Kiến nghị với NHCSXH huyện Lý Nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lý nhân (Trang 54 - 61)

5. Bố cục luận văn

3.3.3. Kiến nghị với NHCSXH huyện Lý Nhân

Cần có biện pháp tiên quyết, triệt để nhằm thu hồi nợ quá hạn đối với hộ vay vốn hộ nghèo nói riêng và các nguồn vốn khác nói chung. Cần tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo của NHCSXH, của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể và các cơ quan bảo vệ pháp luật các cấp. Lập kế hoạch thu hồi nợ quá hạn cụ thể, chi tiết. Cần có biện pháp kiên quyết nhưng mềm mỏng, kể cả về kinh tế. Vận động, thuyết phục đối với hộ vay có nợ quá hạn. Động viên, khích lệ và có chế độ thưởng phạt thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ tín dụng.

Tiếp tục đẩy mạnh các tuyên truyền về các chính sách tín dụng ưu đãi của Chính phủ tới mọi người dân được biết.

Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kế toán và bộ phận tín dụng trong hoạt động nhằm đảm bảo khép kín hồ sơ, đẩy mạnh nhanh tiến độ và chất lượng phục vụ các đối tượng thụ hưởng.

Tăng cường sự phối kết hợp giữa Ngân hàng và các Hội, đoàn thể từ huyện đến xã và các Tổ TK&VV trong việc triển khai thực hiện các chính sách tín dụng ưu đãi và đặc biệt là giúp cho các Hội, đoàn thể thực hiện tốt các công đoạn nhận ủy thác với Ngân hàng.

Coi trọng việc học tập nghiệp vụ đảm bảo cán bộ có thể thực hiện các phần hành nhgiệp vụ được thuận lợi hơn, đưa tiến bộ KHKT vào áp dụng trong các phần hành kế toán để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả hoạt động

Về nghiệp vụ tín dụng: cần tiếp tục đưa công tác kiểm tra về tình hình sử dụng vốn vay của khách hàng đi vào chiều sâu và thường xuyên, nhằm giúp người vay sử dụng vốn vay đúng mục đích để trả nợ gốc, lãi đúng kỳ hạn, từ đó hạn chế được nợ quá hạn, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng hoạt động tín dụng.

Tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin học tiên tiến, hiện đại vào quy trình hoạt động, khuyến khích phát huy sáng kiến, cải thiện KHKT, nghiệp vụ nhằm không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ. Tăng cường công tác đào tạo chuyên sâu, tạo sự đồng bộ các mặt nghiệp vụ. Thực hiện phát huy nguồn nhân lực, tổ chức thi tay nghề và thực tế công việc để đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, khoa học công nghệ.

KẾT LUẬN

Xét trên cả phương diện lý luận và thực tiễn, chương trình XĐGN đóng vai trò quan trọng và là một đòi hỏi bức xúc trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất. Tín dụng đối với hộ nghèo là một trong những yếu tố vật chất thúc đẩy nhanh quá trình XĐGN. Việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo của NHCSXH là việc làm có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn. Trên cơ sở phạm vi nghiên cứu thực trạng tín dụng đối với hộ nghèo của NHCSXH, nội dung chuyên đề đã hoàn thành những nhiệm vụ đặt ra cho mình là:

1. Luận giải tính tất yếu còn tồn tại một bộ phận người dân sống trong cảnh nghèo đói cần có chính sách hỗ trợ người nghèo đói mà trong đó tín dụng là một giải pháp quan trọng.

2. Phân tích những vấn đề cơ bản về tín dụng và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với người nghèo ở huyện Lý Nhân hiện nay. Khái quát những nguyen tắc, nội dung cơ bản của cơ chế tín dụng đối với hộ nghèo, nghiên cứu và đề xuất cơ chế tín dụng thích hợp dối với hộ nghèo.

3. Đánh giá khái quát tình hình hoạt động của NHCSXH huyện Lý Nhân từ đó rút ra những kết quả đạt được và một số vấn đề còn tồn tại cần tiếp tục nghiên cứu

4. Từ những phân tích cụ thể đề tài đã đề ra được những giải pháp, những kiến nghị có tính khả thi nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả tín dụng hộ nghèo của NHCSXH huyện Lý Nhân, để thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của Ngân hàng trong việc góp phần thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về XĐGN.

Những ý kiến đề xuất trong chuyên đề chỉ là một đóng góp nhỏ trong tổng thể các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng đối với hộ nghèo. Tuy

của NHCSXH cũng như sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các tổ chức có liên quan trong quá trình thực hiện.

Với những hiểu biết của bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn, chắc chắn còn nhiều thiếu sót và hạn chế. Vì vậy, những nội dung thể hiện trong bài viết chắc chắn còn phải bổ sung nên em rất mong nhận được sự đóng góp quý báu của Ban lãnh đạo NHCSXH huyện Lý Nhân, các thầy cô giáo để có thể tiếp tục hoàn thiện đề tài nghiên cứu của mình.

Em xin chân thành cảm các thầy cô giáo, Ban lãnh đạo NHCSXH huyện Lý Nhân và các bác, các cô chú, cùng các anh, chị nhân viên của NHCSXH huyện Lý Nhân đã giúp đỡ em hoàn thành chuyên đề này.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

NHCSXH: Ngân hàng chính sách xã hội Tổ TK & VV: Tiết kiệm và vay vốn HN: Hộ nghèo

HSSV có HCKK: Học sinh sinh viên có hoàn cảnh khó khăn GQVL: Giải quyết việc làm

XKLĐ: Xuất khẩu lao động

NS & VSMTNT: Nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn NQH: Nợ quá hạn

NHNg: Ngân hàng phục vụ người nghèo

UBND,HĐND: Uỷ ban nhân dân, hội đồng nhân dân Bộ LĐTB&XH: Bộ lao động thương binh và xã hội

DANH MỤC BẢNG BIỂU

SỐ BẢNG

MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG

1 2.2.1 Công tác nguồn vốn tại phòng giao dịch NHCSXH huyện Lý Nhân qua 3 năm 2011-2013

24

2

2.2.2

Công tác sử dụng vốn của NHCSXH huyện Lý Nhân qua 3 năm 2011-2013

26

3 Kết cấu dư nợ chia theo đơn vị ủy thác

đến 31/12/2013

31

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. PGS – PTS Nguyễn Ngọc Oánh(2001). Suy nghĩ về Ngân hàng chính sách, Tạp chí Ngân hàng số 18.

2. Phan Văn Thường (1995).Tìm hiểu vai trò tín của dụng nhà nƣớc trong

cơ chế thị trƣờng ở nƣớc ta, Tạp chí Ngân hàng số 7.

3. PGS – PTS Đỗ Thế Tùng(1991).Tín dụng cho ngƣời nghèo ở nông

thôn, tạp chí Ngân hàng số 6.

4 .Bùi Hoàng Anh(2000). Tín dụng Ngân hàng phục vụ đối tƣợng chính sách và các chƣơng trình kinh tế của Chính phủ: những tồn tại và kiến nghị tháo gỡ, tạp chí Ngân hàng số 4.

5.Trần Thị Hằng(1999), Một số vấn đề giảm nghèo trong nên kinh tế thị

trƣờng, Luận án Tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia HCM, Hà Nội.

6. Ngân hàng Việt Nam (1995) tài liệu tham khảo từ mô hình Grameen

Bank ở bangladesh, Hà nội.

7. Nguyễn Trung Tăng(2001). Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

tín dụng XĐGN, Tạp chí Ngân hàng số 11.

8.Nguyễn Đắc Hưng (2000). Giải pháp vốn tín dụng với công tác XĐGN, Tạp chí Cộng sản số 21.

9. NHNg Việt Nam (2002), Báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát hệ thống ngân hàng và chính sách cho vay hộ nghèo tại Ấn độ, Hà Nôi.

10. NHNg Việt Nam (2002), Báo cáo kết quả nghiên cứu khảo sát hệ thống ngân hàng và chính sách cho vay hộ nghèo tại Malaysia, Hà Nôi.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lý nhân (Trang 54 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)