụng cùng thiết bị, trong một khoảng thời gian ngắn, không lớn hơn 0.1%. - Độ tái lập
Chênh lệch tuyệt đối giữa hai kết quả thử đơn độc lập, thu được khi sử dụng cùng phương pháp, tiến hành thử vật liệu thử xác định trong các phòng thử nghiệm khác nhau, do các nhà phân tích khác nhau sử dụng các thiết bị khác, không lớn hơn 0.5%
Báo cáo thí nghiệm
Báo cáo thí nghiệm phải chỉ ra được - Phương pháp đã sử dụng
- Kết quả thử nghiệm thu được
- Nếu kiểm tra độ lặp lại thì nêu kết quả thu được.
Báo cáo thử nghiệm cũng phải đề cập đến tất cả các chi tiết thao tác không quy định trong tiêu chuẩn này, hoặc tùy ý lựa chọn cùng với các chi tiết bất thường nào khác có thể ảnh hưởng tới kết quả
Báo cáo thử nghiệm cũng phải bao gồm mọi thông tin cần thiết để nhận biết đầy đủ về mẫu thử
• Xác định hàm lượng tro tổng số và tro không tan trong acid theo TCVN 5253- 90.
Khái niệm
Tro trổng số là phần vật chất của mẫu còn lại sau khi nung.
Tro không tan trong acid clohydric là phần tro còn lại sau khi đã hào tan tro tổng số bằng acid clohydric 10% đun nóng và nung trong lò nung.
Phương pháp xác định hàm lượng tro tổng số
Nguyên tắc
Đốt và nung mẫu thử sau đó xác định phần còn lại
Tiến hành thử
Cân 5g cà phê cho vào chén sứ đã viết trọng lượng. Dàn đều mẫu trên đáy chén và dốt nhẹ trên bếp điện cho đến khi mẫu cháy hết. Chuyển chén sứ vào đốt trong lò nung ở nhiệt độ 550 – 6000C trong 2h30 phút, đến khi mẫu được tro hóa hoàn toàn, có màu trắng hoặc màu trắng xám hoặc màu xám. Làm nguội chén sứ trong bình hút ẩm khoảng 40 phút và đem cân. Lặp lại quá trình nung mẫu cho đến khi khối lượng không đổi
Kết quả
Hàm lượng tro tổng số của mẫu (X) tính bằng phần trăm theo công thức: X=
A: khối lương mẫu dùng để phân tích(g) B: khối lượng tro lấy được(g)
b: độ ẩm của mẫu mang phân tích(%)
Làm hai mẫu song song, kết quả cuối cùng dùng là hai lần xác định, sai số của phép không quá 0,2%
Phương pháp xác định hàm lượng tro không tan trong acid clohydric
Nguyên tắc
Đốt và nung mẫu thử, hòa tan tro bằng acid clohydric nóng, lọc và nung, xác định phần còn lại
Tiến hành
Cho chén sứ có đựng tro thu được của tiêu chuẩn này từ 15 – 20ml acid clohydric 10%, đun nhẹ trên bếp điện có lưới amiang cho đến sôi. Sau đó qua giấy lọc không có tro. Cân trên giấy lọc được rửa bằng nước cất đun sôi đến khi nước lọc được không tạo nên vẩn đục khi cho tác dụng với bạc nitrat.
Giấy lọc và cặn cho vào chén sứ đã nung sẵn để nguội và đã cân. Sấy khô rồi nung trong 30 phút ở 9000C. Làm nguội chén trong bình hút ẩm đến nhiệt độ trong phòng và cân lại. Phần còn lại sau khi nung là hàm lượng tro không tan.
Tính toán kết quả
Hàm lượng tro không tan trong acid clohydric (Y), tính bằng phần trăm theo công thức Y=
Trong đó
Bk : khối lượng tro không tan nhận được (g) A: khối lượng mẫu dùng để phân tích (g) b: độ ẩm mẫu mang phân tích (%)
Làm hai mẫu song song. Kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 lần xác định. Cho phép sai số không quá 0.01%
•Xác định tỷ lệ chất tan trong nước:
Cho 10g mẫu vào cốc thủy tinh có dung tích 300ml. Đổ 100ml nước cất đun sôi vào bình, tiếp tục đun trong 5 phút. Cho dung dịch vừa đun vào bình định mức 200ml. Dùng nước cất rửa sạch cốc rồi cho hết vào bình đong. Làm nguội đến 20oC dưới vòi nước. Cho thêm nước cất đến vạch định mức. Lắc đều bình trong 2-3 phút. Để lứng rồi lọc qua bình khác bằng giấy lọc. Dùng pipet 25 ml hút nước trích ly đã lọc vào chén sứ đã biết khối lượng. Làm bay hơi trên bình cách thủy đến khô. Mang chén sứ có chứa chất tan đi sấy trong tủ sấy ở nhiệt độ 90- 95oC trong 2h30 phút.
Làm nguội trong bình hút ẩm và cân.
Tính kết quả:
X3 =
Trong đó:
X3 (%) tỷ lệ chất hòa tan trong nước A (g) khối lượng chất tan
B (ml) thể tích bình định mức G (ml) lượng nước mang đi sấy m (g) khối lượng mẫu
b (%) độ ẩm mẫu mang đi phân tích
Làm 2 mẫu song song, kết quả cuối cùng là trung bình cộng của 2 lần xác định. Sai số cho phép là 0,1%.
Xác định tạp chất: A.B.100 G.m (1- 0,01b)
Nguyên tắc: tạp chất được xác định bằng cách quan sát và chọn (không dùng dụng cụ quang học). Tiến hành thử: cân 100g bột cà phê dàn đều trên mặt phẳng nhẵn, quan sát, nhặt tạp chất rồi cân.
Tính toán kết quả
Y = 100
Trong đó:
Y (%) tỷ lệ tạp chất
m (g) khối lượng tạp chát nhặt được G (g) khối lượng mẫu
Làm 2 lần song song. Kết quả là trung bình cộng của 2 lần thí nghiêm. Sai số cho phép là 0.01%.