4.3.5.1. Hiệu qủa kinh tế
Dự báo các chỉ số tính toán hiệu quả kinh tế cho giai đoạn 2012 - 2018: Giả sử tiền ổn định đến năm 2018 với Lãi suất vay: 9%/năm; 10%/năm; 11%/năm.
Với các điều kiện sản xuất kinh doanh trên, kết quả tính toán hiệu quả kinh tế cho trồng rừng như sau:
Chi phí trồng và chăm sóc: 14.000.000 đồng/ha. Chi phí bảo vệ rừng/năm: 150.000/ha
Chi phí khai thác, vận chuyển: 28.000.000 đồng/m3
Sản lượng gỗ m3/ha: 95.7 m3/ha Giá 1m3 gỗ là: 1.500.000 đồng/m3
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
Bảng 4.13: Hiệu quả kinh tế kinh doanh cho 1ha rừng trồng Keo
Lãi vay
Chỉ số 9% 10% 11%
NPV 41.691.638 38.087.285 34.749.071
IRR 22% 21% 20%
BCR 2.13 2.07 2.01
Nhìn vào bảng hiệu quả kinh tế trên cho thấy NPV >0, BCR>1 và IRR > Lãi suất vay, có nghĩa là Trung tâm đầu tư vào trồng Keo là có lãi cụ thể như sau:
- Nếu vay với lãi suất cao nhất là 11% thì trồng 1ha Keo sẽ thu được lợi nhuận là 34.749.071 đồng/ha. IRR là chỉ số cho biết khả năng sinh lời tối đa của 1 chương trình. Trong đó một phần lợi nhuận sẽ được trả cho ngân hàng, ở đây ta thấy tỷ lệ thu hồi vốn nội bộ IRR = 20%> r = 11%. Như vậy phần lãi thuộc về Trung tâm là 9%.
- Nếu vay với lãi suất thấp hơn là 9% và 10% thì phần lãi thuộc về Trung tâm sẽ cao hơn.
Như vậy lựa chọn mô hình trồng Keo cung cấp nguyên liệu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
4.3.5.2. Hiệu quả xã hội
- Giải quyết đủ việc làm cho cán bộ, công nhân viên trong Trung tâm và nhân dân địa phương ổn định, thu nhập và từng bước tăng cao, góp phần xoá đói giảm nghèo, đảm bảo an ninh trật tự trong khu vực.
- Từng bước chuyển giao kỹ thuật thâm canh trồng rừng năng suất cao tới nhân dân trong địa bàn, xoá bỏ tệ nạn phát nương làm rẫy chặt phá rừng tự nhiên, góp phần nâng cao dân trí.
- Nhiều hộ dân trên địa bàn giàu lên từ việc nhận khoán rừng từ Trung tâm. - Bằng việc kinh doanh rừng có hiệu quả, hàng năm Trung tâm có đóng góp cho ngân sách địa phương. Vận động cán bộ công nhân viên và trích quỹ phúc lợi ủng hộ cho các thôn, xã trên địa bàn xây dựng trường học, duy tu bảo dưỡng đường giao thông.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
4.3.5.3. Hiệu quả môi trường
- Quản lý rừng bền vững không những góp phần giữ vững, làm tăng độ che phủ của rừng trên địa bàn mà còn có tác động tích cực tới tiểu khí hậu của địa phương.
- Nâng cao khả năng phòng hộ, điều tiết nguồn nước, hạn chế lũ lụt, chống xói mòn rửa trôi đất, làm giảm những tác động bất ngờ, đảm bảo sự điều hoà khí hậu, thời tiết trong lưu vực.
- Bảo vệ tính đa dạng sinh học, tạo cảnh quan môi trường sinh thái, tạo nguồn sinh thủy cho vùng.
- Hạn chế xói mòn, rửa trôi, sạt nở đất, làm giảm nồng độ một số chất là các chất thải công nghiệp như: CO2, SO2, NO2...
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ