Chƣơng trình khuyến khích sử dụng bao cao su

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 45 - 47)

Những luận cứ của chương trình này là từ các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV hiệu quả với chi phí thấp. Người ta ước tính rằng nếu 1.000 BCS được bán và sử dụng trên thị trường, thì có thể dự phòng cho 3 trường hợp lây nhiễm HIV/AIDS. Chương trình khuyến khích sử dụng BCS được nhiều nước áp dụng và có kết quả tốt [110].

Tại Thái Lan, khi nhận thức được rằng có 25% đàn ông Thái Lan có QHTD với PNBD và tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm PNBD của nước này khá cao, gần tới 30%, Thái Lan đã triển khai chương tình 100% BCS. Khi chương trình 100% BCS được triển khai, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm này giảm xuống một cách đáng kể. Năm 2005, tại Thái Lan ước tính có khoảng 580.000 người nhiễm HIV. Chủ yếu các trường hợp nhiễm HIV ở Thái Lan là qua QHTD khác giới (chiếm 80%). Thái Lan đã xây dựng và đẩy mạnh chương trình 100% sử dụng BCS trong các cơ sở có hoạt động mại dâm. Năm 1989, chương trình được thử nghiệm lần đầu tiên và được triển khai trên toàn quốc vào năm 1991. Kết quả tỷ lệ sử dụng BCS tăng lên một cách nhanh chóng: từ 14% năm 1989 lên đến hơn 90% năm 1994, số ca mắc các bệnh LTQĐTD trên phạm vi toàn quốc giảm mạnh từ 410.406 ca năm 1987 xuống còn 27.362 ca năm 1994. Tỷ lệ nhiễm HIV giảm trong hầu hết các nhóm như phụ nữ mang thai (từ 2,35% trong năm 1995 xuống còn 1,18% năm 2003). Thái Lan

là nước triển khai chương trình BCS rất sớm và các báo cáo gần đây cho thấy tỷ lệ nhiễm HIV ở Thái Lan không gia tăng như các năm trước đây và đang có xu hướng giảm xuống ở một số nhóm đối tượng [12], [91].

Tại Campuchia chương trình 100% BCS được triển khai vào năm 1998 và hiện nay chương trình này đã được triển khai ở tất cả các tỉnh của Campuchia. Qua điều tra người ta thấy rằng tỷ lệ sử dụng BCS trong nhóm PNBD tại Campuchia tăng từ 15% lên tới 78% và tỷ lệ nhiễm HIV có chiều hướng giảm xuống trong nhóm PNBD [110], [111].

Ở Việt nam chương trình khuyến khích sử dụng 100% BCS được triển khai thí điểm tại tại tỉnh Quảng Ninh năm 2000, sau đó được mở rộng ở Hà Tây, Đồng Nai và Thanh Hóa năm 2001 do chính phủ Luxembourg tài trợ thông qua Tổ chức Y tế thế giới. Theo báo cáo của Bộ Y tế, số lượng BCS bán được đã tăng lên đáng kể tại các tỉnh này: tại Quảng Ninh, lượng BCS qua tiếp thị xã hội đã tăng lên 74,56%; Hà Tây đạt 89,44%. Hơn 60% PNBD tại Hà Tây và 55,2% tại Quảng Ninh đã được khám và điều trị STIs. Các chủ nhà hàng khách sạn quán bar tại các tỉnh, thành thố này đã tích cực tham gia chương trình với tỷ lệ tương ứng: Cần Thơ là 78,72%; Hà Tây 88,8%; Đồng Nai 62,03%. Thống kê qua 5 năm (2000 - 2005) đã có 5.948.265 BCS được phát miễn phí, đồng đẳng viên và các cơ sở y tế là những nơi phân phát chủ yếu với số lượng BCS được phát ra chiếm 45,5% và 27,3% tổng số BCS đã phát. Mạng lưới cộng tác viên và nhà thuốc cũng đóng vai trò nhất định trong việc phân phát và bán BCS. Đến năm 2008 Chương trình khuyến khích sử dụng 100% BCS được triển khai trên 58 tỉnh, thành phố; 314/639 (49%) quận/huyện: 3.227/9.899 (32,5%) xã/phường; phát miễn phí 12.874.493 BCS bán qua tiếp thị xã hội 31.627.872 chiếc, hầu hết số BCS được cung ứng từ các dự án Quốc tế.

Đến nay, Chương trình khuyến khích và sử dụng 100% BCS đã được triển khai 63/63 tỉnh, thành phố và hầu hết các quận/huyện, xã/phường. Riêng trong năm 2012, Chương trình đã phân phát khoảng 18 triệu chiếc BCS miễn phí [15].

Chương trình khuyến khích sử dụng BCS là chương trình dự phòng lây nghiễm HIV hiệu quả với chi phí thấp. Chương trình này không chỉ đơn thuần là việc cung cấp sử dụng BCS mà nó còn bao gồm nhiều thành tố từ việc nâng cao nhận thức của người dân về chương trình này, phân phối BCS, giáo dục đồng đẳng và khám chữa bệnh STIs [42], [50].

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)