Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại trung tâm lâm nghiệp tam đảo - tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 43)

1) Vị trí địa lý: Tam Đảo là huyện miền núi, nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh Vĩnh Phúc. Trung tâm huyện và Trung Tâm lâm nghiệp Tam Đảo đóng trên địa bàn xã Hợp Châu cách thành phố Vĩnh Yên 10km về phía Đông Bắc.

2) Ranh giới hành chính của huyện Tam Đảo.

- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang.

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) và tỉnh Thái Nguyên. - Phía Nam giáp huyện Tam Dương và huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc). - Phía Tây giáp huyện Tam Dương và huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc).

c) Địa hình, địa mạo: Địa hình huyện Tam Đảo tương đối đa dạng, phức tạp, có vùng miền núi và núi cao, có vùng đồi gò, có vùng đất bãi ven sông. Mỗi vùng đều có những điều kiện tự nhiên đặc thù với những thuận lợi, khó khăn khác nhau trong phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

3) Thổ nhưỡng: Theo kết quả điều tra lập địa phục vụ dự án trồng mới 5 triệu ha rừng của tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo gồm có những nhóm đất chính sau:

- Nhóm đất Feralit mùn trên núi trung bình phát triển trên đá phún xuất tinh chua. - Nhóm đất Feralít vùng núi thấp, phát triển trên đá phún xuất tinh chua. - Nhóm đất Feralít vùng đồi và núi thấp phát triển trên đá trầm tích biến chất có kết cấu hạt thô.

- Nhóm đất vùng đồi và núi thấp phát triển trên nhóm đá hỗn hợp.

4) Khí hậu: Chia thành 2 tiểu vùng: Tiểu vùng khí hậu Tam Đảo núi quanh năm mát mẻ, rất thuận tiện cho việc phát triển kinh tế du lịch và hình thành khu nghỉ mát; Tiểu vùng khí hậu vùng thấp mang các đặc điểm khí hậu gió mùa nội chí tuyến vùng Đông Bắc Bắc bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Nhiệt độ trung bình năm 22-230C, nhiệt độ cao nhất vào các tháng 6,7 (280c), thấp nhất vào các tháng 12 và tháng 1 của năm sau (110c).

- Lượng mưa trung bình hàng năm khá cao từ 2.000-2.570 mm. - Độ ẩm tương đối trung bình 85-86 %.

5) Hệ thống sông suối, thuỷ văn: Do cấu trúc địa hình nên Tam Đảo có nhiều suối lớn và khe lạch ở ven chân núi.

6) Các nguồn tài nguyên. - Tài nguyên nuớc

+ Nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu là các sông suối, ao, hồ. Hiện nay, trên địa bàn huyện đã được xây dựng một số hồ nước tương đối lớn phục vụ cho phát triển sản xuất.

+ Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Tam Đảo tương đối dồi dào, đảm bảo chất lượng để khai thác nước sinh hoạt.

- Tài nguyên đất.

Huyện Tam Đảo có tổng diện tích đất tự nhiên là 23.573,1 ha, được phân bổ cho các mục đích sử dụng như sau:

Bảng 3. 1. Hiện trạng cơ cấu sử dụng đất huyện Tam Đảo năm 2010

Loại đất Diện tích (ha) Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 23.573,10 100,00

1. Đất sản xuất nông nghiệp 4.747,67 20,14

2. Đất lâm nghiệp 14.822,21 62,88

3. Đất phi nông nghiệp 3.882,79 16,47

4. Đất chưa sử dụng 120,43 0,51

(Nguồn: Niên giám thống kê năm 2010 của tỉnh Vĩnh Phúc)

- Tài nguyên rừng:

+ Tổng diện tích đất lâm nghiệp của huyện Tam Đảo là 14.822,21ha Trong đó:

+ Diện tích đất có rừng là: 12.048,82 ha, gồm:

* Diện tích rừng tự nhiên: 7.006,66 ha, chiếm 58,15% tổng diện tích đất có rừng * Diện tích rừng trồng: 5.042,16 ha, chiếm 41,85 %

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bảng 3.2. Hiện trạng rừng và đất lâm nghiệp huyện Tam Đảo

Đơn vị tính: ha TT Loại đất loại rừng Tổng diện tích TT Tam Đảo Đại Đình Bồ Hồ Sơn Hợp Châu Minh Quang Tam Quan Yên Dƣơng Đạo Trù Diện tích tự nhiên 23573 214 3451 933 1793 1012 4976 2809 930 7450 I Đất lâm nghiệp 14822 155 2227 277 1061 165 3414 1511 194 5784 1 Rừng tự nhiên 7006 143 1354 281 1180 670 3375 1.1 Rừng lá rộng 7004 141 1354 281 1180 670 3375 a Rừng giàu 222 222 b Rừng trung bình 4493 89 862 63 516 450 2512 c Rừng nghèo 2047 52 211 146 615 202 818 d Rừng phục hồi 241 58 71 49 17 44 1.2 Rừng tre, nứa 1 1.90 2 Rừng trồng 5042 9 594 275 633 119 1469 537 132 1269 2.1 R. có trữ lượng 2282 2 233 119 461 51 396 378 90 548 2.2 R. chưa có trữ lượng 2495 7 329 156 102 41 1051 46 42 717 2.3 Rừng đặc sản 264 30 69 27 20 112 3 3 Đất chưa có rừng 2773 2 278 2 146 46 764 303 61 1139 3.1 Ia 768 2 167 2 49 46 107 118 61 184 3.2 Ib 1444 33 40 562 63 745 3.3 Ic 560 78 56 95 120 210 3.4 Đất khác II Các loại đất khác 8750 59 1223 656 732 846 1561 1297 736 1666

Qua số liệu trên thấy rằng diện tích rừng trung bình và rừng non đang phục hồi chiếm tỉ lệ tương đối cao, phân bố không đều giữa các xã. Diện tích rừng trồng lớn (41,85%). Do những năm gần đây tỉnh làm tốt công tác quản lý bảo vệ và trồng rừng mới nên diện tích đất có rừng ngày một tăng, góp phần nâng cao độ che phủ của rừng trên địa bàn huyện.

- Động vật rừng : Động vật rừng ở đây còn khá phong phú và đa dạng. Mặc dù, quần thể của các loài thú lớn chỉ còn với số lượng ít, nhưng VQG Tam Đảo có thể vẫn còn lưu giữ được nhiều loài thú ăn thịt nhỏ và các loài thú nhỏ khác.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại trung tâm lâm nghiệp tam đảo - tỉnh vĩnh phúc (Trang 40 - 43)