Điều tra trƣớc can thiệp và xây dựng mô hình can thiệp

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 65 - 68)

Chúng tôi tiến hành điều tra cắt ngang trước can thiệp vào năm 2011. Các số liệu được thu thập trong cuộc điều tra này kết hợp với số liệu sẵn có của địa phương, chúng tôi tiến hành phân tích số liệu, mô tả chi tiết thực trạng lây nhiễm, các hành vi nguy cơ lây nhiễm và xác định các yếu tố liên quan đến hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm NCMT. Qua điều tra, chúng tôi nhận thấy rằng, bên cạnh các đặc điểm chung thường gặp trong nhóm NCMT, tại Quảng Nam còn có một nhóm tương đối phổ biến mà chúng tôi gọi là “nhóm Amateur”. Nhóm này là những người trẻ tuổi, mới sa vào nghiện ngập, thường không có nghề nghiệp, bị bạn bè quyến rũ, thích tìm cảm giác lạ đã sa vào nghiện ma túy. Đa số họ nghèo, ít tiền, không đủ mua thuốc. Họ phải hùn nạp với bạn bè và luân phiên được chích. Nếu không có đủ BKT sạch nguy cơ tiêm chích chung rất cao. Bên cạnh đó, nhóm này thường mạnh mẽ trong QHTD do hiệu ứng việc dùng ma túy gây ra trong 2 năm đầu, nếu không thường xuyên dùng BCS đúng cách khi QHTD, hoàn toàn có thể lây nhiễm HIV sang bạn tình và ngược lại. Trên cơ sở phân tích nhóm đối tượng nghiên cứu chúng tôi xây dựng mô hình lý thuyết bao gồm các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV: Truyền thông thay đổi hành vi; phân phát BCS miễn phí; cung cấp BKT sạch; và tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện. Các hoạt động này được chúng tôi triển khai đồng bộ, mạnh mẽ, liên tục suốt 2 năm tại địa bàn nghiên cứu. Hiệu quả mô hình can thiệp được đánh giá thông qua sự thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm và tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong nhóm NCMT sau 2 năm can thiệp.

Hoạt động truyền thông thay đổi hành vi: Trước tiên, chúng tôi tiến hành thành lập và củng cố mạng lưới đồng đẳng viên, cộng tác viên tại các địa

phương nghiên cứu. Mạng lưới này thường xuyên, liên tục đến nhà người nghiện ma túy và các tụ điểm nơi công cộng để tiếp cận đối tượng NCMT, truyền thông trực tiếp cho họ về các hành vi tiêm chích an toàn và tình dục an toàn bằng cách “rỉ tai nhau”. Hoạt động này được triển khai thường xuyên, liên tục suốt 2 năm can thiệp. Bên cạnh đó chúng tôi tăng cường các hoạt động truyền thông đại chúng thông qua kênh truyền hình tỉnh, loa truyền thanh huyện, xã để thường xuyên phát các phóng sự, các tin, bài về phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời, tổ chức các đợt mít tinh cổ động, các đêm lưu diễn văn nghệ lưu động tại các xã, phường với nội dung ngăn ngừa lây truyền HIV/AIDS. Phân phát nhiều loại tài liệu truyền thông về tiêm chích an toàn và tình dục an toàn. Đối với người dân tộc thiểu số NCMT (chiếm 9,8%) trình độ học vấn thấp; trong đó nhiều người chỉ học đến tiểu học, thậm chí mù chữ. Với những người này chúng tôi lựa chọn truyền thông viên là các đồng đẳng viên, cộng tác viên người cùng dân tộc thiểu số dễ tiếp cận và truyền thông trực tiếp, đồng thời tăng cường phân phát các loại tờ rơi bằng hình ảnh.

Hoạt động cung cấp BKT sạch: Tại Quảng Nam, trước đây Chương trình BKT sạch chưa được triển khai trên toàn tỉnh với nhiều lý do khác nhau từ phía các sở, ban ngành. Sau khi tổ chức hội nghị đồng thuận, chúng tôi tiến hành xây dựng và củng cố mạng lưới ĐĐV, CTV tại các xã, phường triển khai ngay chương trình phân phát BKT sạch cho người NCMT. Hoạt động này triển khai song hành với truyền thông trực tiếp về tiêm chích an toàn. Các ĐĐV là những người từng NCMT nhưng đã hoàn lương và tham gia chương trình, ưu tiên lựa chọn những người trẻ tuổi để dễ tiếp cận với “nhóm Amateur”. Các ĐĐV sẽ tiếp cận đối tượng NCMT tại nhà hoặc tại các tụ điểm nơi công cộng để cung cấp BKT sạch và giới thiệu các dịch vụ phòng chống HIV/AIDS. Bên cạnh đó, hoạt động phân phát BKT sạch còn được thực hiện tại trạm y tế xã, hiệu thuốc… Ngoài ra, những người NCMT cũng có thể thu

gom BKT bẩn rơi vãi nơi vỉa hè, góc phố để đổi lấy BKT sạch, cứ 2 cái BKT bẩn đổi 1 BKT sạch.

Tăng cường cung cấp BCS: Đồng thời với việc truyền thông trực tiếp và phân phát BKT sạch, đội ngũ ĐĐV, CTV thường xuyên triển khai phân phát BCS cho người NCMT có nhu cầu QHTD. Hoạt động này được tăng cường mạnh mẽ và liên tục trong suốt 2 năm can thiệp tại các địa phương nghiên cứu. Bên cạnh đó, BCS còn được cung cấp bởi hệ thống y tế, các hiệu thuốc…

Hoạt động tư vấn, xét nghiệm HIV tự nguyện: Do nguồn lực tài chính hạn chế, chúng tôi chỉ mở thêm một phòng TVXNTN do dự án Life-Gap tài trợ bên cạnh 1 phòng đã hoạt động trước đó. Các hoạt động TVXNTN được tập trung triển khai mạnh mẽ với cả hai mô hình: mô hình TVXNTN do khách hàng tự giới thiệu (CITC) và mô hình TVXNTN do thầy thuốc giới thiệu (PITC). Mặc khác, tại các huyện miền núi, vùng sâu, vùng xa, nơi không có phòng TVXNTN, chúng tôi tổ chức các đợt TVXNTN lưu động để tăng cường xét nghiệm HIV và tư vấn dự phòng lây nhiễm HIV cho khách hàng trước và sau xét nghiệm.

Mặc dù, trước đây các biện pháp truyền thông thay đổi hành vi, phân phát BCS miễn phí cũng đã triển khai tại Quảng Nam nhưng mang tính nhỏ lẻ, không đồng bộ, không liên tục. Riêng chương trình trao đổi BKT chưa được triển khai do chưa có sự đồng thuận cao từ chính quyền và các ban ngành, đoàn thể. Trong nghiên cứu này, mô hình can thiệp thông qua các hoạt động được chuẩn bị chu đáo từ khâu lập kế hoạch, vận động chính sách, tạo sự đồng thuận của các tổ chức chính trị-xã hội đến việc triển khai mạnh mẽ, đồng bộ các hoạt động truyền thông thay đổi hành vi, phân phát BCS, trao đổi BKT, tư vấn và xét nghiệm HIV trên tất cả địa phương nghiên cứu suốt 2 năm

can thiệp liên tục. Mô hình chúng tôi cũng có phần khác biệt với một số mô hình như: Mô hình truyền thống, mô hình tiếp cận theo mạng lưới, mô hình hỗ trợ liên tục, mô hình chi trả theo hiệu suất, mô hình MSM trực tuyến.

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 65 - 68)