Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ tại công ty ta sử dụng các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ được tổng hợp ở bảng dưới đây:
46
Bảng 2.11: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động năm 2012 - 2013
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Lâm Khang)
Qua bảng số liệu cho thấy: Doanh thu bán hàng tăng nhưng lợi nhuận của doanh nghiệp lại giảm đi. Chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của công ty chưa thật sự cao. Công tác bán hàng của công ty đã tiến bộ hơn, hiệu quả cao hơn năm 2012 nhưng tốc độ tăng của giá vốn lại cao hơn tốc độ tăng của doanh thu, đẩy chi phí sản xuất lên cao, làm giảm lợi nhuận. Lợi nhuận năm 2013 giảm đi hơn 20% so với năm 2012 trong khi VLĐ bình quân tăng 75,7% so với năm 2012. Có thể thấy, quy mô sản xuất của công ty được mở rộng nhưng hiệu quả sử dụng vốn trong kinh doanh lại chưa cao.
Việc sử dụng hiệu quả VLĐ được thể hiện ở chỗ tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, tốc độ luân chuyển nhanh hay chậm nói lên hiệu quả sử dụng VLĐ cao hay thấp. Hiệu quả sử dụng VLĐ là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng
TT Chỉ tiêu Đvt Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch Tuyệt đối Tỷ lệ (%)
1 Doanh thu thuần Tr.đ 32.135 39.779 7.644 23,8 2 Giá vốn hàng bán Tr.đ 28.299 35.542 7.243 25,6 3 Lợi nhuận trước thuế Tr.đ 332 264 (68) (20,5) 4 Vốn lưu động bình quân Tr.đ 15.955 28.038 12.083 75,7 5 Khoản phải thu bình quân Tr.đ 2.760 10.320 7.560 274 6 Hàng tồn kho bình quân Tr.đ 11.295 15.735 4.440 39,3 7 Vòng quay VLĐ Vòng 2,01 1,42 -0,59 -29 8 Kỳ luân chuyển VLĐ Ngày 179 253 74 41 9 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 2,51 2,26 -0,25 -10 10 Kỳ thu tiền bình quân Ngày 31 93 62 200 11 Hệ số đảm nhận VLĐ Lần 0,5 0,7 0,2 40 12 Tỷ suất lợi nhuận VLĐ % 2,1 0,94 -1,16 -55
47
để đánh giá chất lượng công tác quản lý và sử dụng VLĐ của một doanh nghiệp. Để đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ ta xem xét một số chỉ tiêu cụ thể trong bảng:
Vòng quay VLĐ và kỳ luân chuyển VLĐ
Số vòng quay VLĐ năm 2013 đã giảm 0.59 vòng so với năm 2012 với tỷ lệ giảm tương ứng là 29%. Nghĩa là năm 2012 số vốn lưu động bỏ ra trong kỳ đã quay được 2,01 vòng và cần 179 ngày VLĐ bình quân mới hoàn thành một vòng luân chuyển. Nhưng đến năm 2013, tốc độ luân chuyển chỉ đạt 1.42 vòng nhưng phải cần đến 253 ngày mới hoàn thành một vòng luân chuyển, như thế là nhiều hơn năm 2012 là 74 ngày. Do năm 2013, công ty bán hàng chịu nhiều làm khoản phải thu khách hàng tăng mạnh, vốn lưu động bị ứ đọng lớn nên chưa phát huy được hiệu quả.
Kỳ thu tiền trung bình
Kỳ thu tiền bình quân năm 2013 là 93 ngày đã tăng hơn so với năm 2012 là 62 ngày cho thấy khả năng thu hồi vốn trong thanh toán chậm. Kỳ thu tiền bình quân kéo dài hơn, có thể nhận ra công ty đang áp dụng chính sách bán trả chậm, chất lượng công tác theo dõi thu hồi nợ của công ty chưa tốt. Thực tế, năm 2013 Công ty Lâm Khang tăng cường bán chịu để thu hút khách hàng mới làm các khoản phải thu bình quân năm 2013 đã tăng 274% so với năm 2012. Mặt khác, công tác thu hồi nợ của công ty còn lỏng lẻo cho thấy sự yếu kém trong cách quản lý.
Số vòng quay hàng tồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho năm 2013 là 2,26 vòng đã giảm 0,25 vòng so với năm 2012 là 2,51 vòng. Số vòng quay hàng tồn kho giảm cho thấy công ty bán hàng chậm và hàng tồn kho bị ứ đọng nhiều. Mặt khác, công ty chủ động tích trữ hàng tồn kho làm lượng hàng hóa tích trữ trung bình trong năm 2013 tăng lên đáng kể.
48
Hệ số đảm nhận VLĐ của công ty năm 2012 là 0,5 lần cho biết để thu được một đồng doanh thu thuần, công ty cần phải đầu tư 0,5 đồng vốn lưu động. Hệ số này giảm thì hiệu quả sử dụng vốn càng cao nhưng đến năm 2013 hệ số này là 0,7 lần, tức là tăng 0,2 lần so với năm 2012 tương ứng với tỷ lệ tăng 40%.
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ
Tỷ suất lợi nhuận VLĐ từ 2,1% năm 2012 giảm xuống còn 0,94% năm 2013 nghĩa là năm 2012, một đồng vốn tạo ra hai đồng lợi nhuận, năm 2013 tạo ra 0,94 đồng, đã giảm 1,16 đồng tương ứng giảm 55%, điều đó chứng tỏ doanh nghiệp chưa có biện pháp hữu hiệu tiết kiệm chi phí để tăng lợi nhuận. Đồng thời, hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty chưa cao.
Xét về khả năng thanh toán của công ty:
Bảng 2.12: Khả năng thanh toán năm 2012 – 2013
Tỷ số Năm 2012 Năm 2013 Chênh lệch
Tỷ số thanh toán hiện hành 3,33 4,62 1,29
Tỷ số thanh toán nhanh 0,97 2,46 1,49
Tỷ số thanh toán tức thời 0,23 0,22 -0,01
( Nguồn Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Lâm Khang)
- Khả năng thanh toán hiện hành: đây là hệ số thể hiện khả năng thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của công ty qua tính thanh khoản của tài sản lưu động (bao gồm các khoản vốn bằng tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu từ bán hàng, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Năm 2012 hệ số này là 3,33 lần, năm 2013 là 4,62 lần như vậy khả năng thanh toán hiện thời của công ty đã tăng lên 1,29 lần. So sánh với công ty cùng ngành như công ty Việt Nhật, Thiên Việt, Phú Hải (hệ số thanh toán của các công ty này ở mức 1,5 – 2,5) thì hệ số này ở Lâm Khang là khá cao, làm giảm hiệu quả hoạt động. Vì công ty đã đầu tư quá nhiều vào tài sản lưu động.
49
- Khả năng thanh toán nhanh: Hệ số này phản ánh chính xác khả năng thanh toán của công ty. Khả năng thanh toán nhanh của công ty năm 2013 so với năm 2012 đã tăng 1,49 lần. Chứng tỏ công ty vẫn có thể trả các khoản nợ khi chúng đến hạn nhưng cần chú ý “tài sản có tính thanh khoản” của công ty lại nằm chủ yếu ở các khoản phải thu _ các khoản có độ rủi ro rất cao. Điều đó cho thấy công ty dễ lâm vào khó khăn tài chính nếu không thu hồi được nợ. Như phân tích ở trên, đối tượng khách hàng của công ty đều có khả năng trả nợ. Vấn đề đặt ra công ty cần chủ động hơn nữa trong công tác thu hồi công nợ để đảm bảo khả năng thanh toán.
- Khả năng thanh toán tức thời: Phản ánh khả năng thanh toán lập tức tại một thời điểm xác định, hệ số này tại công ty ở mức thấp và cần chú ý, năm 2012 là 0,23; năm 2013 thậm chí hệ số này không được cải thiện mà còn giảm đi. Điều này cũng dễ dàng lý giải: trong tình trạng công ty hiện nay, vốn bằng tiền là loại vốn linh hoạt nhưng thực tế tỷ trọng vốn bằng tiền chỉ chiếm gần 5% trong cơ cấu vốn lưu động năm 2013. Công ty dự trữ lượng tiền mặt vừa đủ cho nhu cầu chi dùng tại đơn vị. Nếu công ty gặp rủi ro trong kinh doanh như hàng tồn kho không tiêu thụ được và nợ phải thu khó thu hồi, công ty sẽ gặp rủi ro thanh khoản khi mà lượng tiền dự trữ quá ít không đủ để trả các khoản nợ khi chúng đến hạn.
Như vậy, qua một số chỉ tiêu phân tích trên cho thấy tình hình tài chính của công ty có nhiều chuyển biến nhưng hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty còn thấp. Nguyên nhân chính do công ty đang bị ứ đọng vốn vào hàng tồn kho và nợ phải thu. Công ty cần có biện pháp để thu hồi số nợ, có kế hoạch dữ trữ hàng tồn kho đúng đắn. Từ đó, công ty sẽ cải thiện được khả năng thanh toán tốt hơn, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh.