Ảnh hưởng của nhiệt độ và thời gian bảo quản [19, 38]

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến giò chả cá tra pha cá thát lát và bảo quản sản phẩm (Trang 34 - 37)

Chất lượng của giò chả phụ thuộc vào nhiệt độ và thời gian bảo quản. Nhiệt độ

bảo quản thấp thì thời gian bảo quản dài và ngược lại.

1.6.3. Ảnh hưởng của các chất phụ gia [19]

Các chất phụ gia bổ sung vào giò chả nhằm mục đích tạo cho sản phẩm có những tính chất nhất định như: Bổ sung dinh dưỡng, tạo mùi, vị, trạng thái cấu trúc.

Nếu là nhóm chất dinh dưỡng như bột ngũ cốc, đường, lòng trắng trứng,… thì lượng cho vào không hạn chế, nhưng phải đảm bảo tính chất đặc trưng của sản phẩm

đó là trạng thái, màu sắc, mùi, vị và yêu cầu về chỉ số dinh dưỡng. Lượng bổ sung thích hợp sẽ có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm và ngược lại nếu bổ sung quá nhiều hoặc chưa đủđều ảnh hưởng không tốt đến sản phẩm.

Chất lượng của phụ gia ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, phụ gia kém chất lượng không được sử dụng trong thực phẩm.

Nếu là những chất phi dinh dưỡng bổ sung vào nhằm tăng giá trị cảm quan như

muối phosphat có tác dụng làm tăng giá trị cảm quan về chỉ tiêu trạng thái thì cần được kiểm soát về an toàn và vệ sinh thực phẩm.

1.7. Các định hướng nghiên cứu trong sản xuất giò chả cá Tra pha cá Thát Lát

Định hướng 1:

Trong chế biến và tiêu dùng các sản phẩm ăn liền đặc biệt là giò chả, người tiêu dùng thường đặc biệt quan tâm đến các loại và tỷ lệ phụ gia trong sản phẩm.

Vì vậy, “Nghiên cứu sản xuất sản phẩm giò chả cá Tra pha cá Thát Lát” là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn vì thịt cá Thát Lát có đặc tính dẻo dai nhằm hạn chế sử dụng

Định hướng 2:

Các yếu tố công nghệ như: Thời gian nghiền giã, thời gian định hình, thời gian

hấp chín, chế độ bảo quản và các chất phụ gia như tỷ lệ phối trộn chất phụ gia đều có

thể xem là một trong những yếu tố ảnh hưởngđến chất lượng của sản phẩm giò chả.

Vì vậy, nghiên cứu các yếu tố công nghệ và tỷ lệ phối trộn các chất phụ gia

Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu

2.1.1. Cá Tra

Cá Tra được thu mua tại chợ Bến Tre trong cùng một lô hàng, sử dụng cá vẫn

còn sống, không có vết bầm hay trầy xước trên cơ thể, cá có kích cỡ 1100 – 1400 g/con.

Cá Tra thuộc Bộ cá nheo Siluriformes

Họ cá Tra Pangasiidae

Giống cá Tra Pangasius

Loài cá Tra Pangasius hypophthalmus.

2.1.2. Cá Thát Lát

Cá Thát Lát được thu mua tại chợ Bến Tre trong cùng một lô hàng, sử dụng cá

vẫn còn sống, không vết bầm hay trầy xước trên cơ thể, với kích cỡ 7 – 9 con/kg. Cá Thát Lát thuộc phân lớp cá vây tia Actinopterryii

Bộ cá dạng Thát Lát Osteoglossomopha

Họ cá Thát Lát Notopteridae

Giống cá Thát Lát Notopterus Lacepede

2.1.3. Các chất phụ gia 1. Bột mì 1. Bột mì

Bột mì cho vào sản phẩm làm tăng độ dẻo dai, độ kết dính. Bột mì còn có khả năng đồng tạo gel với protein của thịt làm cho sản phẩm có độ dẻo dai, đàn hồi tốt hơn.

Bột mì dùng trong các thí nghiệm phải cùng loại bột thuộc cùng một lô hàng

đồng nhất. Bột mì có màu trắng, mịn, không mối mọt, không có vị chua, không lẫn tạp

chất như cát, sạn,... Sử dụng bột mì loại 1 của công ty Cái Lân

Một phần của tài liệu nghiên cứu quy trình công nghệ chế biến giò chả cá tra pha cá thát lát và bảo quản sản phẩm (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)