Biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị y tế lâm khang (Trang 25 - 28)

Xuất phát từ những đặc điểm về phương thức chuyển dịch giá trị (chuyển toàn bộ một lần vào giá thành sản phẩm tiêu thụ) phương thức vận động của TSLĐ và vốn lưu động ( có tính chất chu kỳ lặp lại, đan xen...) vì vậy trong khâu quản lý sử dụng và sử dụng VLĐ cần lưu ý những nội dung sau:

Xác định đúng nhu cầu VLĐ của doanh nghiệp

Cần xác định ( ước lượng ) số vốn lưu động cần thiết, tối thiểu trong kỳ kinh doanh. Như vậy sẽ đảm bảo đủ vốn lưu động cần thiết cho quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành thường xuyên, liên tục, tránh ứ đọng vốn ( phải trả lãi vay), thúc đẩy tốc độ luân chuyển vốn dẫn đến nâng cao hiệu quả

18

sử dụng vốn. Với quan niệm này nhu cầu vốn lưu động là số vốn tối thiểu, thường xuyên cần thiết nên nhu cầu vốn lưu động được xác định theo công thức:

Nhu cầu VLĐ = Vốn hàng tồn kho + Nợ phải thu – Nợ phải trả nhà cung cấp

Các doanh nghiệp cần chú trọng xác định đúng đắn nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết, phù hợp với quy mô và điều kiện kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp.

Tổ chức khai thác tốt nguồn tài trợ vốn lưu động

+ Trước hết về trình tự khai thác nguồn vốn: doanh nghiệp cần khai thác triệt để các nguồn vốn nội bộ và các khoản vốn có thể chiếm dụng một cách hợp pháp, thường xuyên.

+ Nếu số vốn lưu động còn thiếu, doanh nghiệp tiếp tục khai thác đến nguồn bên ngoài doanh nghiệp như: Vốn liên doanh, vốn vay của ngân hàng, hoặc các công ty tài chính, vốn phát hành cổ phiếu, trái phiếu...Khi khai thác các nguồn vốn bên ngoài, điều đáng lưu ý nhất là phải cân nhắc yếu tố lãi suất tiền vay.

Thường xuyên phân tích tình hình sử dụng VLĐ

+Phân tích một cách thường xuyên tình hình sử dụng VLĐ để thấy được những tồn tại trong công tác quản lý, sử dụng VLĐ từ đó có biện pháp xử lý kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. Tuỳ theo từng loại TSLĐ khác nhau mà doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích theo tháng hoặc theo quý tình hình biến động của những khoản này.

Đối với những khoản VLĐ tồn tại ở dạng tiền mặt hay khoản phải thu doanh nghiệp nên phân tích tình hình sử dụng của chúng hàng tháng, còn đối với khoản VLĐ tồn tại ở dạng hàng tồn kho có thể phân tích theo quý.

Phân tích tình hình sử dụng VLĐ phải thấy được tỷ trọng của từng loại VLĐ trong từng khâu của quá trình tái sản xuất, thấy được kết cấu nguồn tài

19

trợ VLĐ của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Trên cơ sở đó tìm ra những bất hợp lý trong cơ cấu VLĐ, cơ cấu nguồn VLĐ của doanh nghiệp.

+Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động thông qua các chỉ tiêu tài chính như: vòng quay toàn bộ vốn lưu động, hiệu suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ ... Nhờ các chỉ tiêu này người quản lý tài chính có thể điều chỉnh kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi.

Tóm lại, chương 1 đã trình bày những lý luận cơ bản về hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp, từ đó thấy được ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ đối với kết quả hoạt động SXKD của doanh nghiệp và một số biện pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ.

Vậy ở công ty cổ phần Thiết bị y tế Lâm Khang, công tác quản lý và sử dụng VLĐ như thế nào, điều này sẽ được đề cập ở chương 2 của chuyên đề.

20

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THIẾT BỊ Y TẾ LÂM KHANG

Một phần của tài liệu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty cổ phần thiết bị y tế lâm khang (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)