Chƣơng trình trao đổi bơm kim tiêm sạch

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 47 - 50)

Chương trình phân phát BKT sạch hoặc trao đổi BKT được triển khai tại Châu Âu năm 1982, đến nay chương trình được nhân rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới, là một trọng tâm của hoạt động can thiệp giảm thiểu tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho người NCMT. Tại Australia, chương trình trao đổi BKT sạch đã triển khai ở 103 thành phố, theo những dữ liệu phân tích được, đến năm 2000 Australia đã dự phòng cho 25.000 trường hợp khỏi nhiễm HIV, 21.000 trường hợp khỏi nhiễm viêm gan B; đến năm 2010 sẽ dự phòng cho 5.000 trường hợp có nguy cơ chết do HIV/AIDS [30], [75].

Qua tổng hợp từ 23 nghiên cứu thực địa trên thế giới về 18.144 người sử dụng ma túy (13.164 người NCMT và 4.980 người sử dụng ma túy nhưng không tiêm chích) cho thấy: từ 3 - 6 tháng sau khi tham gia vào chương trình can thiệp cung cấp BKT sạch, 72% trong số những người tiêm chích đã ngừng sử dụng BKT hoặc giảm tần suất TCMT. Trong số những người tiếp tục tiêm chích, gần 60% đã dừng hoặc giảm hẳn việc sử dụng lại BKT. Tại Rio De Janeiro, kể từ khi chương trình phân phát miễn phí BKT được triển

khai, mức độ lan truyền HIV trong nhóm NCMT đã giảm từ 25% xuống còn 8% [12], [89].

Tính đến cuối năm 2008, trên thế giới đã có ít nhất 77 Quốc gia triển khai các chương trình trao đổi BKT sạch, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm người NCMT trên thế giới đang giảm mạnh nhờ vào các chương trình CTGTH như chương trình trao đổi BKT nhằm kiềm chế sự lây lan của HIV. Chương trình trao đổi BKT rất có hiệu quả trong việc làm giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm người NCMT. Ví như ở Ấn Độ, trong vòng 3 năm các chương trình trao đổi BKT đã góp phần làm tỷ lệ lây nhiễm trong nhóm người NCMT từ 81% xuống còn 58%. Còn ở Brazin các báo cáo cho thấy tỷ lệ lây nhiễm HIV ở người NCMT đã giảm 62% nhờ có chương trình trao đổi BKT [98].

Tại Việt Nam, chương trình trao đổi BKT sạch được triển khai thí điểm vào năm 1993 tại Quận 1 - TP Hồ Chí Minh và Quận Đống Đa - TP Hà Nội từ năm 2004 đến năm 2007, phát miễn phí tăng hàng năm với tổng số 1.197.000 chiếc BKT sạch nhưng vẫn rất thấp so với nhu cầu của đối tượng đích. Đến nay, chương trình này được triển khai và nhân rộng ở một số tỉnh, thành phố. Theo báo cáo của Cục Phòng, chống HIV/AIDS - Bộ y tế, tính đến năm 2009 có 1.522/11.014 xã của 218/696 huyện (chiếm 13,7% số xã; 31,3% số huyện) trên 46 tỉnh/thành triển khai chương trình trao đổi BKT sạch. Trong năm 2009 số BKT phát miễn phí cho đối tượng NCMT là 25.311.580 chiếc. Năm 2009, đã thu hút 6.636 tuyên truyền viên đồng đẳng và 8.582 cộng tác viên tham gia các hoạt động CTGTH. Chương trình cung cấp và trao đổi BKT sạch đã góp phần làm giảm tỷ lệ dùng chung BKT trong nhóm người NCMT, giảm tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm NCMT từ 29,3% năm 2002 - 2003 xuống còn 19,6% năm 2009 và tiếp tục giảm còn 11,6% năm 2012 và 10,3% năm 2013 [12], [16].

Tại Thành phố Hải Phòng Chương trình này được triển khai từ năm 2006, số BKT phân phát tăng dần qua các năm cho người NCMT. Trong năm 2007 số lượng BKT trao đổi và phân phát tăng gấp khoảng 3,5 lần so với năm 2006. Tuy nhiên do đặc điểm phân bố tỷ lệ người NCMT tại 06 quận/huyện khác nhau, nên độ bao phủ về chương trình trao đổi BKT còn hạn chế. Có những tỉnh/thành tỷ lệ nhiễm HIV cao như Quảng Ninh nhưng độ bao phủ chương trình trao đổi BKT sạch chỉ khoảng 10% số xã/phường. Năm 2006 tỉnh Thanh Hóa cũng được triển khai chương trình trao đổi BKT sạch. Tuy nhiên, qua một số báo cáo cho thấy, người nhiễm HIV trong nhóm NCMT ở Thanh Hoá vẫn tiếp tục TCMT với tỷ lệ sử dụng BKT cao. Điều này cho thấy nguy cơ lây truyền từ nhóm người nhiễm HIV ra cộng đồng qua con đường TCMT rất cao như tỉnh Điện Biên nơi mà 96% người nhiễm HIV do dùng chung BKT khi TCMT [12], [13].

Tuy nhiên, cho đến nay khái niệm về chương trình trao đổi BKT sạch vẫn còn mới với người dân, nhất là khu vực miền núi, vùng sâu ở các tỉnh/thành trong toàn quốc dẫn đến sự hiểu biết không đầy đủ, tham gia chưa đúng về mục đích của chương trình, đây là một rào cản lớn đối với chương trình trao đổi BKT sạch. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người NCMT, người nhiễm HIV/AIDS tái hòa nhập cộng đồng đã làm cho hoat động triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại nói chung và chương trình trao đổi BKT sạch nói riêng gặp nhiều khó khăn. Chế độ, chính sách dành cho các đồng đẳng viên (ĐĐV) và cộng tác viên (CTV) tham gia chương trình rất thấp, chủ yếu dưạ vào sự hỗ trợ của các dự án quốc tế. Nhiều địa phương vẫn còn tồn tại hiện tượng các ĐĐV đi phát bơm kim tiêm bị công an bắt giữ hoặc theo dõi để bắt các đối tượng nghiện ma túy. Vì vậy, rất khó tiếp cận người NCMT [15], [50], [55], [67].

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)