Bảng 2.3: Kết quả hoạt động BH&CCDV của Lâm Khang
Đvt: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu BH&CCDV 9.368 32.135 39.779
2 Các khoản giảm trừ doanh thu 0 0 0
3 Doanh thu thuần về BH&CCDV 9.368 32.135 39.779
4 Giá vốn hàng bán 8.431 28.299 35.541
5 Lợi nhuận gộp về BH&CCDV 936 3.836 4.237
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Lâm Khang năm 2011, 2012, 2013)
Qua bảng báo cáo kết quả kinh doanh ta thấy tổng doanh thu BH&CCDV của công ty qua ba năm đều tăng. Doanh thu bán hàng tăng mạnh là do:
32
- Năm 2012 và 2013 giá mặt hàng thiết bị y tế trên thị trường tăng mạnh làm giá cả hàng hóa mua vào của công ty tăng theo. Trước tình hình đó, công ty buộc phải tăng giá bán ra đẩy doanh thu lên nhằm thu lợi nhuận.
- Năm 2013, công ty áp dụng chính sách bán hàng chịu để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Điều này làm cho lượng hàng tiêu thụ của công ty tăng lên, tác động làm tăng doanh thu.
Ngoài ra, công ty Lâm Khang không ngừng nỗ lực đàm phán tìm kiếm mở rộng các mối quan hệ kinh tế nhằm tăng doanh thu. Có thể nói hoạt động kinh doanh của công ty đang tiến triển thuận lợi.
Công ty không có khoản giảm trừ doanh thu. Chứng tỏ công ty rất quan tâm đến chất lượng hàng hóa của mình trước khi giao cho khách hàng và các đối tác. Hàng hóa của Lâm Khang chủ yếu là các thiết bị y tế, hàng dược phẩm phục vụ cho việc chăm sóc sức khỏe con người nên chất lượng hàng hóa càng phải được đảm bảo trước khi giao bán.
Để thấy rõ hơn kết quả từ hoạt động bán hàng, ta đi xét biểu đồ sau:
Đvt: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty Lâm Khang)
Biểu đồ 2.4: Kết quả hoạt động BH & CCDV
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu Giá vốn Lợi nhuận gộp
33
Nhìn vào đồ thị cho thấy: Doanh thu về BH & CCDV cũng như giá vốn hàng bán của công ty có sự biến động mạnh trong những năm qua. Cả doanh thu và giá vốn đều có xu hướng tăng lên. Doanh thu tăng đó là chuyển biến tích cực. Tuy nhiên lợi nhuận gộp lại tương đối ổn định. Đồng thời do giá vốn luôn ở mức khá cao so với doanh thu nên lợi nhuận gộp từ BH&CCDV thu được không nhiều.
Bảng 2.4: Doanh thu và chi phí của Lâm Khang
Đvt: Triệu đồng
TT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
1 Doanh thu hoạt động tài chính 44 98,8 95,1
2 Chi phí tài chính 143,7 458,2 1.386
3 Chi phí quản lý kinh doanh 1.138 3.140 2.668
5 Thu nhập khác 13,2 0,00086 1
6 Chi phí khác 112 4,4 15,7
(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty Lâm Khang năm 2011, 2012, 2013)
Doanh thu hoạt động tài chính cơ bản tăng (năm 2011 là gần 44 triệu đồng năm 2013 lên đến hơn 95 triệu đồng). Khoản thu nhập khác biến động rất mạnh, năm 2013 giảm còn là 1 triệu đồng (Chi tiết khoản mục này công ty không nêu rõ trong bản thuyết minh).
Chi phí quản lý kinh doanh của công ty tăng tương đối nhanh năm 2011 chỉ là 1.138 triệu đồng nhưng sang năm 2012 đã là 3.140 triệu đồng. Đến năm 2013, khoản mục này giảm nhẹ còn là 2.668 triệu đồng. Chí phí quản lý kinh doanh bao gồm: chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp (Chi tiết hai khoản mục này chưa tìm hiểu được). Để lý giải vì sao chi phí kinh doanh tăng lên phải nhìn vào thực tế là công ty đã không ngừng cải thiện nâng cao doanh thu, do đó lượng hàng bán ra ngày càng nhiều nên chi phí bán hàng tăng. Bên cạnh đó, công ty chưa chú trọng trong việc quản lý doanh nghiệp nên chi phí quản lý vẫn ở mức cao. Vì vậy, công ty cần có biện pháp làm giảm chi phí quản lý kinh doanh để tăng lợi nhuận.
Chi phí tài chính tăng mạnh qua các năm điều này chứng tỏ công ty đã đi vay để bổ sung vào nguồn vốn. Khoản chi phí khác (phạt hợp đồng, khoản
34
chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN) biến động mạnh: năm 2011 là 112 triệu đồng đến năm 2013 chỉ là hơn 15 triệu đồng (Chi tiết khoản mục này kế toán không hạch toán rõ).
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của công ty có xu hướng giảm xuống do chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) và chi phí quản lý tăng cao.