nguyên liệu
4.3.4.1. Kế hoạch khai thác rừng
1) Mục tiêu.
- Đưa rừng đến trạng thái ổn định, năng suất cao và cho phép lợi dụng lâu dài liên tục bằng cách tạo ra kết cấu rừng đều về diện tích và trữ lượng.
- Kết cấu đảm bảo hàng năm đạt lượng tăng trưởng như nhau, khi tiến hành khai thác những lâm phần thành thục với trữ lượng tương đương lượng tăng trưởng thì luôn duy trì vốn rừng (M) ổn định.
- Tối thiểu hoá tác động xấu đến môi trường, xã hội. - Có hiệu quả kinh tế.
- Nằm trong khuôn khổ luật pháp và quy định phù hợp 2) Xác định phương thức khai thác
- Căn cứ xác định:
+ Mục tiêu ổn định sản lượng rừng.
+ Rừng trồng nguyên liệu sản xuất gỗ ván thanh, ván dăm, yêu cầu kích thước nguyên liệu gỗ có đường kính ≥ 13cm.
+ Thị trường tiêu thụ: Nhà máy ván dăm Việt Trì, tỉnh Phú Thọ + Điều kiện địa hình: đơn giản, dốc trung bình.
- Phương thức khai thác được xác định là khai thác trắng toàn diện; sử dụng dụng cụ khai thác thủ công như cưa xăng, búa chặt; vận xuất thủ công, chủ yếu sử dụng xe trâu và kéo lết; vận chuyển đường bộ bằng xe ôtô.
3) Chu kỳ kinh doanh (tuổi khai thác chính)
Tuổi khai thác chính là tuổi thấp nhất có thể tiến hành khai thác tập trung những cây rừng. Tuổi khai thác chính là cơ sở để tính toán lượng khai thác và cũng là cái mốc về không gian và thời gian giữa nuôi dưỡng và lợi dụng rừng.
Như vậy, căn cứ để xác định tuổi khai thác chính cho rừng trồng Keo tai tượng là:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Tuổi thành thục công nghệ cung cấp gỗ dăm và ván thanh: Keo tai tượng ở tuổi 7 tại Trung tâm và hộ gia đình có đường kính trung bình là 14,2 cm, với kích thước này thể đáp ứng được cho việc sản xuất ván thanh, ván dăm.
- Kết cấu rừng: Với kết cấu diện tích rừng Keo tai tượng của Trung tâm như hiện tại thực hiện khai thác rừng tại tuổi 7 là hợp lý nhất nhằm mục đích điều chỉnh dần về mặt kết cấu, đảm bảo cho việc lợi dụng lâu dài và liên tục.
- Tình hình vệ sinh, sinh trưởng của rừng: Rừng trồng Keo tai tượng tại Xí nghiệp ở tuổi 7 sự sinh trưởng có phần chững lại nên khai thác ở tuổi này để thay thế bằng một lớp rừng mới có sức sản xuất cao hơn.
Trên cơ sở những căn cứ trên: Tuổi khai thác chính được xác định là tuổi 7. 4) Nguyên tắc bố trí rừng đưa vào khai thác
- Rừng đạt tuổi khai thác chính.
- Khai thác gần trước - xa sau, dễ trước - khó sau.
- Bố trí khai thác các lô trong khoảnh, hết khoảnh này mới tiến hành sang khoảnh khác. Diện tích các lô khai thác liền kề nhau không vượt 5 ha, không khai thác 2 đám liền kề.
- Phân bố cân đối diện tích rừng khai thác và số công nhân từng đội sản xuất. 5) Kế hoạch khai thác rừng trồng Keo tai tượng theo chu kỳ kinh doanh
Bảng 4.4. Hiện trạng rừng trồng Keo của Trung tâm và hộ gia đình
Tuổi
năm 2011 1 2 3 4 5 6 7
Tổng (ha)
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 Serie s1 122,0 150,5 221,5 348,0 138,7 166,3 267,0 Diện tích(ha) tuổi
- Điều chỉnh sản lượng rừng trồng Keo theo diện tích về trạng thái ổn định theo tuổi: Việc điều chỉnh kết cấu diện tích rừng trồng Keo tai tượng tại atrung tâm là hết sức cần thiết để góp phần vào việc quản lý rừng bền vững. Vì hiện tại rừng trồng Keo tai tượng của Trung tâm có diện tích không đều ở các tuổi, nếu không điều chỉnh sản lượng khai thác hàng năm sẽ mãi mãi không ổn định. Do vậy, sẽ kém bền vững trong quản lý rừng. Điều chỉnh được kết cấu diện tích rừng để dẫn rừng đến trạng thái ổn định, năng suất cao và cho phép lợi dụng lâu dài liên tục bằng cách tạo ra kết cấu rừng đều về diện tích và trữ lượng.
Nếu đảm bảo hàng năm rừng đạt lượng tăng trưởng như nhau, khi tiến hành khai thác những lâm phần thành thục với trữ lượng tương đương lượng tăng trưởng thì luôn duy trì vốn rừng (M) ổn định.
Bảng 4.5: Diện tích thực và diện tích chuẩn kết cấu theo tuổi
Tuổi
năm 2011 1 2 3 4 5 6 7 Tổng
Diện tích thực (ha) 150,5 267,0 348,0 221,5 122,0 138,7 166,3 1414,0 Diện tích chuẩn (ha) 202,0 202,0 202,0 202,0 202,0 202,0 202,0 1414,0
- Trên cơ sở diện tích chuẩn, thực hiện điều chỉnh diện tích khai thác thực tế hàng năm về diện tích diện tích khai thác chuẩn trong chu kỳ 2012 - 2018, được thể hiện ở bảng 4.6:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.6: Điều chỉnh diện tích rừng trồng Keo tai tượng theo tuổi thông qua khai thác rừng Đơn vị tính: ha Năm trồng 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 Cộng Năm khai thác 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 Tuổi năm 2011 7 6 5 4 3 2 1 Diện tích chuẩn 202 202 202 202 202 202 202 1414 Diện tích thực 166,3 138,7 122 221,5 348 267 150,5 1414 Chênh lệch -36,3 -62,7 -80 +19,5 +146 +65 -51,5 0 Khai thác 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 166,3 ha tuổi 7 và 35,7 ha tuổi 6 103 ha tuổi 6 và 99 ha tuổi 5 23 ha tuổi 5 và 179 ha tuổi 4 42,5 ha tuổi 4 và 159,5 ha tuổi 3 188,5 ha tuổi 3 và 13,5 ha tuổi 2 202 ha tuổi 2 51,5 ha tuổi 2 và 150,5 ha tuổi 1 1414 Trồng lại 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 202 ha 202 ha 202 ha 202 ha 202 ha 202 ha 202 ha 1411 + Nhìn vào bảng 4.6 ta thấy:
* Năm 2012: Khai thác 166,3ha ở tuổi 7 và khai thác tiếp 36 ha ở tuổi 6. Và tuổi 6 còn lại 103 ha chừa sang tuổi 7. Trồng lại 202,0 ha vào tuổi 1 sau khi khai thác.
* Năm 2013: Khai thác 103ha ở tuổi 7 và khai thác tiếp 99 ha ở tuổi 6. Và tuổi 6 còn lại 23 ha chừa sang tuổi 7. Trồng lại 202,0 ha vào tuổi 1 sau khi khai thác.
* Năm 2014: Khai thác 23ha ở tuổi 7 và khai thác tiếp 179 ha ở tuổi 6. Và tuổi này còn lại 42,5ha chừa sang tuổi 7. Trồng lại 202 ha vào tuổi 1 sau khi khai thác.
* Năm 2015: Khai thác 42,5ha ở tuổi 7 và khai thác tiếp 159,5 ha ở tuổi 6. Và tuổi này còn lại 188,5ha chừa sang tuổi 7. Trồng lại 202,0ha vào tuổi 1 sau khi khai thác.
* Năm 2016: Khai thác 188,5ha tuổi 7 và khai thác tiếp 13,5 ha tuổi 6. Và tuổi 6 lại 253,5 ha chừa sang tuổi 7. Trồng lại 202,0 ha vào tuổi 1sau khi khai thác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
* Năm 2017: Khai thác 202 ha tuổi 7 và tuổi 7 còn lại 51,5 ha chừa sang tuổi 8. Trồng lại 202,0 ha vào tuổi 1 sau khi khai thác.
* Năm 2018: Khai thác 51,5 ha tuổi 8 và khai thác tiếp 150,5 ha tuổi 7.Trồng lại 202 ha vào 1 sau khi khai thác.
Và đến chu kỳ sau, từ năm 2019 trở đi diện tích khai thác hàng năm sẽ chỉ khai thác ổn định ở tuổi 7 với 202 ha và trồng lại 202 ha vào tuổi 1 ngay sau khi khai thác.
+ Điều chỉnh diện tích khai thác thể hiện bằng biểu đồ theo hình số 4.1 sau: Hiện trạng rừng trồng Keo năm 2011 Diện tích rừng Keo năm 2012
0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 Serie s1 122,0 150,5 221,5 348,0 138,7 166,3 267,0 Diện tích(ha) tuổi
Diện tích rừng keo ban đầu, năm 2011
0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 Serie s1 122,0 202,0 221,5 267,0 103,0 348,0 150,5 Diệ n tích(ha) tuổi Diệ n tích(ha)
Diện tích rừng Keo năm 2011, sau điều chỉnh
Diện tích năm 2012, sau điều chỉnh
0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 Serie s1 202,0 202,0 221,5 267,0 23,0 348,0 150,5 Diện tích(ha) tuổi Diện tích(ha)
Diện tích rừng Keo năm 2012, sau điều chỉnh
0 50 100 150 200 250 300 350 1 2 3 4 5 6 7 Serie s1 202,0 202,0 220,0 267,0 42,5 348,0 150,5 Diện tích(ha) tuổi
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 5 6 7 202,0 202,0 220,0 267,0 202,0 188,5 150,5 Diện tích(ha) tuổi
Diện tích rừng Keo năm 2014, sau điều chỉnh
0 50 100 150 200 250 300 1 2 3 4 5 6 7 202,0 202,0 220,0 253,0 202,0 202,0 150,5 Diện tích(ha) tuổi
Diện tích rừng Keo năm 2015, sau điều chỉnh
0 50 100 150 200 250 1 2 3 4 5 6 7 8 2 0 2 ,0 2 0 2 ,0 2 2 0 ,02 0 2 ,0 2 0 2 ,0 2 0 2 ,0 150,5 Diện tích(ha) tuổi
D iện t í ch r ừng Keo năm 2 0 16 , sau điều chỉnh
51,5 0 50 100 150 200 250 1 2 3 4 5 6 7 2 0 2 2 0 2 2 2 0 2 0 2 2 0 2 2 0 2 2 0 2 Diện tích(ha) tuổi
D iện t í ch r ừng Keo năm 2 0 17, sau điều chỉnh
Hình 4.1: Biểu đồ điều chỉnh diện tích khai thác rừng trồng
Keo tai tượng giai đoạn 2012 -2018 6) Kế hoạch khai thác hàng năm - Xác định trữ lượng hiện tại:
Qua thu thập số liệu do Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo cung cấp và phúc tra thông qua số liệu điều tra ÔTC, đã xác định được trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng tại thời điểm năm 2011, được trình bày tại bảng 4.5:
Bảng 4.7: Trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng năm 2011
Tuổi Diện tích Tổng trữ lƣợng Trữ lƣợng trung
bình 1 ha
4 221,5 9.291 41,95
5 122,0 6.353 52,07
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
7 166,3 15.916 95,70
Tổng 648,5 41.040
Như vậy, Tổng trữ lượng rừng trồng Keo tai tượng năm 2011 của Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo: 41.040 m3.
Trữ lượng trung bình trên 1 ha ở các tuổi được xác định:
Tuổi 4: 41,95m3, Tuổi 5: 52,07m3, Tuổi 6: 68,35m3, Tuổi 7: 95,7m3
. - Xác định trữ lượng và sản lượng khai thác hàng năm trong chu kỳ 2012 - 2018. Từ trữ lượng trung bình 1 ha ở các tuổi năm 2011, dự tính trữ lượng và sản lượng khai thác hàng năm trong chu kỳ điều chế từ 2012 - 2018 theo bảng 4.8 sau:
Bảng 4.8: Trữ lượng và sản lượng khai thác rừng trồng Keo giai đoạn 2012 - 2018
Năm Trữ lƣợng Tổng diện tích khai thác (ha)
Diện tích các tuổi khai thác (ha)
Trữ lƣợng và Sản lƣợng khai
thác (m3)
Tuổi 6 Tuổi 7 Tuổi 8
Diện tích Trữ lƣợng TB/ha Diện tích Trữ lƣợng TB/ha Diện tích Trữ lƣợng TB/ha 2012 44.328 202,0 35,7 68,35 166,3 95,7 18.355 2013 46.662 202,0 99,0 68,35 103,0 95,7 16.623 2014 48.069 202,0 179,0 68,35 23,0 95,7 14.435 2015 52.599 202,0 42,5 68,35 159,5 95,7 18.169 2016 53.491 202,0 13,5 68,35 188,5 95,7 18.962 2017 53.539 202,0 202,0 95,7 19.331 2018 52.130 202,0 150,5 95,7 51,5 123,05 20.740 Tổng 350.818 1414,0 369,7 992,8 51,5 126.617
Qua kết quả tính toán ở bảng 4.8 ta thấy:
- Tổng trữ lượng của rừng trồng Keo tai tượng từ trong chu kỳ điều chế từ năm 2012 - 2018 là 350.818 m3. Trữ lượng giữa các năm không đều, trữ lượng năm lớn nhất là năm 2017 với 53.539 m3, trữ lượng năm thấp nhất là năm 2012 với 44.328 m3.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Từ chu kỳ sau (từ năm 2019 trở đi) Sản lượng khai thác hàng năm về cơ bản sẽ ổn định.
- Tổng sản lượng khai thác trong chu kỳ từ 2012 đến 2018 là: 126.617m3. Trong đó: khai thác 396,7 ha tuổi 6; 992,8 ha tuổi 7 và 51,5 ha tuổi 8. Sản lượng khai thác hàng năm không đều nhau, sản lượng năm khai thác cao nhất là năm 2018 với 20.740 m3, sản lượng năm khai thác thấp nhất là năm 2014 với 14.436 m3
và sản lượng khai thác bình quân hàng năm là 18.088 m3.
7) Kỹ thuật và công nghệ khai thác.
- Hình thức tổ chức khai thác: Chủ rừng được quyền chủ động tổ chức khai thác đúng nội dung của quyết định mở cửa rừng và các quyết định hiện hành.
- Giao nhận hiện trường khai thác: Trước khi tiến hành khai thác chủ rừng phải tiến hành bàn giao hiện trường khai thác, thời gian khai thác, khối lượng hoàn thành cho thi công đúng theo quyết định mở cửa rừng.
- Chuẩn bị khai thác.
- Phát luỗng: Phát dọn sạch thực bì, dây leo bụi rậm bằng dao phát trước khi chặt hạ (gồm cả băng cản lửa để ngăn ngừa cháy rừng đến các lô trồng rừng giáp ranh).
- Làm mới hoặc sửa đường vận xuất, đường vận chuyển và bãi gỗ trong khu khai thác.
- Tổ chức khai thác:
+ Trước khi tổ chức khai thác yêu cầu đơn vị thi công phổ biến an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên trong quá trình tổ chức thi công tránh tai nạn lao động.
+ Khai thác phải đúng địa danh, khối lượng và loại cây theo đúng quy định mở cửa rừng.
+ Chặt hạ: Dùng dao tạ, búa rìu, cưa đơn các loại và một số dụng cụ chuyên dùng khác. Chiều cao gốc chừa chặt bằng 2/3 đường kính gốc (Công nhân phải được huấn luyện kỹ thuật công cụ khai thác và nắm vững quy trình, quy phạm khai thác gỗ, bảo đảm an toàn lao động khi thi công khai thác)
+ Cắt khúc: Chặt hạ xong phải tiến hành cắt khúc, cắt cành ngọn và phân theo từng loại sản phẩm, theo từng mục đích.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
+ Lao seo: Lao bằng máng đất (tận dụng độ dốc của sườn lô). Máng lao được tạo và sửa trước khi vận xuất. Khi lao seo phải báo cho những người làm việc ở gần biết, chỉ được lao dọc gỗ, không lao ngang gỗ đảm bảo an toàn lao động và tránh va chạm làm nứt gỗ.
+ Vận xuất ra bãi 1: Bằng trâu kéo hoặc người mang, kéo vác gồm các công việc: Di chuyển đến nơi có gỗ, vác (kéo) gỗ ra bãi 1, xếp đống thuận tiện cho công việc vận chuyển gỗ.
+ Xếp đống và bốc lên xe vận chuyển bằng thủ công
+ Dọn vệ sinh rừng sau khai thác: Gom nhặt toàn bộ cành, ngọn và vật liệu dễ cháy, diệt trừ các ổ sâu bệnh.
8) Kế hoạch thực hiện
- Thời gian thực hiện kể từ ngày có quyết định phê duyệt
- Mỗi lô rừng khai thác được thực hiện theo đúng quy trình khai thác gỗ và dây chuyền công nghệ.
- Tổ chức khai thác đến từng đơn vị sản phẩm
- Đảm bảo an toàn lao động trong khi thực hiện các bước công việc - Khai thác đến đâu gọn luôn đến đó, không khai thác ngoài thiết kế
- Bảo vệ và bảo quản thường xuyên tại bãi 1 và tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng gỗ.
9) Công tác bảo vệ
- Trước khi có thẩm quyền ra quyết định mở cửa rừng, phải thường xuyên tuần tra canh gác bảo vệ rừng không để lâm tặc chặt phá và phòng cháy rừng.
- Khi tổ chức khai thác tăng cường công tác quản lý, bảo vệ sản phẩm. Bàn giao rừng sau khai thác: Sau khi khai thác xong đơn vị khai thác bàn giao hiện trường cho chủ rừng.
10) Chi phí thực hiện khai thác, vận chuyển: 340.000 đ/m3 ( Đơn giá do Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo cung cấp), bao gồm:
- Thiết kế khai thác: 20.000 đ/m3. - Khai thác: 120.000 đ/m3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
- Vận xuất: 30.000 đ/m3
- Sửa chữa, bảo dưỡng đường: 20.000 đ/ m3 - Vận chuyển: 150.000 đ/m3
11) Kế hoạch vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm.
- Kế hoạch vận chuyển: các đội khai thác đến đâu tự tổ chức vận chuyển ngay đến đó, không để gỗ tồn đọng tại bãi 1 và bãi 2 nhiều hơn 30 m3.
- Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm gỗ hàng năm: Đã được nhà máy ván dăm việt trì thuộc Tổng công ty giấy ký hợp đồng trực tiếp