Chƣơng trình giáo dục đồng đẳng

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 54 - 55)

Chương trình giáo dục đồng đẳng còn gọi là chương trình tiếp cận cộng đồng là “sự chia sẻ kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm sống giữa những người cùng hoàn cảnh, những người cùng chung một vài đặc điểm kinh tế xã hội nào đó như lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, sở thích nhằm thay đổi hành vi của người đồng đẳng”.

Chương trình giáo dục đồng đẳng là các hoạt động chủ yếu tác động vào đối tượng NCMT nhằm làm giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm này và qua đó làm giảm khả năng lây nhiễm HIV ra cộng đồng. Chương trình giáo dục đồng đẳng nước ta chú trọng đến các hoạt động sau:

- Xây dựng mạng lưới chương trình: Vận động, tuyên truyền cho các cấp chính quyền, các ban ngành phối hợp tham gia; đồng thời vận động, tuyên truyền những người đã từng NCMT tham gia làm thành viên chương trình - gọi là các đồng đẳng viên (ĐĐV). Mạng lưới này cần tập trung xây dựng ở những nơi có nhiều người nghiện ma túy.

- Tuyên truyền về chương trình BKT, tuyên truyền hành vi tiêm chích an toàn ngăn ngừa lây nhiễm HIV. Hình thức tuyên truyền là truyền thông trực tiếp “rỉ tai nhau” với những bạn cùng chích.

- Tham gia phân phát BKT sạch, trao đổi BKT và thu gom BKT bẩn: Đây là hoạt động quan trọng của chương trình giáo dục đồng đẳng. Chỉ những TTVĐĐ mới là người có thể và dễ dàng tiếp cận các nhóm NCMT. Chính họ là người trực tiếp cung cấp và luôn sẵn có BKT sạch để giảm hành vi tiêm chích chung.

- Ngoài ra, Chương trình giáo dục đồng đẳng thông qua mạng lưới ĐĐV có thể giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ khác như: tư vấn và xét nghiệm HIV tự nguyện; chương trình khuyến khích sử dụng BCS; dịch vụ chăm sóc, hỗ

trợ, điều trị cho người NCMT; chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế; các hỗ trợ xã hội khác thông qua việc cung cấp thông tin bằng dịch vụ sức khỏe; đào tạo nghề, hỗ trợ việc làm; tổ chức hoạt động câu lạc bộ cho người NCMT.

Tại nước ta, Chương trình này được triển khai năm 1996 tại 14 tỉnh/thành. Tới năm 2000 đã có 30 tỉnh/thành triển khai hoạt động giáo dục đồng đẳng trên lĩnh vực phòng chống AIDS đã được coi là một trong những biện pháp can thiệp mang tính chiến lược nhằm làm giảm tốc độ lan truyền của đại dịch HIV/AIDS.

Trong một nghiên cứu tại 5 tỉnh/thành phố miền Bắc cho thấy: 87,5% người NCMT trong cộng đồng nhận được thông tin về phòng chống HIV/AIDS và ma túy từ nhóm giáo dục đồng đẳng, tăng tỷ lệ dùng BKT một lần, tỷ lệ làm sạch BKT và tỷ lệ chuyển từ chích sang hút, tăng tỷ lệ dùng BCS khi QHTD, khả năng tiếp cận của nhóm NCMT với các dịch vụ tăng lên. Như vậy, chương trình giáo dục đồng đẳng tỏ ra có hiệu quả và phù hợp với tình hình thế giới cũng như ở nước ta hiện nay [13], [66].

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)