Kiều của Nguyễn Du theo một số biện pháp luận văn đề ra
Tác giả luận văn lựa chọn một đoạn Trao duyên ( Trích Truyện Kiều, Nguyễn Du) để dạy thực nghiệm. Đây là một đoạn trích được giảng dạy trong chương trình lớp 10 THPT. Sự lựa chọn kiến thức cơ bản thể hiện trong giáo án thực nghiệm được dựa trên mục tiêu bài giảng, giá trị tác phẩm, tâm lý lứa tuổi, năng lực tiếp nhận văn học của học sinh và nhu cầu đổi mới phương pháp. Việc vận dụng dạy học theo hướng đối thoại, dưới hình thức chia nhóm thảo luận đã giúp học sinh có cơ hội cùng nhau thực hiện các nhiệm vụ học tập trên cơ sở trao đổi, thảo luận, tranh luận và lắng nghe ý kiến. Cách học này giúp học sinh tự lực chiếm lĩnh kiến thức đồng thời rèn luyện cho các em những kĩ năng cần thiết như giao tiếp, hợp tác…
Những vấn đề đối thoại đặt ra trong quá trình dạy học đã thực sự giúp học sinh bước đầu có ý thức trở thành những người đọc thực sự tích cực. Học sinh đã mạnh dạn phát hiện vấn đề, mở rộng vấn đề và có những liên tưởng hết sức bất ngờ.
Trong các giờ thực nghiệm, không khí lớp học cơ bản đã thoát li được sự đơn điệu thụ động thầy giảng trò nghe - bảng đen phấn trắng thông thường. Học sinh mạnh dạn tham gia tranh luận, bày tỏ quan điểm ý kiến của mình và biết lắng nghe điều chỉnh cảm nhận chủ quan của mình theo sự dẫn dắt của giáo viên. Lớp học về cơ bản khắc phục được tình trạng học sinh nói chuyện riêng hay không hào hứng theo dõi bài.
Qua các tiết dạy, dự giờ chúng tôi nhận thấy đa số học sinh đều tự giác tham gia vào hoạt động học tập, dù một số học sinh còn thụ động do đã quen với cách học cũ. Học sinh tỏ ra hứng thú và hoạt động tích cực, không khí lớp học sôi động, các học sinh học lực trung bình cũng mạnh dạn phát biểu ý kiến xây dựng bài, tranh luận rất sôi nổi dù có những ý kiến không hoàn toàn thuyết phục. Đôi lúc trước mỗi vấn đề đối thoại, giáo viên vẫn
83
phải sử dụng nhiều câu hỏi để gợi ý, và đôi khi vẫn phải dùng biện pháp chỉ định để học sinh tham gia đối thoại...
Ngoài những kết quả đã đạt được như vừa nêu, những tiết thực nghiệm cũng bộc lộ một số tồn tại cần khắc phục để những giờ dạy đối thoại về sau đạt hiệu quả tốt hơn:
Trước tiên, đó là vấn đề thời gian. Hầu như tất cả các tiết dạy thực nghiệm đều không thể hoàn thành hết nội dung giáo án chuẩn bị.
Thứ hai là vấn đề trật tự lớp học. Do chưa có kinh nghiệm tổ chức môi trường đối thoại, có những lúc trật tự trong lớp chưa được đảm bảo, ảnh hưởng đến các lớp lân cận.
Thứ ba là thái độ của học sinh trong phát biểu, tranh luận. Do chưa có kinh nghiệm chuẩn bị tâm thế cho học sinh khi tham gia đối thoại, một số học sinh có những phát biểu, hoạt động tuỳ tiện trong tiết học, thái độ thiếu ôn hoà khi tranh luận với nhau…
Những tồn tại trên cho thấy: Trong quá trình tiếp tục hoàn thiện quy trình tổ chức các giờ học đối thoại, những người thực hiện phải bám sát hơn nữa thực tiễn dạy học để có những điều chỉnh kịp thời, thích hợp. Chẳng hạn: bỏ bớt những vấn đề đối thoại quá vụn vặt, không cần thiết; biết định hướng kịp thời những những phát biểu chưa hợp lí, những thái độ chưa đúng mực của học sinh; có sự bao quát lớp học để đảm bảo trật tự trong lớp; có cách gợi ý khéo léo mỗi khi học sinh không hiểu vấn đề; từng bước đưa văn hoá đối thoại vào các hoạt động giáo dục và dạy học trong nhà trường…
Dù sao, qua những tiết đã thực nghiệm, chúng tôi vẫn nhận thấy rằng học sinh hoàn toàn có khả năng độc lập tìm hiểu nội dung, tìm kiếm tri thức với sự dẫn dắt của giáo viên, đặc biệt hầu hết học sinh đều có khả năng trình bày quan điểm của mình trước lớp nếu được động viên, hướng dẫn thích hợp.
84
KẾT LUẬN
Với những cơ sở lí luận đã nêu ở các chương 1, chương 2 và kết quả thực nghiệm đã thể hiện ở chương 3 về đặc trưng và biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng đối thoại, bước đầu có thể rút ra một số kết luận sau đây:
1. Dạy học theo hướng đối thoại sẽ tạo ra mối quan hệ thân thiết không chỉ giữa học sinh với học sinh, giữa học sinh với giáo viên mà đặc biệt còn thiết lập được mối quan hệ hết sức tự nhiên giữa học sinh với tác giả thông qua tác phẩm . Trong mỗi tác phẩm đều chứa đựng những nội dung nhân sinh, nhân văn sâu sắc, đa dạng và phong phú. Học sinh sẽ hiểu rõ cuộc sống xã hội và tìm thấy chính mình trong đó để sống đúng, sống đẹp hơn. Giáo viên tạo giờ học đối thoại bằng hệ thống câu hỏi, những tình huống có vấn đề từ tác phẩm, từ tầm đón nhận của học sinh, theo dự báo, theo điều tra của giáo viên… để cho học sinh trao đổi. Qua đó, học sinh có dịp bộc lộ sự cảm nhận chân thành của mình, và giáo viên cũng có cơ hội nắm được trình độ tiếp nhận của học sinh với những mặt mạnh, mặt yếu của các em để biểu dương, phát huy hay khắc phục.
2. Không khí giờ học đối thoại, với bản chất của mình, thực sự là một giờ học dân chủ. Mỗi học sinh thực sự là một chủ thể năng động và sáng tạo qua giờ học. Học sinh không những phát triển cả về kiến thức, năng lực văn học mà còn được phát triển về nhiều mặt khác nữa như sự bộc lộ nhân cách, sự trau dồi khả năng giao tiếp, mạnh dạn trực tiếp phát biểu ý kiến, tham gia tranh luận, thảo luận vấn đề… Học sinh nghe được nhiều tiếng nói khám phá tác phẩm khác nhau để tự nhận thức; học sinh được khuyến khích biểu thị thái độ của mình, có tiếng nói riêng của mình trước những vấn đề do nhà văn – tác phẩm đặt ra. Chính từ đó, năng lực tiếp nhận văn học của học sinh – người đọc nhỏ sẽ dần dần định hình và phát triển; đồng thời, giáo viên – người đọc lớn một mặt nắm bắt được tình hình tiếp nhận
85
tác phẩm của học sinh để kịp thời uốn nắn hay bổ sung trong khi trao đổi hay trong phần tổng kết giờ học; mặt khác xây dựng một môi trường tiếp nhận văn học hấp dẫn, sinh động giữa những chủ thể người đọc khác nhau.
3. Dạy học đối thoại góp phần phát huy quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm”, học sinh phải tự tiếp nhận, tự lĩnh hội từ tri thức và năng lực vốn có, phải tư duy năng động sáng tạo, phải tích cực tự giác. Như vậy tổ chức đối thoại trong giờ học sẽ góp phần rèn luyện những phẩm chất tư duy sáng tạo ở con người học sinh, phù hợp với yêu cầu đào tạo con người mới.
Thông thường trong lớp học, mọi hoạt động chủ yếu tập trung vào giáoviên và một số học sinh hăng hái phát biểu. Đổi mới dạy học theo hướng đối thoại sẽ giúp cho việc tiếp nhận tác phẩm văn chương trong nhà trường không phải chỉ là thuyết giảng của giáo viên mà còn kích thích, động viên, khơi gợi để tất cả học sinh trong lớp tham gia hoạt động nhằm phát huy tiềm năng sáng tạo thẩm mĩ, xuất hiện những ý tưởng mới lạ, táo bạo, độc đáo; chính vì thế, dạy học đối thoại đã và đang được giáo dục học hiện đại coi là một giải pháp hữu hiệu nhằm lôi cuốn toàn bộ học sinh trong lớp, trong nhóm vào những hoạt động tiếp thu và điều chỉnh, bổ sung tri thức cho mình. Dù là một hướng đổi mới, dạy học đối thoại vẫn phải dựa trên những phương pháp cơ bản, truyền thống của việc dạy học văn thể thống nhất, hài hoà, bổ sung lẫn cho nhau.
4. Trong hoạt động đối thoại, chủ thể học sinh vận dụng phương pháp nghiên cứu phát hiện cái mới, biết hoài nghi phê phán, phản biện, đưa ra được những tiêu chuẩn để khẳng định, đánh giá cái mới, cái tốt đúng với tính chất của một chủ thể.
Trong hoạt động đối thoại, chủ thể học sinh muốn thể hiện được mình phải vận dụng phương pháp gợi tìm bằng những câu hỏi của thầy, của bạn hay tự mình đặt ra: đối thoại với thầy, đối thoại với bạn, đối thoại với nhân vật, đối thoại với nhà văn, đối thoại với chính mình...Đồng thời,
86
cũng trong hoạt động dạy học này phương pháp tái tạo được thể hiện một cách rõ nét nhất: học sinh sẽ xuất phát từ kinh nghiệm, tri thức đã có của mình để tiếp nhận tác phẩm; sau đó qua đối thoại và bằng đối thoại, những tiếp nhận cũ được điều chỉnh, bổ sung để hình thành những tiếp nhận mới…
Tóm lại, với bản chất kế thừa và phát triển của mình, kiểu giờ học đối thoại thực sự là một giờ học tích cực, giờ học hướng đến học sinh, giờ học phát huy cao nhất ý thức tự giác, năng động sáng tạo ở học sinh.
5. Mọi hoạt động dạy học hiện đại không thể chỉ dừng lại ở việc giúp học sinh nắm được kiến thức, kĩ năng mà còn phải hướng đến nhiệm vụ giúp học sinh biết nhận thức, đánh giá, chọn lọc khi liên kết trong tư duy của mình các loại hình nhận thức khác nhau. Chính vì thế, nhiệm vụ hết sức quan trọng hiện nay là nhà trường phải hình thành được cho học sinh kiểu “tư duy đối thoại”, tức là giúp học sinh hiểu rằng một đối tượng bao giờ cũng có thể được xem xét từ nhiều quan điểm khác nhau, rằng những logic nhận thức khác nhau đều quan trọng như nhau… Trong ý nghĩa lớn lao đó, giờ học đối thoại cần được chú trọng nghiên cứu, tìm hiểu sâu rộng hơn nữa trên cả hai phương diện lí luận và thực hành để thời gian tới có thể chính thức phát triển thành một con đường mới trong dạy học văn, góp phần làm phong phú thêm những phương pháp, biện pháp dạy học, giúp học sinh tiếp nhận những tác phẩm văn học trong nhà trường một cách hiệu quả.
6. Theo quan điểm quản lí chất lượng tổng thể, sản phẩm của giáo dục chỉ đạt chất lượng khi toàn bộ tổ chức của hệ thống giáo dục có chất lượng; nói cách khác, chất lượng của một hệ thống giáo dục chính là chất lượng của các thành phần cấu thành hệ thống giáo dục đó, và đánh giá chất lượng của hệ thống giáo dục chính là đánh giá chất lượng của các thành phần tạo nên hệ thống giáo dục đó. Liên quan đến các yếu tố cơ bản của chất lượng giáo dục (phương pháp dạy học, mối quan hệ tương tác giữa giáo viên
87
– học sinh, môi trường sư phạm…), dạy học đối thoại là một giải pháp hữu hiệu cho phép góp phần nâng cao hiệu quả chất lượng học tập, sáng tạo những điều kiện để học sinh tự hiện thực hoá, tự khẳng định nhân cách cá nhân của mình, vạch ra tiềm năng sáng tạo của cá nhân, hình thành những phương châm giá trị và phẩm chất đạo đức cần thiết cho những chặng đường học tập và làm việc tiếp theo, góp phần đáp ứng mục tiêu giáo dục mà Đảng và Nhà nước đã đặt ra.
88
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thanh Bình (2007), Đọc hiểu văn bản văn học Ngữ văn 10”, Tạp chí Dạy và học ngày nay (11).tr. 17-21.
2. Nguyễn Tài Cẩn (2004), Tư liệu truyện Kiều. Nxb Văn học, Hà Nội. 3. Nguyễn Viết Chữ (2001), Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể. Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
4. Nguyễn Viết Chữ (2003), Đối thoại và định hướng cảm thụ văn chương trong dạy học tác phẩm văn học. Trường Đại Học Sư Phạm, Hà Nội.
5. Ngô Viết Dinh (2007), Thời gian chưa đi hết một trang Kiều. Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
6. Trần Thanh Đạm (1970), Vấn đề giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Trịnh Bá Đĩnh (2007), Nguyễn Du tác gia và tác phẩm. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
8. Phạm Minh Hạc (1980), Nhập môn tâm lí học. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
9. Đặng Hiển (1997), “Dạy học văn theo hướng phát triển tư duy”, Tạp
chí Nghiên cứu giáo dục (1), tr.10-13.
10. Nguyễn Trọng Hoàn (2003), Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn chương. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
11. Nguyễn Thanh Hùng (2000), Hiểu văn dạy văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 12. Nguyễn Thanh Hùng (2002), Đọc và tiếp nhận văn chương. Nxb
Giáo dục, Hà Nội
13. Đặng Thành Hƣng (2005), Dạy học hiện đại- lí luận, biện pháp, kĩ thuật. Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
14. Nguyễn Thị Thanh Hƣơng (1998), Phương pháp tiếp nhận tác phẩm văn học ở trường PTTH. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
89
thông. Nxb Đại Học Quốc Gia, Hà Nội.
16. Nguyễn Kỳ (1995), Phương pháp giáo dục tích cực lấy người học làm trung tâm. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Lê Đình Kỵ (1998), Phê bình nghiên cứu văn học. Nxb Giáo dục, Hà Nội 18. Đặng Thanh Lê (1979), Giảng văn truyện Kiều. Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
19. Đặng Thanh Lê (1978), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm. Nxb Sự
thật.
20. Lê Xuân Lít (2001), Tìm hiểu từ ngữ truyện Kiều. Nxb Đại học quốc
gia TP. Hồ Chí Minh.
21. Nguyễn Lộc (1978), Văn học Việt Nam nửa cuối TK XVII-nửa đầu TK XIX. Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
22. Phan Trọng Luận (1977), Phân tích tác phẩm văn học trong nhà trường. Nxb Giáo dục.
23. Phan Trọng Luận (1978), Con đường nâng cao hiệu quả dạy văn.
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
24. Phan Trọng Luận (1999), Đổi mới giờ học tác phẩm văn chương ở trường THPT. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Phan Trọng Luận (2001), Phương pháp dạy học văn, tập I. Nxb Đại
Học Sư Phạm, Hà Nội,
26. Phan Trọng Luận (2001, 2002), Thiết kế bài học tác phẩm văn chương ở nhà trường phổ thông. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
27. Phan Trọng Luận (2003), Văn chương bạn đọc sáng tạo. Nxb Đại
Học Quốc Gia, Hà Nội.
28. Phan Trọng Luận (2003), Văn học giáo dục thế kỷ 21. Nxb Đại Học
Quốc Gia, Hà Nội.
29. Nguyễn Phong Nam (2000), Giáo trình tác gia văn học trung đại.
90
30. Phan Ngọc (2007), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều. Nxb Thanh niên.
31. Nguyễn Thanh Sơn (2007), “Biện pháp hạn chế khoảng cách tiếp
nhận của học sinh trung học miền núi trong giờ học giảng văn Truyện Kiều của Nguyễn Du”, luận án tiến sĩ, tr. 80-89.
32. Trần Đình Sử (2003), Đọc văn, học văn. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 33. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp truyện Kiều. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Nguyễn Quảng Tuân (2000), Tìm hiểu Nguyễn Du và Truyện Kiều.
91
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1: PHIẾU THAM KHẢO Ý KIẾN GIÁO VIÊN
Kính gửi các thầy giáo, cô giáo.
Để phục vụ cho việc khảo sát về công tác dạy học văn trong trường THPT, xin các thầy cô vui lòng điền vào phiếu trả lời dưới đây. Chân thành cảm ơn quý thầy cô!
Họ tên giáo viên:……… Trường:………
1.Trong quá trình dạy các trích đoạn Kiều, các thầy cô có quan tâm đến việc cho học sinh thảo luận với nhau không
a. Thường xuyên b. Đôi khi
c. Không quan tâm
2. Đã bao giờ các thầy cô cho học sinh hóa thân vào nhân vật Kiều để nói lên suy nghĩ của bản thân chưa?
a. Thường xuyên b. Đôi khi
c. Chưa bao giờ
3. Để giúp cho học sinh hiểu được các đoạn trích “Truyện Kiều”, các thầy cô thường dùng biện pháp nào?
a. Thuyết giảng b. Giảng bình
c. Đọc nhiều giọng điệu.
4. Khi các thầy cô sử sụng biện pháp đọc nhiều giọng điệu, người đọc thường là:
92 b. Học sinh
5. Biện pháp đọc diễn cảm được các thầy cô sử dụng :