1) Công tác quản lý rừng và tổ chức quản lý trong 5 năm qua
- Trung tâm đã thực hiện khá tốt công tác quản lý rừng và đất rừng, giải quyết kịp thời và thỏa đáng những tranh chấp, xâm lấn đất đai. Diện tích đất được phủ kín bằng rừng trồng nguyên liệu và rừng tự nhiên khoanh nuôi, độ che phủ của rừng hơn 85% đã nâng cao tác dụng của rừng tới điều hòa nguồn nước suối, hồ đập, chống xói mòn, hạn hán, lũ lụt, sạt lở...
- Trung tâm đã tạo việc làm cho nhiều lao động nhàn rỗi trong địa phương, góp phần xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế, xã hội, ổn định tình hình an ninh chính trị. Ngoài ra, Trung tâm cũng tham gia vào việc chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng tới nhân dân trong địa bàn.
2) Năng suất rừng và tác động môi trường, tác động xã hôi
- Sản lượng rừng chưa cao. Trong những năm vừa qua, Trung tâm đã trồng loài Keo lai sinh trưởng cho năng suất cao, phù hợp với điều kiện lập địa, theo hướng thâm canh.
- Tác động môi trường, xã hội chưa được xem xét đánh giá cụ thể. Qua khảo sát đánh giá sơ bộ cho thấy:
+ Về tác động môi trường: * Tác động tích cực:
. Trồng rừng loài Keo hạt có đặc tính sinh học sinh trưởng và phát triển nhanh, hấp thụ khí CO2 tốt.
. Keo là cây họ đậu, rễ cây cố định đạm tạo độ phì cho đất, rừng giữ được nguồn nước, dòng chảy, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho nhân dân trên địa bàn.
. Rừng trồng có tác dụng ngăn lũ, chống lũ quét, xói mòn của đất, hạn chế giảm màu đất, sô lấp ruộng vườn của dân cư.
* Tác động tiêu cực:
. Vỏ túi bầu cây con bằng polyetylen thải ra khi trồng rừng không được chôn lấp, thải trên mặt đất rừng. Có gây ô nhiễm, nhưng mức độ thấp.
. Có sử dụng phân vô cơ và thuốc phòng trừ sâu, bệnh hại tại vườn ươm nhưng quản lý còn sơ sài.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
. Tạo khói bụi khi xử lý thực bì trồng rừng, nhưng mức độ thấp.
. Khi khai thác, vận xuất tạo nên hiện tượng đất có thời gian bị để trống không có cây, tuy nhiên thời gian này ngắn và vào mùa khô nên đất ít bị xói mòn. Con một số khu khai thác có diện tích chặt trắng >5,0 ha/đám.
+ Tác động xã hội. * Tác động tích cực:
. Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập góp phần vào công cuộc xoá đói giảm nghèo, ổn định tình hình an ninh trật tự tại địa phương;
. Hỗ trợ kỹ thuật trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, dịch vụ phân bón cây giống; . Thay đổi tập quán canh tác trồng rừng quảng canh bằng trồng rừng thâm canh, năng suất cao;
. Tôn trọng quyền của công nhân, thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; Tôn trọng quyền và quan hệ tốt với cộng đồng dân cư trên địa bàn;
. Giúp phần hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội địa phương: Bằng việc hỗ trợ kinh phí duy tu đường dân sinh, các công trình công cộng...
* Tác động tiêu cực:
. Có hiện tượng giảm lưu lượng dòng chảy của một số con suối nhỏ, nhưng chưa gây tác hại đến sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Sơ đồ 3.1: Hệ thống tổ chức quản lý rừng Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo
Phòng hành chính - Quản trị Phòng Quản lý và phát triển rừng Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương Đội sản xuất Đại Đình Đội sản xuất Bản Long Đội sản xuất Tam Quan Trạm sản xuất cây giống và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ
CÁC HỘ NÔNG DÂN VÀ CÔNG NHÂN ĐƢỢC HƢỞNG LỢI TỪ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ
BAN LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM
Phòng Kế hoạch- Tài vụ Phòng chuyển giao TBKTCN Phòng kinh doanh Phòng Quản lý dịch vụ và khai thác du lịch
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
CHƢƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU