5. Bố cục luận văn
3.2.4. Giải pháp về cơ chế cho vay đối với hộ nghèo
3.2.4.1. Mở rộng h ình thức cho vay
Mục đích của NHCSXH là cho vay vốn nhằm XĐGN giúp các hộ nghèo sản xuất, kinh doanh để tăng thu nhập, cải thiện đời sống, từng bước thoát khỏi nghèo đói.thực hiện mục tiêu này cần phải mở rộng hình thức cho vay.
Những lần cho vay ban đầu, bắt buộc hướng vào những dự án, tạo ra thu nhập nhưng khi các hộ có được những hoạt động SXKD vững chắc, đảm bảo thu nhập đều đặn thì cần thêm cả việc cho vay tiêu dùng. Đáp ứng những nhu cầu này vừa là cải thiện đời sống vừa kích thích các hộ đẩy mạnh SX, KD, tăng thu nhập, cũng là biên pháp giảm nghèo. Đối tượng được vay cũng không chỉ giới hạn ở các hộ mà từng bước mở rộng ra các hợp tác xã và các DN tham gia chương trình XĐGN.
3.2.4.2. Mức cho vay, thời hạn cho vay linh hoạt theo dự án và đối tƣợng của từng vùng
Mức đầu tư và thời hạn: cho hội nông dân nghèo phù hợp với tình hình sản xuất, phù hợp với khả năng và năng lực sản xuất. Trong giai đoạn đầu những hộ nghèo chỉ sản xuất, chăn nuôi nhỏ cho nên với vài ba triệu đồng là đủ, nhưng trong tương lai mức này cần phải được tăng lên để giúp đỡ các hộ kinh doanh giỏi mở rộng sản xuất và đầu tư theo chiều sâu, như vậy họ mới có thể thật sự thoát khỏi cảnh nghèo.
Về cách thức thu nợ: Khi thực hiện cho vay chủ yếu là để sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, thì thường thường sau một chu kỳ SX, thu nhập của những
hộ nghèo không đủ để trả hết nợ hoặc để trả một khoản lớn, vì vậy nên chia nhỏ các khoản trả nợ theo từng kỳ hạn, tạo điều kiện cho người vay có ý thức tiết kiệm mà hoàn thành nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Mặt khác, nên khuyến khích những người tích cực trả nợ được vay tiếp, thậm chí được vay những khoản lớn hơn những lần trước để các hộ nghèo yên tâm trả nợ.
Việc cung cấp vốn cho hộ nghèo phải kịp thời, để hạn chế mức thấp nhất nạn cho vay nặng lãi ở nông thôn đáp ứng nhu cầu vốn một cách nhanh nhất, thủ tục nhanh gọn. Cung ứng vốn đúng lúc, đúng thời điểm cho hộ nông dân nghèo là một việc không đơn giản. Cán bộ NHCSXH và các đơn vị nhận làm dịch vụ ủy thác cho NHCSXH phải biết được khi nào những người nông dân cần vốn, khi nào họ sẽ thu hoạch...để cấp vốn và thu hồi vốn đúng thời điểm.
3.2.4.3. Tăng cƣờng kiểm soát việc sử dụng vốn
Huy động được nguồn vốn cho hộ nghèo vay đã khó, nhưng kiểm soát nguồn vốn đó được sử dụng có hiệu quả hay không còn khó hơn. Hiện nay chúng ta đang quản lý cho vay theo mô hình tổ nhóm, việc kiểm soát vốn tùy thuộc vào trình độ quản lý của tổ nhóm.
Bản thân hàng ngày phải xây dựng cơ chế kiểm tra, kiểm toán nội bộ một cách chặt chẽ, quy định rõ trách nhiệm của từng loại cán bộ trong việc thực hiện các quy trình nghiệp vụ, trách nhiệm trong việc kiểm tra thẩm định đối tượng vay vốn, sử dụng vốn vay, thu hồi vốn, chế độ bồi thường vật chất khi xay thất thoát do thiếu tinh thần trách nhiệm gây nên kiểm tra, kiểm toán nội bộ NHCSXH cần thực hiện việc kiểm tra định kỳ, kiểm tra đột xuất, kiểm tra tại chỗ, kiểm tra chéo...giữa các đơn vị để ngăn ngừa và phát triển kịp thời các sai phạm, xử lý ngay nhằm chống thất thoát vốn.
Tăng cường công tác kiểm tra giám sát các cơ sở xã, tổ TK&VV duy trì công tác giao ban với các tổ chức Hội đoàn thể các cấp, đảm bảo có chất lượng.
Thành lập tổ kiểm tra sau khi cho vay, đối với các chương trình cho vay của NHCSXH về sử dụng tiền vay có đúng mục đích xin vay không, hiệu quả của vốn vay,...
Thường xuyên bám sát các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế của huyện và nhiệm vụ của Ngân hành. Triển khai kịp thời và thực hiện nghiêm túc các văn bản của NHCSXH Việt Nam và của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam.