Các công tác khác:

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lý nhân (Trang 39 - 42)

5. Bố cục luận văn

2.2.3.Các công tác khác:

2.2.3.1. Công tác tổ chức cán bộ và cơ sở vật chất * Về công tác tổ chức cán bộ:

Đến 31 tháng 12 năm 2013, NHCSXH huyện Lý Nhân đủ số cán bộ theo định biên NHCSXH Việt Nam quy định và cho đến nay tổng số cán bộ là 10 người.

Hầu hết cán bộ mới tuyển dụng song đều đã qua trường lớp Chính quy, có ý thức trách nhiệm và tâm huyết với công việc. Đã qua một thời gian làm việc, đến nay về cơ bản đã làm quen với chuyên môn nghiệp vụ, đảm nhận được công việc được giao.

* Về bộ máy điều hành:

NHCSXH huyện Lý Nhân có 01 đồng chí Giám đốc, 01 đồng chí Phó Giám đốc và được thành lập 2 tổ nghiệp vụ là tổ Kế toán - Ngân quỹ và tổ Kế hoạch - Nghiệp vụ.

*Về cơ sở vật chất và điều kiện, phƣơng tiện làm việc:

Thực hiện Chỉ thị số 09/2004/CT – TTg ngày 16/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Chính sách xã hội, được sự quan tâm của Huyện ủy, UBND huyện, Đảng ủy, UBND xã Đồng Lý, NHCSXH huyện đã được cấp 1 mảnh đất ở vị trí thuận lợi với diện tích 2080 m2. UBND huyện Lý Nhân đã cho NHCSXH huyện vay số tiền 200 triệu làm vốn đối ứng trình NHCSXH Việt Nam phê duyệt. Đến nay NHCSXH huyện đã có trụ sở làm việc và nhà phụ trợ để đáp ứng nhiệm vụ chuyên môn NHCSXH cấp trên giao và thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.

Về phương tiện và điều kiện làm việc: Hiện nay ở NHCSXH huyện Lý Nhân đã được trang bị tương đối đầy đủ các điều kiện, phương tiện làm việc như bàn quầy, tủ, bàn ghế, máy móc thiết bị chuyên dùng, máy vi tính, máy phát

điện và một số trang thiết bị khác phục vụ làm việc, đáp ứng được nhiệm vụ được giao.

Riêng về phương tiện vận chuyển tiền: Được sự quan tâm của NHCSXH tỉnh Hà Nam và NHCSXH Việt Nam cấp cho một xe ôtô chuyên dùng để vận chuyển tiền đi giải ngân, thu nợ, thu lãi tại các điểm giao dịch ở xã. Có thể nói với điều kiện hiện tại tuy còn nhiều khó khăn, song được sự quan tâm giúp đỡ của NHCSXH Việt Nam, NHCSXH tỉnh Hà Nam sự chỉ đạo của huyện Uỷ – HĐND – UBND huyện – Ban đại diện HĐQT - NHCSXH huyện, sự phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể liên quan, sự nỗ lực phấn đấu không mệt mỏi của mỗi cán bộ trong đơn vị. Do vậy các năm qua NHCSXH huyện Lý Nhân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

2.2.3.2. Công tác tổ chức hạch toán, triển kh i thực hiện kế hoạch tài chính và quản lý n toàn kho quỹ:

*Về tổ chức hạch toán kế toán:

Từ khi được thành lập và đi vào hoạt động đến nay, NHCSXH huyện Lý Nhân luôn luôn coi trọng công tác này, việc tổ chức thực hiện hạch toán được quan tâm đúng mức, thể hiện ở việc bố trí đủ số lượng và chất lượng cán bộ cho Tổ kế toán. Vì vậy trong 5 năm qua đã theo dõi, quản lý tốt tài sản, công cụ lao động, tiền vốn của Nhà nước, đảm bảo đúng chế độ của Nhà nước và Ngành quy định.

*Công tác kho quỹ:

Mặc dù là đơn vị mới thành lập, nhất là trụ sở làm việc phải đi thuê từ năm 2003 đến đầu năm 2007, song đến nay vẫn đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khâu thu, chi, bảo quản tiền, trên đường vận chuyển và tồn quỹ tại cơ quan. Không để xảy ra mất mát, thiếu tiền trong thu, chi cũng như trong vận chuyển.

*Về tình hình thực hiện kế hoạch tài chính:

Do đặc điểm riêng của NHCSXH hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, cho vay với lãi suất thấp, thậm chí chưa bằng 1/2 lãi suất các NHTM. Hàng năm, căn cứ vào kế hoạch tài chính được duyệt, NHCSXH huyện Lý Nhân đã tổ chức chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch được giao, thể hiện ở việc thực hiện được các chỉ tiêu về thu – chi tài chính và chênh lệch thu chi được duyệt theo hướng tăng nguồn thu, tiết kiệm chi, vì vậy qua các đợt kiểm tra của các đoàn kiểm tra trong và ngoài ngành luôn là đơn vị chấp hành tốt các chế độ, thể lệ về tài chính của Nhà nước và của Ngành.

2.2.3.3. Công tác đào tạo và bồi dƣỡng cán bộ trong và ngoài ngành: * Đào tạo và đào tạo lại cán bộ NHCSXH:

Nhìn chung đội ngũ cán bộ NHCSXH hiện nay tuổi đời, tuổi nghề còn rất trẻ, được đào tạo bài bản, nhưng phần lớn là cán bộ mới tuyển, chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế trong hoạt động Ngân hàng. Vì vậy mỗi cán bộ đã tự xác định cho mình phương châm vừa làm vừa học, cán bộ biết việc kèm cán bộ mới vào nghề. Ngoài ra, NHCSXH tỉnh cũng thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn ngắn ngày, theo chuyên đề, cán bộ sau đợt tập huấn được kiểm tra để đánh giá chất lượng. Qua đó mỗi cán bộ cũng đánh giá được khả năng của mình để phấn đấu.

*Về tập huấn đối với cán bộ Hội đoàn thể:

Để thực hiện tốt văn bản Liên tịch giữa NHCSXH và các tổ chức chính trị - xã hội, trong các năm qua NHCSXH huyện đã tổ chức nhiều lớp tập huấn cho các đồng chí lãnh đạo các tổ chức Hội, đoàn thể của huyện, xã. Đến nay 100% cán bộ Hội có chức danh đều được tập huấn về nghiệp vụ ủy thác của NHCSXH.

Có thể nói, cho đến nay các tổ chức Hội nhận uỷ thác từ huyện đến xã đều hiểu rõ được các công đoạn nhận ủy thác cũng như quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi làm uỷ thác trong cho vay các chương trình cho NHCSXH.

*Đối với tổ tiết kiệm và v y vốn:

Sau khi nhận bàn giao dư nợ từ NHNo&PTNT, thực hiện sự chỉ đạo của Chi nhánh NHCSXH tỉnh Hà Nam, NHCSXH huyện đã phối hợp với các Hội, đoàn thể ở cơ sở củng cố, sắp xếp lại các Tổ TK&VV dưới các hình thức như: Sáp nhập các tổ quá nhỏ thành một tổ lớn hơn theo quy định, đối với những Tổ trưởng năng lực yếu, không có tín nhiệm được thay thế bằng những người có tâm huyết và trách nhiệm hơn.

NHCSXH huyện đã mở hàng chục lớp tập huấn cho các tổ trưởng Tổ TK&VV và thành viên BQL Tổ. Đến nay 100% các đồng chí tổ trưởng Tổ TK&VV đều đã được tập huấn về nhiệm vụ và các công đoạn đã ký với NHCSXH. Qua tập huấn, các tổ trưởng Tổ TK&VV đã nắm chắc hơn các chế độ, thể lệ cũng như quyền lợi và trách nhiệm của mình khi thực hiện hợp đồng uỷ nhiệm với NHCSXH.

Tuy nhiên, cho tới nay một số tổ trưởng Tổ TK&VV năng lực còn yếu, cần phải quan tâm giúp đỡ nhiều hơn.

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lý nhân (Trang 39 - 42)