Hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lý nhân (Trang 44 - 47)

5. Bố cục luận văn

2.3.2.Hạn chế và nguyên nhân

* Hạn chế:

Qua tìm hiểu thực tế và qua đánh giá một số chỉ tiêu trên cho thấy hoạt động cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lý Nhân nói riêng và NHCSXH nói chung còn có một số hạn chế đó là:

Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn và đư nợ năm sau có xu thế giảm so với năm trước.

Tỷ lệ nợ quá hạn năm sau có xu thế tăng so với năm trước.

Việc kiểm tra, kiểm soát sau khi cho vay ủy nhiệm cho Tổ TK&VV, mặc dù là giảm bớt khối lượng công việc cho cán bộ Ngân hàng, nâng cao trách nhiệm của Tổ TK&VV nhưng cũng có phần hạn chế trong việc phát hiện và xử lý kịp thời các trường hợp sử dụng vốn vay sai mục đích, xâm tiêu,…

Hoạt động của Ban xóa đói giảm nghèo cấp xã chưa đều tay, cán bộ chuyên trách giảm nghèo chưa nắm chắc được số liệu cụ thể của đơn vị mình, công tác tuyên truyền, tham mưu còn hạn chế.

* Nguyên nhân:

Vốn huy động tại địa phương đạt thấp, nguyên nhân chính là do mức lãi suất tiền gửi chưa hấp dẫn đối với người có tiền, trong khi các Ngân hàng thương mại đua nhau nâng lãi suất và áp dụng các chương trình khuyến mại hấp dẫn, và lại luôn thay đổi. Không những thế, chỉ tiêu nguồn vốn huy động NHCSXH lại khống chế. Có nguyên nhân trên là do NHCSXH hoạt động không vì mục đích lợi nhuận ( lãi suất cho vay ưu đãi thấp hơn nhiều so với lãi suất của các Ngân hàng thương mại trên cùng địa bàn), do vậy lãi suất huy động vốn tại địa phương không thể áp dụng mức lãi suất cao như mức lãi suất huy động tại địa phương mà các Ngân hàng áp dụng. Nguồn vốn huy động tại địa phương do các NHCSXH cấp tỉnh, cấp huyện thực thi trong phạm vi chỉ tiêu kế hoạch được giao, nghiêm cấm huy động vượt chỉ tiêu, nếu không được NHCSXH phê duyệt. Vì số vốn huy động này, NHCSXH phải cấp bù chênh lệch lãi suất của Bộ tài chính đối với toàn Ngành.

Nguồn tăng thu, tiết kiệm chi hàng năm từ ngân sách địa phương chuyển qua NHCSXH huyện nhận được quá nhỏ bé, vì tỉnh Hà Nam là tỉnh

Nguồn vốn lãi suất thấp, kể cả nguồn vốn không phải trả lãi gửi vào NHCSXH từ các đơn vị, các ngành, các tổ chức chính trị- xã hội có nguồn vốn tạm thời chưa sử dụng đạt kết quả cao, vì cơ chế, vì chưa có cơ sở pháp lý để vận hành.

Điều hành hoạt động của NHCSXH huyện có lúc, có việc còn lúng túng, thiếu chủ động. Nguyên nhân chính là do nguồn vố hoạt động chủ yếu là vốn của NHCSXH chuyển về, do cầu lớn hơn cung trong tín dụng.

CHƢƠNG 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ ĐỀ XUẤT NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ TÍN DỤNG ĐỐI VỚI CHO VAY HỘ NGHÈO

TẠI NHCSXH HUYỆN LÝ NHÂN TỈNH HÀ NAM

3.1.Định hướng hoạt động của NHCSXH huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam

* Về nguồn vốn:

Tiếp tục đề nghị NHCSXH tỉnh xin bổ sung thêm nguồn vốn cho vay hộ nghèo từ TW, hàng năm đều xây dựng kế hoạch đề nghị UBND tỉnh dành một phần nguồn vốn Ngân sách tăng thu tiết kiệm chi để chuyển cho NHCSXH cho vay đối với Hộ nghèo. Đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền huy động tiết kiệm thông qua Tổ TK&VV, huy động từ tổ chức, cá nhân để tạo lập nguồn vốn cho vay đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác.

* Về công tác tín dụng:

Nâng cao hơn nữa tinh thần trách nhiệm, trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ NHCSXH huyện.

Củng cố và nâng cao chất lượng ủy thác qua các tổ chức chính trị - xã hội, đặc biệt quan tâm củng cố chất lượng Tổ TK&VV.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong mọi mặt hoạt động tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Tổ giao dịch lưu động tại xã.

Tăng cường công tác tuyên truyền về các chính sách tín dụng ưu đãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và qua hệ thống chính trị để nhân dân hiểu, hưởng ừng và thực hiện tốt các chính sách tín dụng của NHCSXH.

Rà soát, tích cực đôn đốc nợ quá hạn, nợ khó đòi.

Kiểm tra tính chính xác về đối tượng được xử lý rủi ro để xử lý rủi ro theo quy định của NHCSXH.

* Về công nghệ thông tin:

Tiếp tục thực hiện Đề án chuẩn hóa dữ liệu của NHCSXH, kiểm tra chất lượng dữ liệu đầu vào đảm bảo đúng các quy định của NHCSXH.

Từng bước trang bị đầy đủ các máy móc thiết bị phục vụ cho công tác hạch toán kế toán, lưu trữ và bảo mật số liệu.

* Về công tác cán bộ:

Phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức tập huấn nâng cao trình độ chính trị, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ.

Kiện toàn và bố trí cán bộ có đủ năng lực vào làm việc ở những vị trí thích hợp.

Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm việc ở vị trí chủ chốt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lý nhân (Trang 44 - 47)