Công tác sử dụng vốn của NHCSXH huyện Lý Nhân

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lý nhân (Trang 25 - 39)

5. Bố cục luận văn

2.2.2. Công tác sử dụng vốn của NHCSXH huyện Lý Nhân

Bảng 2: Công tác sử dụng vốn của NHCSXH huyện Lý Nhân qu 3 năm, từ 2011-2013 đƣợc thể hiện qua bảng sau: Đơn vị: hộ, triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Tăng(+), giảm(-) so với năm trƣớc Năm 2012/2011 Năm 2013/2012 Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số hộ Số tiền Số tiền Tỷ lệ

(%) Số tiền

Tỷ lệ (%) 1. Doanh số cho vay. Trong đó: 6.288 78.453 5.113 82.620 4.504 103.872 4.167 5,31 21.252 25,98

Cho vay HN 2.552 28.960 2.262 33.283 2.055 36.853 4.323 14,93 3.570 10,73

Cho vay GQVL 188 3.757 161 3.812 238 6.230 55 1,46 2.418 63,43

Cho v y XKLĐ 60 1.318 49 1.275 9 260 (43) -3,26 (1.015) -79,61

Cho vay HSSV 1.341 28.105 155 24.786 280 45.330 (3.319) -11,81 20.544 82,88

Cho vay NS & VSMT 2.147 16.313 2.111 16.464 1.890 14.939 151 0,93 (1.525) -9,26

Cho vay HN về nhà ở - - 375 3.000 32 260 3.000 - (2.740) -91,33

Cho vay GQVL 227 3.455 136 2.979 179 3.877 (476) -13,78 898 30,14

Cho v y XKLĐ 21 469 21 645 26 757 176 37,53 112 17,36

Cho vay HSSV 21 394 180 1.935 695 7.491 1..541 391,12 5.556 287,13

Cho vay NS & VSMT 790 6.180 857 8.473 982 9.938 2.293 37,10 1.465 17,29

Cho vay HN về nhà ở 1 8 8 3. Tổng dƣ nợ 16.806 152.475 18.114 194.642 20.138 248.307 42.167 27,66 53.665 27.57 Trong đó: NQH + nợ khoanh 62 344 101 514 148 888 170 49,42 374 72,76 Cho vay HN 7.981 68.822 7.570 75.684 6.830 84.181 6.862 9,97 8.497 11,23 Trong đó: NQH + Nợ khoanh 41 91 67 227 68 243 136 149,45 16 7,05 Cho vay GQVL 338 6.516 363 7.349 406 9.702 833 12,78 2.353 32,02 Trong đó: NQH + Nợ khoanh 8 140 8 124 6 97 (16) -11,43 (27) -21,77 Cho v y XKLĐ 100 1.958 128 2.588 114 2.092 630 32,18 (496) -19,17 Trong đó: NQH + Nợ khoanh 11 108 9 95 17 239 (13) -12,04 144 151,57 Cho vay HSSV 4.607 51.046 4.582 73.897 6.305 109.736 22.851 44,77 35.839 48,49

Nguồn: Báo cáo Tín dụng năm 2011 đến năm 2013 Phòng giao dịch NHCSHX huyện Lý Nhân.

Trong đó: NQH+Nợ khoanh 1 4 9 47 21 171 43 1075,0

0

124 263,83

Cho vay NS& VSMT 3.842 24.133 5.096 32.124 5.674 36.124 7.991 33,11 4.000 12,45

Trong đó: NQH+Nợ khoanh 1 1 8 21 36 138 20 2000,0

0

117 557,14

Qua bảng trên cho thấy:

Tổng doanh số cho vay các chương trình năm 2013 là 103.872 triệu đồng, tăng so với năm 2012 là 21.252 triệu đồng, bằng 125,72%.

Tổng doanh số thu nợ các chương trình năm 2013 là 50.427 triệu đồng, tăng so với cùng kỳ năm trước là 9.974 triệu đồng, bằng 124,65%.

Tổng dư nợ cho vay các chương trình đến thời điểm 31/12/2013 là 248.307 triệu đồng. Dư nợ tăng so với năm 2012 là 53.665 triệu đồng, bằng 127,57%.

Nợ quá hạn là 888 triệu đồng, tỷ lệ 0,36% trên tổng dư nợ. Nợ quá hạn tăng so với năm trước là 374 triệu đồng.

Với 6 chương trình tín dụng, chương trình Cho vay Hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lý Nhân từ năm 2011 đến năm 2013 đều chiếm tỷ trọng cao. Em xin phân tích một số chỉ tiêu về cho vay hộ nghèo tại Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lý Nhân.

Doanh số cho vay hộ nghèo năm 2013 là 36.853 triệu đồng cho 2.055 lượt hộ nghèo được vay vốn, tăng 3.570 triệu đồng so với năm 2012, tỷ lệ tăng là 10,73%, tỷ trọng doanh số cho vay hộ nghèo trong tổng doanh số cho vay năm 2011 là 36,91%, năm 2012 là 40,28%, năm 2013 là 35,40%

Doanh số thu nợ Cho vay hộ nghèo năm 2013 là: 28.356 triệu đồng. Tăng 1.935 triệu đồng so với năm trước, tỷ lệ tăng là 7,32%. Tỷ trọng doanh số thu nợ cho vay hộ nghèo trong tổng doanh số thu nợ năm 2011 là 64,40%, năm 2012 là 65,31%, năm 2013 là 56,23%.

Dư nợ cho vay hộ nghèo đến 31/12/2013 là: 84.181 triệu đồng với 6.830 hộ còn dư nợ, dư nợ tăng so với năm trước là 8.497 triệu đồng, bằng 11,23%. Trong đó dư nợ bằng nguồn vốn huy động cho vay ngắn hạn là 1.109 triệu đồng; dư nợ bằng nguồn vốn địa phương là 3 triệu đồng; dư nợ bằng nguồn vốn TW là 83.096 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch năm 2013 Ban đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh giao.

Trong đó:

Nợ trong hạn: 83.938 triệu đồng.

Nợ quá hạn: 236 triệu đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn chương trình này là 0,29%. Nợ quá hạn tăng so với năm trước là 20 triệu đồng. Một số xã có tỷ lệ nợ xấu cao như Nhân Mỹ (1,05%), Nhân Khang (0,84%), Đức Lý (0,64%), Nhân Hưng (0,65%). Các xã không có nợ quá hạn chương trình cho vay hộ nghèo là xã Đồng Lý, Nhân Nghĩa, Phú Phúc, Vĩnh Trụ, Xuân Khê.

Nợ khoanh: 7 triệu đồng, giảm so với năm 2012 là 4 triệu đồng (năm 2012 nợ khoanh là 11 triệu).

Tỷ trọng dư nợ cho vay hộ nghèo trong tổng dư nợ năm 2011 là 45,13%, năm 2012 là 38,38%, năm 2013 là 33,90%.

Mức cho vay bình quân hộ nghèo đạt 12,33 triệu đồng/hộ. Tăng so với năm trước là 2,3 triệu đồng/hộ. Mức cho vay tăng chứng tỏ các xã đã quan tâm nâng mức đầu tư cho các hộ nghèo vay vốn. Các xã có mức dư nợ bình quân thấp là Đạo Lý (9,97 triệu đồng/hộ), Hợp Lý (9,75 triệu đồng/hộ), Xuân Khê (10,05 triệu đồng/hộ), Nhân Khang, Nhân Thịnh...

Qua một số chỉ tiêu và phân tích số liệu như trên cho thấy: tỷ trọng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ cho vay hộ nghèo trong tổng các chương trình qua các năm có xu thế giảm trong khi tổng số tăng. Điều này chứng tỏ tốc độ tăng trưởng cho vay hộ nghèo có tăng nhưng với tốc độ chậm hơn các nguồn vốn khác. Ngoài ra, tỷ lệ nợ quá hạn cho vay hộ nghèo tuy thấp nhưng có xu thế tăng.

Bảng 3: Về kết cấu dư nợ chia theo đơn vị nhận ủy thác đến 31/12/2013 được thể hiện qua bảng sau:

Đơn vị: Tổ, hộ, triệu đồng Tiêu chí Tổ chức Hội Tổng số tổ TK&VV còn dƣ nợ Tổng số hộ còn nợ Tổng dƣ nợ

Trong đó: Cho vay Hộ nghèo Tổng

số

Nợ quá

hạn Số tiền Tr.đó: QH

Hội Nông dân 131 6.586 82.011 656 28.359 203

Hội Phụ nữ 144 7.689 102.211 419 32.905 26

Hội CCB 66 2.992 39.566 160 14.040 35

Đoàn thanh niên 55 2.376 33.129 278 11.671 102

Hội ngƣời mù 1 30 195 - - -

397 19.673 257.122 1.513 86.975 366

Nguồn: Báo cáo tín dụng năm 2013 của Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lý Nhân.

Ghi chú: Tổng dư nợ đến 31/12/2013 là 248.307 triệu đồng nhưng dư nợ cho vay ủy thác qua các Hội đoàn thể cao hơn tổng dư nợ là do chương trình Cho vay Giải quyết việc làm có một số dự án NHCSXH cho vay trực tiếp.

* Một số quy định cụ thể về công tác cho vay Hộ nghèo tại NHCSXH nói chung và NHCSXH huyện Lý Nhân nói riêng:

Quy trình nghiệp vụ vay vốn cho vay hộ nghèo:

Điều hành nguồn vốn Cho vay hộ nghèo nói riêng và các nguồn vốn khác của NHCSXH hyện là Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH huyện. Thành phần của Ban đại diện bao gồm các thành viên là trưởng các ban ngành của huyện có liên quan đến công tác xóa đói giảm nghèo của huyện, do đồng chí Phó chủ tịch UBND huyện làm trưởng Ban. Căn cứ vào tình hình nguồn vốn, kế hoạch thu hồi vốn, NHCSXH huyện báo cáo và tham mưu với Ban đại diện phân bổ vốn cho các xã, thị trấn bằng văn bản, đồng thời chỉ đạo các xã, thị trấn chỉ

đạo các Hội, đoàn thể và các Tổ TK&VV tổ chức thực hiện việc cho vay đảm bảo đúng quy trình, đúng thời gian.

Quy trình cho vay: Được thể hiện qua sơ đồ sau:

SƠ ĐỒ CHO VAY HỘ NGHÈO

Bước 1: Khi có nhu cầu vay vốn, người vay viết Giấy đề nghị vay vốn (mẫu số 01/TD), gửi cho Tổ TK&VV.

Bước 2: Tổ TK&VV cùng tổ chức chính trị - xã hội tổ chức họp để bình xét những hộ nghèo đủ điều kiện vay vốn, lập danh sách mẫu 03/TD trình UBND cấp xã xác nhận là đối tượng được vay và cư trú hợp pháp tại xã.

Bước 3: Tổ TK&VV gửi hồ sơ đề nghị vay vốn tới ngân hàng.

Bước 4: Ngân hàng phê duyệt cho vay và thông báo tới UBND cấp xã (mẫu 04/TD).

Bước 5:UBND cấp xã thông báo cho tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Bước 6: Tổ chức chính trị - xã hội cấp xã thông báo cho Tổ TK&VV.

Bước 7: Tổ TK&VV thông báo cho tổ viên/hộ gia đình vay vốn biết danh sách hộ được vay, thời gian và địa điểm giải ngân.

Bước 8: Ngân hàng tiến hành giải ngân đến người vay trước sự chứng kiến của các Hội, đoàn thể và Tổ trưởng Tổ TK&VV.

Những hộ nghèo không được vay vốn của NHCSXH:

Những hộ không còn sức lao động. Hộ nghèo Tổ TK&VV UBND cấp xã NHCSX H Tổ chức CTXH cấp xã (7 ) (2 ) (3 ) (4 ) (8 ) (5 ) (6 ) (1 )

Những hộ nghèo được chính quyền địa phương loại ra khỏi danh sách vay vốn vì mắc tệ nạn cờ bạc, nghiện hút, trộm cắp, lười biếng không chịu lao động.

Những hộ nghèo thuộc diện chính sách xã hội như già cả neo đơn, tàn tật, thiếu ăn do ngân sách Nhà nước trợ cấp.

Mức cho vay tối đa:

Mức cho vay để SXKD, dịch vụ: Mức cho vay hộ nghèo tối đa là: 30 triệu đồng/1 hộ. (Bao gồm cả nhu cầu SXKD và nhu cầu thiết yếu về nhà ở, nƣớc sạch, điện thắp sáng, chi phí học tập cho con em học trƣờng phổ thông).

Mức cho vay quy định đối với từng loại mục đích cụ thể như sau: Hộ vay vốn SXKD tối đa 30 triệu đồng/1 hộ.

Cho vay sửa chữa nhà ở, mức cho vay tối đa 3 triệu đồng/hộ.

Cho vay chi phí lắp đặt điện thắp sáng, mức cho vay tối đa 1,5 triệu đồng/hộ.

Cho vay chi phí xây dựng, cải tạo công trình NS&VSMTNT, mức tối đa 4 triệu đồng/1công trình/1hộ.

Lãi suất cho vay (%/tháng):

Lãi suất Cho vay hộ nghèo hiện nay là 0,65%/tháng.

Phương pháp tính lãi được tính theo tích số ngày. Tiền lãi được tính theo công thức sau:

Tiền lãi = số vốn gốc x số ngày x lãi suất

Hộ nghèo được xem xét cho vay để đầu tư vào mục đích sau:

Đầu tư mua sắm các loại vật tư, giống cây, vật nuôi, phân bón, công cụ lao động, chi phí thanh toán cung ứng lao vụ, đầu tư làm nghề thủ công, chi phí nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

Góp vốn để thực hiện hiện dự án SXKD dô cộng đòng người lao động sáng lậpvà được chính quyền địa phương cho phép thực hiện.

Cho vay giải quyết một phần thiết yếu nhu cầu về nhà ở, nước sạch, điện thắp sáng và học tập. NHCSXH cho vay vốn hỗ trợ một phần chi phí học tập cho những con em đang theo học phổ thông để trang trải các chi phí sau:

Tiền học phí phải nộp theo quy định của Bộ GD&ĐT đối với trường công lập và theo quy định của nhà trường đối với trường ngoài công lập.

Kinh phí xây dựng trường theo quy định của địa phương phù hợp với quy định của Bộ GD&ĐT.

Tiền mua dụng cụ học tập và sách giáo khoa theo giá ghi trên bìa sách( không cho vay để mua sách tham khảo, sách nâng cao).

Tiền mua quần áo hoặc trang phục học đường của học sinh theo quy định.

Thời hạn cho vay:

Cho vay ngắn hạn: từ 1 đến 12 tháng.

Cho vay trung hạn: từ trên 12 tháng đế 60 tháng

NHCSXH và hộ vay thỏa thuận về thời hạn căn cứ vào: Mục đích sử dụng vốn vay của người vay.

Thời hạn thu hồi vốn của phương án đầu tư (chu kỳ SXKD). Khả năng trả nợ của người vay.

Nguồn vốn cho vay của NHCSXH.

Định kỳ hạn trả nợ, thu nợ, thu lãi:

Vốn vay phải được trả đầy đủ cả gốc và lãi theo đùng thời hạn đã cam kết.

Thu nợ gốc: NHCSXH tổ chức việc thu nợ gốc trực tiếp tới từng hộ vay

tại Điểm giao dịch theo quy định sau:

Món vay ngắn hạn: thu nợ gốc một lần khi đến hạn.

Món vay trung hạn: phân kỳ trả nợ nhiều lần: 6 tháng hoặc 1 năm một lần do NHCSXH và hộ vay thỏa thuận. Hộ vay có quyền trả nợ trước hạn. Thu lãi:

Thu lãi định kỳ hàng tháng thao biên lai.

Đối với những khoản nợ trong hạn, thực hiện thu lãi định ký hàng tháng trên số dư nợ vay.

Những khoản vay từ 6 tháng trở xuống thu gốc và lãi một lần khi đến hạn. Lãi chưa thu được của ký trước chuyển sang thu vào kỳ hạn kế tiếp.

Các khoản nợ quá hạn thu gốc đến đâu thu lãi đến đó.

Riêng các khoản nợ khó đòi ưu tiên thu gốc trước, thu lãi sau.

Số lãi chưa thu được hạch toán ngoại bảng để có kế hoạch thu sát với thực tế.

Hiện nay, NHCSXH thu lãi định kỳ hàng tháng theo biên lai.

Xử lý nợ đến hạn:

Cho v y lƣu vụ:

Trường hợp áp dụng cho vay lưu vụ: Các khoản vay ngắn hạn và trung hạn.

Áp dụng cho các khoản vay đầu tư ngành nghề SXKD có chu kỳ kế tiếp như chu kỳ SXKD trước.

Điều kiện cho vay lưu vụ:

Khoản vay đã đến hạn trả nhưng hộ vay vẫn còn nhu cầu vay vốn cho chu kỳ SXKD liền kề.

Phương án đang vay có hiệu quả.

Hộ vay trả đủ số lãi còn nợ của khoản vay trước và chưa thoát nghèo. Mức cho vay lưu vụ tối đa không quá số dư còn lại của hộ vay vốn đến ngày cho vay lưu vụ.

Thời hạn cho vay lưu vụ là thời hạn của chu kỳ SXKD tiếp theo nhưng tối đa không quá thời hạn đã cho vay.

Lãi suất cho vay được áp dụng theo lãi suất hiện hành tại thời điểm cho vay lưu vụ.

Trước 5 ngày đến hạn trả cuối cùng, hộ nghèo làm giấy đề nghị vay lưu vụ ( mẫu số 07/TD) gửi NHCSXH.

Các thủ tục khác không phải lập lại.

NHCSXH không thực hiện việc hạch toán giả cho vay, giả thu nợ. Điều chỉnh kỳ hạn trả nợ:

Trường hợp hộ vay có khó khăn, chưa trả được nợ gốc theo đúng kỳ hạn đã thỏa thuận do nguyên nhân:

Chưa kết thúc chu kỳ SXKD.

Chưa tiêu thụ được sản phẩm hoặc hộ vay gặp khó khăn tạm thời về tài chính.

Khoản nợ của kỳ hạn đó được theo dõi vào kỳ hạn trả nợ tiếp theo (không chuyển nợ quá hạn của từng kỳ hạn và người vay không phải làm thủ tục điều chỉnh kỳ hạn trả nợ).

Gia hạn nợ:

Trường hợp hộ vay không trả nợ đúng hạn do thiên tai, dịch bệnh và nguyên nhân khách quan khác, đã được NHCSXH kiểm tra xác nhận và có Giấy đề nghị gia hạn nợ (mẫu số 09/td), thì NHCSXH xem xét cho gia hạn nợ.

Thời gian cho gia hạn nợ: NHCSXH có thể thực hiện việc gia hạn nợ mọt hay nhiều lần đối với một khoản vay nhưng tổng số thời gian cho gia hạn nợ không quá 12 tháng đối với khoản vay ngắn hạn và không quá ½ thời hạn cho vay đối với cho vay trung hạn.

Chuyển nợ quá hạn:

Các trường hợp chuyển nợ quá hạn: Hộ vay sử dụng vốn vay sai mục đích.

Có khả năng trả nợ khi đến hạn nhưng không trả hoặc đến kỳ hạn trả nợ cuối cùng hộ vay không được gia hạn nợ thì NHCSXH chuyển toàn bộ số dư nợ sang nợ quá hạn.

Sau khi chuyển nợ quá hạn, NHCSXH phối hợp với chính quyền sở tại, các tổ chức chính trị - xã hội có biện pháp tích cực thu hồi nợ.

Xử lý nợ rủi ro:

Các trường hợp hộ vay bị rủi ro do nguyên nhân khách quan được xử lý rủi ro theo quyết định số 15/NHCS-HĐQT ngày 27/01/2011 của Chủ tịch HĐQT NHCS.

Kiểm tra sử dụng vốn vay:

Trước khi phát tiền vay cho người vay NHCSXH phải kiểm tra:

Người vay phải là thành viên của tổ TK&VV do tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo văn bản hướng dẫn của NHCSXH.

Người vay có tên trong danhh sách hộ gia đình đề nghị vay vốn NHCSXH

Một phần của tài liệu giải pháp nâng cao hiệu quả tín dụng đối với người nghèo tại phòng giao dịch ngân hàng chính sách xã hội huyện lý nhân (Trang 25 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)