Kế hoạch quản lý rừng

Một phần của tài liệu đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại trung tâm lâm nghiệp tam đảo - tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 30)

Kế hoạch quản lý rừng thuộc Tiêu chuẩn 7 trong 10 tiêu chuẩn QLRBV của FSC. Để QLRBV yêu cầu chủ rừng phải xây dựng KHQLR và kế hoạch phải thể hiện được những nội dung chính sau:

- Xác định được những mục tiêu của quản lý rừng của chủ rừng .trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá các điều kiện cơ bản; đánh giá tình hình quản lý rừng trong 5 năm trước đây; đánh giá được những tác động về môi trường, xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học và dự báo được nhu cầu lâm sản, nhu cầu cải thiện môi trường, tạo công ăn việc làm trong tương lai.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

- Căn cứu vào mục tiêu quản lý đã xác định, tiến hành quy hoạch sử dụng đất; phân bổ đất đai cho phát triển các loại rừng trong địa bàn quản lý của chủ rừng,

- Tiến hành lập kế hoạch quản lý rừng, bao gồm: + Kế hoạch khai thác rừng ổn định

+ Kế hoạch trồng rừng và chăm sóc, nuôi dưỡng rừng + Kế hoạch sản xuất cây con

+ Kế hoạch bảo vệ rừng

+ Kế hoạch sản xuất kinh doanh kết hợp + Kế hoạch giảm thiểu tác động môi trường + Kế hoạch giảm thiểu tác động xã hội

+ Kế hoạch bảo tồn đa dạng sinh học và các khu rừng có giá trị bảo tồn cao + Kế hoạch xây dựng cơ sở hạ tầng

+ Kế hoạch nhân lực và tổ chức nhân lực + Kế hoạch vốn và huy động vốn

+ Cuối cùng cần dự tính được hiệu quả kinh tế, hiệu quả môi trường và hiệu quả xã hội sau khi thực hiện kế hoạch.

Ngoài ra cần xây dựng được bản đồ số hóa hiện trạng rừng và bản đồ quản lý rừng diễn đạt được cả 2 mặt: Không gian và thời gian các hoạt động quản lý rừng.

Bản kế hoạch được xây dựng cho một chu kỳ quản lý rừng (Từ thời điểm trồng đến khai thác rừng đối với rừng trồng sản xuất. Đối với rừng tự nhiên sản xuất kế hoạch quản lý rừng cần xây dựng tổng quát cho cả năm hồi quy và lập kế hoạch cụ thể cho một thời gian gián cách giữa 2 lần khai thác trên cùng một địa điểm (năm hồi quy bao gồm nhiều thời gian gián cách giữa 2 lần khai thác.

Khi chuyển đổi các phương thức quản lý thông thường sang phương thức QLRBV đòi hỏi sẽ phải thay đổi một loạt khuôn khổ chính sách ở cấp trung ương; thái độ, quan điểm và sự đồng thuận của các sơ sở sản xuất kinh doanh lâm nghiệp và ngay cả người dân địa phương. Tính phức tạp không chỉ thể hiện trên khía cạnh chính sách, công nghệ mà còn về sinh thái, kinh tế, xã hội, đặc biệt là nhận thức về CCR. Việc xác định các tiêu chuẩn QLRBV cho mỗi hệ sinh thái của Việt Nam gặp khó khăn do tính đa dạng phức tạp của nó. Các lợi ích từ quản lý và bảo vệ rừng chưa hấp dẫn người dân sống trong vùng rừng nên sự tham gia của họ còn rất hạn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chế. Nguồn vốn cho các hoạt động còn thiếu, thiếu cả cơ chế đảm bảo tham gia của các đối tượng hữu quan vào quản lý rừng. Chi phí để đạt tiêu chuẩn CCR lại quá cao, cao hơn so với giá bán gỗ đã được cấp chứng chỉ.

Nhưng cần nhìn vào lợi ích trong tương lai, QLRBV là xu thế tất yếu đối với đơn vị kinh doanh lâm nghiệp. Kinh nghiệm của Công ty TNHH rừng trồng Quy Nhơn cho thấy có việc được chứng nhận FSC, khi có chứng nhận FSC thì việc kinh doanh của họ đã có thêm nhiều thuận lợi , đặc biệt là được khách hàng chú ý nhiều hơn . Chứng chỉ rừng không chỉ làm thay đổi giá trị của hàng hoá đem lợi ích đến không chỉ cho doanh nghiệp chế biến lâm sản mà cả những đơn vị trồng rừng cũng được hưởng nhiều quyền lợi khi có được chứng nhận này. Những khó khăn trở ngại nêu trên trở thành những thách thức đối với các nhà lâm nghiệp trong quá trình chuyển đổi quản lý rừng theo hướng bền vững mà trong đó nghiên cứu để tìm tòi một phương pháp lập kế hoạch QLRBV là bước ban đầu rất quan trọng.

Đánh giá quản lý rừng phải căn cứ vào các tiêu chuẩn QLRBV, nhưng vận dụng các tiêu chuẩn này cho các đơn vị cần linh hoạt, theo điều kiện thực tế đang có. Mục tiêu của Trung Tâm lâm nghiệp Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc”. Là quản lý sử dụng tài nguyên rừng bền vững không những của Trung tâm mà còn đứng ra tổ chức dịch vụ cho các hộ gia đình trồng rừng trong huyện Tam Đảo thực hiện quản lý rừng bền vững theo nhóm với vai trò nòng cốt là Trung tâm. Nhưng cho đến nay Trung tâm chưa có đánh giá nào về quản lý rừng của mình theo bộ tiêu chuẩn QLRBV của FSC, cũng như chưa có sự tư vấn hỗ trợ và chuyển giao kỹ năng đánh giá nào của các chuyên gia. Đề tài “Đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới CCR tại Trung tâm lâm nghiệp Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc” nhằm hỗ trợ Trung tâm tự đánh giá công tác quản lý rừng của mình và của các hộ gia đình trồng rừng nhằm thay đổi phương thức quản lý để có cơ hội nhận CCR theo nhóm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

CHƢƠNG 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu đánh giá quản lý rừng, chuỗi hành trình sản phẩm và lập kế hoạch quản lý tiến tới chứng chỉ rừng tại trung tâm lâm nghiệp tam đảo - tỉnh vĩnh phúc (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)