Các biện pháp dạy học theo hướng đối thoại

Một phần của tài liệu dạy học các đoạn trích truyện kiều ở trung học phổ thông (chương trình ngữ văn lớp 10) theo hướng đối thoại (Trang 53 - 112)

2.2.2.1. Tổ chức cho học sinh hoạt động nhóm về các vấn đề của đoạn trích

Nhóm được hiểu ở mức đơn giản là tập hợp những cá thể lại với nhau theo những nguyên tắc nhất định, giải quyết những vấn đề trong những thời gian xác định phụ thuộc vào số người, nhiệm vụ và sự tương tác của các thành viên. Theo hướng đi này người học được cuốn hút vào các hoạt động học tập do giáo viên tổ chức chủ đạo, hướng đạo. Người học sinh không bị động tiếp thu sự truyền giảng của thầy như trước đây mà chủ động, tự giác, tích cực.

Về cách thức, giáo viên có thể chia học sinh thành từng nhóm nhỏ ( theo tổ hoặc theo bàn), cùng thảo luận, trao đổi vấn đề mà giáo viên đưa ra. Sau đó, mỗi nhóm cử một đại diện lên trình bày. Các nhóm khác lắng nghe và phát biểu nhận xét, bổ sung, thậm chí tranh luận, bác bỏ. Mỗi nhóm phải trình bày sao có tính thuyết phục để bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên tham gia định hướng, khái quát kịp thời và điều khiển để cuộc đối thoại không biến thành cuộc tranh cãi khiến giờ học trở nên căng

55

thẳng. Những cuộc đối thoại như vậy có tác dụng rèn cho học sinh thói quen hợp tác với bạn trong quá trình học tập, tự đánh giá, điều chỉnh vốn tri thức của bản thân trong quá trình thảo luận. Qua đối thoại, học sinh rèn luyện được kĩ năng nói, phát biểu trước tập thể, tăng cường tinh thần trách nhiệm, sự tự tin, kích thích sự chủ động sáng tạo của các em.

Phạm vi: nhóm, tổ, lớp sẽ tạo môi trường giao tiếp ở từng mức độ lớn dần, người học sinh theo từng mức độ đặt trong những tình huống chủ động thể hiện được mình trong chừng mực phản biện, bảo vệ, bác bỏ, tiếp nhận với tư cách chủ thể.

Về nội dung, đối thoại trong quá trình tiếp nhận văn học ở nhà trường là đối thoại dựa trên sự cảm thụ tác phẩm một cách cá nhân, sáng tạo. Ở đây, học sinh đọc tác phẩm (bản thể thẩm mĩ) là để đối thoại với tác giả (chủ thể thẩm mĩ) về giá trị nghệ thuật của những kí hiệu ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật, tính cách nhân vật, tình huống, cảm xúc… và đối thoại với chính mình để xác lập mối quan hệ giữa ý đồ sáng tác của tác giả và những yếu tố nghệ thuật của tác phẩm với tri thức, kinh nghiệm của chính bản thân mình. Trên cơ sở đó, học sinh lại tiếp tục đối thoại với giáo viên, với các học sinh khác để được tiếp xúc với những quan niệm, điểm nhìn, cách lí giải khác, để được nghe nhiều tiếng nói, giọng điệu khác, tức là được tham gia trực tiếp vào một cuộc đối thoại lớn, nhiều chiều.

Chẳng hạn khi giảng đoạn trích Nỗi thương mình, giáo viên có thể cho học sinh thảo luận nhóm (theo tổ hoặc theo bàn) về hai vấn đề:

- Ngôn ngữ diễn đạt tinh tế của Nguyễn Du khi miêu tả thiên nhiên để bộc lộ tâm trạng con người.

- Tâm trạng nàng Kiều trong cảnh lầu xanh.

Sau đó cử đại diện lên trình bày. Các nhóm sẽ tranh luận, bổ sung ý kiến cho nhau để làm sáng tỏ vấn đề. Giáo viên trên cơ sở đó, sẽ định hướng mở cho các em.

56

Giáo viên có thể sử dụng ngay câu hỏi trong sách giáo khoa cho học sinh thảo luận nhóm. Ví dụ câu hỏi trong mục tìm hiểu bài đoạn trích Nỗi thương mình:

Trong cuộc tái ngộ, Kim Trọng nói với Kiều : “Như nàng lấy hiếu làm

trinh/ Bụi nào cho đục được mình ấy vay?”. Theo anh chị, đoạn trích này có thể góp phần lí giải câu nói đó như thế nào.

Giáo viên sẽ cho các em thảo luận theo nhóm bốn người nêu lên cảm nhận, suy nghĩ của mình. Tuy nhiên vẫn phải đảm bảo một giờ học diễn ra dân chủ dưới sự định hướng của người thầy.

2.2.2.2. Tăng cường vận dụng các câu hỏi phát huy trí tưởng tượng của học sinh

Trong hoạt động cảm thụ, vai trò của tưởng tượng là không thể thiếu. Tưởng tượng tái tạo càng chân xác, càng hoàn chỉnh, càng có tính chất trọn vẹn càng tạo điều kiện cho người đọc đi vào linh hồn tác phẩm một cách vững chắc, nhanh nhạy…. Tưởng tượng là chiếc cầu nối bạn đọc với người sáng tác. Khi tưởng tượng tái hiện, học sinh sẽ dựng lại cuộc sống trong tác phẩm như cảnh sống thực với những con người thực đi đứng, nói năng, với những cảnh đời sinh động, người đọc như đang trực tiếp chứng kiến, gần gũi, trò chuyện với các nhân vật và được bày tỏ ý kiến của mình. Nói cách khác, học sinh đang giao lưu, đối thoại với tác giả, tác phẩm.

Tưởng tượng tái hiện cũng là một hoạt động đối thoại. Lao động của nghệ sĩ chỉ có hiệu lực nếu được lao động của người đọc bổ sung và tiếp tục thêm. Như vậy, người đọc là người cộng sự đắc lực cho người sáng tác, cùng đồng sáng tạo với nhà văn. Tưởng tượng nâng tâm hồn, suy nghĩ người đọc đến gần với người viết, giao tiếp cùng tác giả. Tưởng tượng giúp sự cảm thụ tác phẩm của người đọc trở nên sâu sắc.

Cách thức: Trong các tiết đọc văn giáo viên tăng cường đưa ra các câu hỏi tưởng tượng kích thích sự liên tưởng, tò mò của học sinh. Có thể yêu cầu

57

học sinh hãy tưởng tượng khung cảnh chia ly của Kiều và Từ Hải sau nửa năm chung sống với nhau gắn bó. Hoặc tưởng tượng ra cảnh Kiều cô đơn một mình ở lầu xanh trong đoạn trích “ Nỗi thương mình”, hay cảnh Kiều thao thức, trăn trở khi phải trao duyên cho em…

2.2.2.3. Cho học sinh đóng vai và nói lên cảm nhận của mình, các học sinh

khác lắng nghe, đóng góp ý kiến

Hình thức đóng vai tác giả là một trong những điều kiện để giúp học sinh gần hơn, hiểu hơn về tác giả, vừa cảm nhận giọng điệu riêng của tác giả qua tác phẩm, vừa tạo được hiệu quả giao cảm với tác giả ở từng học sinh. Xác định học sinh là chủ thể cảm thụ, nhận thức tác phẩm tức là học sinh phải được trực tiếp đối diện với tác phẩm và từ đó có nhu cầu và niềm say mê thưởng thức một cách sáng tạo tác phẩm. Như vậy, học sinh không chỉ đọc, sáng tạo lại hình tượng tác phẩm thành hình tượng của mình, mà qua đó, các em còn có thể nghe được tiếng nói, giọng điệu, cảm nhận được cái nhìn của nhà văn về cuộc sống, con người. Các em buồn nỗi buồn, vui niềm vui của nhà văn; bị nhà văn thuyết phục hoặc tranh luận với nhà văn.

Đặt mình vào vai tác giả, học sinh trao đổi, tranh luận với bạn đọc (các học sinh khác) về những sự kiện, tình huống được xây dựng trong tác phẩm hoặc được bộc lộ thái độ tình cảm đối với nhân vật, phát biểu quan điểm của mình (trong vai trò tác giả) trước các hiện tượng đời sống được miêu tả. Đóng vai tác giả là một trong những biện pháp đối thoại giúp học sinh gần gũi và cảm nhận quan điểm của tác giả một cách đồng cảm, bình đẳng hơn; học sinh vừa nghe được tiếng nói của tác giả, vừa đối thoại với tác giả bằng nhận thức của mình. Đặt mình vào vai trò tác giả, học sinh sẽ trình bày, và sau đó, trao đổi, tranh luận với bạn đọc (các học sinh khác) về ý đồ sáng tác, về kết cấu và những sự kiện, tình huống, nhân vật trong tác phẩm, về quan điểm của mình trước hiện thực được miêu tả, phản ánh

58

trong tác phẩm… Trong vai trò tác giả, học sinh có thể biểu lộ tiếng nói đồng tình, thuyết minh cho tác giả khi đối thoại với bạn đọc.

Ví dụ: Tại sao tôi (Nam Cao) lại chuyển tên tiểu thuyết từ Chết mòn

thành Sống mòn; Vì sao tôi (Ngô Tất Tố) chỉ có thể kết thúc tác phẩm Tắt đèn bằng hình ảnh “trời tối đen như mực”…) và ngược lại, có thể biểu lộ một tiếng nói khác với quan niệm của tác giả: nếu là nhà văn Ngô Tất Tố, tôi sẽ không để chị Dậu bán con mà để chị tự bán mình như nhân vật Phăng-tin trong tác phẩm Những người khốn khổ của đại văn hào Pháp V. Huy-gô; Nếu là V. Huy-gô, tôi sẽ xây dựng hình tượng thanh tra Gia-ve không đến nỗi đáng ghét như thế…

Đóng vai nhân vật góp phần giúp học sinh thấu hiểu, thông cảm với cảnh ngộ, tâm trạng, thái độ, hành động… của nhân vật khi mang tiếng nói của nhân vật đến với bạn đọc, đồng thời bộc lộ được xu hướng đánh giá nhân vật (đồng tình hay phản đối) của học sinh. Mức độ đơn giản của hình thức này là học sinh đọc phân vai: giáo viên chọn một đoạn tiêu biểu trong tác phẩm có nhiều đối thoại giữa các nhân vật, phân công mỗi học sinh thể hiện lời thoại một nhân vật sao cho phù hợp với tính cách của nhân vật đó và hoàn cảnh xuất hiện trong văn bản của nhân vật đó. Qua sự thể hiện diễn cảm của học sinh, các nhân vật như bước ra từ trang sách, họ không chỉ đối thoại với các nhân vật khác trong tác phẩm mà còn như đang đối thoại với những người đang nghe họ nói. Đây là biện pháp dạy học quen thuộc nhưng rất lí thú, dễ tạo được hiệu ứng cảm thụ trực tiếp cho học sinh. Đặc biệt khi các em đọc phân vai một cách diễn cảm sẽ tạo ấn tượng mạnh, tạo cảm xúc cho người nghe, đem lại hiệu quả cho việc tiếp thu bài học như vào vai nhân vật cái Tý trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ” (Tắt

đèn – Ngữ văn lớp 8), vào vai các nhân vật Huấn Cao, viên quản ngục trong

Chữ người tử tù (Ngữ văn lớp 11)…

59

nhân vật nhưng không lặp lại lời thoại trong tác phẩm mà để học sinh (nhân vật) phát biểu suy nghĩ về con người, hoàn cảnh, sự kiện, tình huống… trong tác phẩm theo quan niệm chủ quan của mình.

Ví dụ: Nếu trong hoàn cảnh của Mỵ (Vợ chồng A Phủ - Ngữ văn lớp 12) khi thấy A Phủ bị trói, bạn có hành động như Mỵ không? Nếu là nhân vật người đàn bà hàng chài trong truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa, bạn có chấp nhận chịu những trận đòn dã man để đổi lấy việc có một người đàn ông trong gia đình không? Hãy nhập vai Liên (trong truyện ngắn Hai đứa trẻ) để kể về những cảm xúc, ấn tượng của những người dân phố thị đợi chuyến tàu đêm như đợi một niềm hi vọng ngắn ngủi, mong manh…

Áp dụng biện pháp trên vào giảng dạy các đoạn trích Truyện Kiều, chúng ta có thể đưa ra rất nhiều tình huống giúp học sinh hóa thân vào tác giả, nhân vật. Chẳng hạn như:

Nếu trong hoàn cảnh của Kiều, trước biến cố lớn xảy ra trong gia đình như vậy, em sẽ làm gì? Nếu là Thúy Vân, em có chấp nhận lời trao duyên của chị không, khi mà quyết định trao gửi tất cả tình yêu rồi mà chị còn nói “Duyên này thì giữ vật này của chung”?

Tùy vào mục đích của bài học mà giáo viên sẽ đưa ra các tình huống khác nhau, để các em nói lên suy nghĩ của bản thân. Học sinh sẽ đưa ra những quan điểm khác nhau tùy thuộc vào cảm nhận của mỗi người. Các em sẽ cơ hội bảo vệ, khẳng định, thuyết phục ý kiến của mình với tất cả các bạn trong lớp. Điều này sẽ giúp các em nắm bắt được bài học một cách sâu sắc đồng thời cũng nâng cao năng lực cảm thụ văn chương, năng lực tiếp nhận, đánh giá một vấn đề

2.2.2.4. Cho học sinh phát biểu cảm tưởng của mình về tác giả, tác phẩm, có sự phản biện của người nghe (các học sinh khác)

Học sinh có thể phát biểu suy nghĩ của mình với nhân vật nào đó trong tác phẩm mà các em yêu thích hay tạo nhiều ấn tượng nhất, cũng có

60

thể bày tỏ với tác giả hoặc bè bạn những ý kiến, những bức xúc, thắc mắc của mình về tác phẩm. Điều quan trọng là qua đó học sinh được đối thoại với cảm xúc của chính mình.

Qua việc cho học sinh phát biểu suy nghĩ của mình về tác giả, tác phẩm hay một hiện tượng, sự kiện văn học, giáo viên cũng có thể so sánh, đối chiếu những cách tiếp nhận khác nhau ở từng học sinh, từ đó nắm bắt tư tưởng, nhận thức của học sinh để định hướng, bổ sung hoặc điều chỉnh bài giảng của mình một cách thích hợp.

Ngoài việc bồi dưỡng cho học sinh năng lực cảm thụ văn học, năng lực đánh giá, tự nhận thức, tự bộc lộ, hình thức cho học sinh phát biểu suy nghĩ khi thảo luận còn rèn luyện cho học sinh kĩ năng viết văn, kĩ năng phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm, về một hay nhiều nhân vật, là những kĩ năng hiện đang rất cần để nâng cao chất lượng dạy học văn nói chung. Nhiều suy nghĩ rất sáng tạo, táo bạo của học sinh có lẽ không bao giờ có thể xuất hiện trong những bài kiểm tra làm văn nhưng lại được thể hiện một cách rất tự nhiên trong những lần phát biểu suy nghĩ.

Vd: “Bạn M. cho rằng trong nhân vật Trọng Thuỷ có hai con người: một

con người của tội ác và một con người của tình yêu chân thành. Nghe thì cũng có vẻ có lí nhưng sao tôi đọc đi đọc lại vẫn không thể phát hiện được con người thứ hai của Trọng Thuỷ. Trong cảm nhận của tôi, Trọng Thuỷ trước sau vẫn chỉ là một tên gián điệp nham hiểm, một kẻ lừa tình táng tận lương tâm. Để Trọng Thuỷ lao đầu xuống giếng tự vẫn, đó là tư tưởng nhân đạo của nhân dân ta chứ không phải vì Trọng Thuỷ là con người của tình yêu chung thuỷ”.

Khi giảng Truyện Kiều, giáo viên có thể cho các em phát biểu suy nghĩ về các nhân vật trong đó. Chẳng hạn khi tranh luận về nhân vật Thúy Vân, có em cho rằng Thúy Vân là một cô gái hiền lành, ngoan ngoãn, nghe lời. Sẵn sàng chấp nhận thay chị nối duyên với Kim Trọng cũng là một sự hi sinh cao

61

cả Thúy Vân. Có em lại bộc lộ thái độ không thích, thậm chí là ghét Thúy Vân, bởi cho rằng: “Cô Thúy Vân kia sao mà vô tâm đến thế. Trong khi nhà

đang xảy ra chuyện hệ trọng như vậy mà vẫn có thể ngủ say như thường. Một con người không có lương tâm, không có trách nhiệm với gia đình, vô cảm trước những nỗi đau của người khác.” Các em có thể tự do nêu lên quan

điểm, bảo vệ quan điểm của mình trong một không khí học tập dân chủ. Tuy nhiên vẫn cần phải có sự định hướng của giáo viên để học sinh không bị sa đà vào cuộc tranh luận dẫn tới không có điểm dừng

Tóm lại, các hình thức đối thoại trong quá trình tìm hiểu tác phẩm văn chương hết sức đa dạng. Tuy nhiên, không phải nói đối thoại thì chỗ nào cũng đối thoại. Không nhất thiết là các hình thức ấy tiến hành tất cả trong một giờ học. Giáo viên tuỳ thuộc vào từng công đoạn, các tình huống của giờ học để tổ chức đối thoại. Đặc điểm, tính chất, trình độ tiếp nhận của học sinh mỗi lớp khác nhau, đồng thời đặc điểm thể loại tác phẩm cần đọc hiểu cũng khác nhau, giáo viên cần biết lựa chọn, vận dụng hình thức nào cho thích hợp, cho đạt hiệu quả cao nhất. Và tất nhiên, dạy học theo hướng đối thoại không phải là tối ưu hay độc nhất.

62

CHƢƠNG 3 THỰC NGHIỆM 3.1. Mục đích thực nghiệm

Thực nghiệm là hình thức kiểm chứng lại những giả thiết, những tư tưởng khoa học đã đề ra. Thực nghiệm của luận văn nhằm tìm kết quả đối chứng, khẳng định tính khả thi của việc dạy học theo hướng đối thoại các đoạn trích Truyện Kiều ở trường phổ thông; góp phần đổi mới phương pháp dạy học, bồi dưỡng, phát triền năng lực cho học sinh.

3.2. Yêu cầu thực nghiệm

Giáo án và quá trình thực nghiệm phải thể hiện được tương đối rõ nét việc vận dụng các biện pháp dạy học theo hướng đối thoại vào thực tế dạy học; đồng thời quá trình vận dụng đó cũng phải thể hiện được những hiệu quả bước đầu trong việc phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh

Một phần của tài liệu dạy học các đoạn trích truyện kiều ở trung học phổ thông (chương trình ngữ văn lớp 10) theo hướng đối thoại (Trang 53 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)