Nguyễn Du là một trong những tác gia lớn trong giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của văn học cổ điển nước ta. Với kiệt tácTruyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thơ ca dân tộc lên một đỉnh cao mới. Nguyễn Du sáng tác Truyện Kiều dựa trên cốt truyện từ Thanh Tâm Tài Nhân của Trung Quốc. Dựa theo tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân không phải vì Nguyễn Du bí đề tài hay không đủ trình độ mà đó là một hình thức “tập cổ” – một cách thể hiện tài năng. Kim Vân Kiều truyện là một cuốn tiểu thuyết chương hồi nhưng Truyện Kiều của Nguyễn Du là một tác phẩm truyện thơ trong đó các nhân vật, tình tiết, ngôn ngữ mang đậm đặc điểm, sắc màu Việt. Tuy hệ thống nhân vật trong Truyện Kiều vẫn được giữ nguyên như trong Kim Vân Kiều truyện nhưng với sự nhạy bén và tinh tế của Nguyễn Du các nhân vật hiện lên thật sinh động và có chiều sâu tâm lí được thể hiện độc đáo, đa dạng: Thúy Kiều, Hoạn Thư…; từ đó tạo điều kiện để các nhân vật bộc lộ tâm trạng. Mượn hệ thống nhân vật từ một tác phẩm rồi từ đó xây dựng một hệ thống nhân vật
37
chân thật mang đậm quan điểm nhân văn là một bước thành công mới so với cách xây dựng nhân vật của các tác giả đương thời: Hồ Xuân Hương, Nguyễn Đình Chiểu…
Truyện Kiều từ cốt truyện, tình tiết, phong tục, phong cảnh đều là của Trung Quốc nhưng không phải Trung Quốc. Nguyễn Du sáng tác truyện Kiều dưới sự nhìn nhận bằng chính cái nhìn của người Việt Nam, cảm nhận nó bằng tâm thức của người Việt (cô Kiều của Nguyễn Du sống nội tâm, cách nhìn và giải quyết vấn đề nhân văn hơn cô Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân). Đồng thời ông cũng thừa nhận, sử dụng cái chung cái chuẩn phổ biến của nhân loại để đánh giá vấn đề, ông không đối lập dân tộc với nhân loại các quan niệm về chữ hiếu, cái đẹp, cái ác, nhân nghĩa… chính vì thế mà ông đã phát hiện và thể hiện thành công cái bản chất Việt Nam từ trong truyện của Thanh Tâm Tài Nhân.
Truyện Kiều đóng một vai trò quan trọng trong sinh hoạt văn hoá Việt Nam. Nhiều nhân vật trong Truyện Kiều trở thành điển hình cho những mẫu người trong xã hội, mang những tính cách tiêu biểu như Sở Khanh, Hoạn Thư, Từ Hải. Khả năng khái quát của nhiều cảnh tình, ngôn ngữ, trong tác phẩm khiến cho quần chúng tìm đến Truyện Kiều, như tìm một điều dự báo. Bói Kiều rất phổ biến trong nhân dân. Ca nhạc dân gian có dạng Lẩy Kiều. Sân khấu dân gian có trò Kiều. Hội họa có nhiều tranh Kiều. Thơ vịnh Kiều nhiều không kể xiết. Giai thoại xung quanh cũng rất phong phú. Tuồng Kiều, cải lương Kiều, phim Kiều cũng ra đời. Nhiều câu, nhiều ngữ trong Truyện Kiều đã lẫn vào kho tàng ca dao, tục ngữ. Từ xưa đến nay, Truyện Kiều đã là đầu đề cho nhiều công trình nghiên cứu, bình luận và những cuộc bút chiến. Ngay khi Truyện Kiều được công bố (đầu thế kỷ XIX) ở nhiều trường học của các nho sĩ, nhiều văn đàn, thi xã đã có trao đổi về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Đầu thế kỷ XX, cuộc tranh luận về Truyện Kiều càng sôi nổi, quan trọng nhất là cuộc phê phán của các nhà chí sĩ Ngô
38
Đức Kế, Huỳnh Thúc Kháng phản đối phong trào cổ xuý Truyện Kiều do Phạm Quỳnh đề xướng (1924).
Với kiệt tác Truyện Kiều, Nguyễn Du thực sự là người khai mở cho một chủ nghĩa, một hệ tư tưởng mới: chủ nghĩa nhân đạo Nguyễn Du. Chủ nghĩa nhân đạo trong Truyện Kiều là tấm lòng thương cảm cho số phận của những con người tài hoa bạc mệnh, những số phận mỏng manh yếu đuối; là khát khao công lí…Cái hơn người của Nguyễn Du ở đây là chủ nghĩa nhân đạo không phải chỉ hướng tới những đối tượng chung chung như các nhà thơ đương thời mà ông hướng tới những đối tượng, bản chất con người cụ thể trong xã hội phong kiến – xã hội mà quyền con người bị chà đạp, bị coi khinh; hơn hết đó chính là những người phụ nữ. Nguyễn Du thấu hiểu những vấn đề đó để rồi ông khai triển cho mình một tư tưởng mới, một chủ nghĩa mới. Ông xứng đáng là người có vị trí quan trong trong việc khai mở một chủ nghĩa, một tư tưởng để các nhà thơ, nhà văn hậu bối tiếp thu, sáng tạo.
Trải qua bao lần thay đổi, cải cách chương trình phổ thông, Nguyễn Du và Truyện Kiều vẫn được học với tư cách là một tác gia lớn, một tác phẩm bất hủ. Trong các tác gia trung đại, Nguyễn Du bao giờ cũng có một sự ưu ái đặc biệt.Từ bậc tiểu học các em học sinh đã được tiếp cận các câu Kiều, bậc THCS được tiếp xúc nhiều hơn với các đoạn trích, sang đến bậc THPT, một lần nữa các em lại được học tác giả Nguyễn Du cùng bốn đoạn trích : Trao duyên;
Nỗi thương mình; Thề nguyền; Chí khí anh hùng. Điều đó cho thấy được tầm
quan trọng và sức hấp dẫn lan tỏa của Truyện Kiều trong tâm hồn mỗi con người Việt Nam.
Với những đóng góp vĩ đại của mình, năm 1965, Nguyễn Du chính thức được Nhà nước làm lễ kỷ niệm tôn vinh, tưởng nhớ; Hội đồng hoà bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hoá thế giới. Nhà lưu niệm Nguyễn Du được xây dựng ở làng quê ông xã Tiên Điền. Trường viết văn đào tạo những cây bút mới được mang tên ông.
39