Sức kháng bệnh của đà điểu thịt

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích nghi, sức sản xuất của đà điểu nuôi thịt và sinh sản tại bắc kạn (Trang 65 - 89)

, lông da…)

3.3.1.Sức kháng bệnh của đà điểu thịt

Tỷ lệ nuôi sống qua các giai đoạn tuổi biểu thị khả năng thích nghi của vật nuôi với điều kiện môi trƣờng, khả năng chống đỡ bệnh tật. Chúng tôi đã chọn 40 đà điểu 1 ngày tuổi, trong đó có 30 đà điểu trống và 10 đà điểu mái để theo dõi khả năng sinh trƣởng của chúng. Kết quả thể hiện ở bảng 3.8.

Bảng 3.8: Tỷ lệ nuôi sống qua các tháng tuổi

Tháng tuổi Số con đầu kỳ (con) Số con cuối kỳ (con)

Nuôi sống/giai đoạn

(%) Nuôi sống/kỳ (%) 1 40 40 100,00 100,00 2 40 40 100,00 100,00 3 40 38 95,00 95,00 4 38 38 100,00 95,00 5 38 38 100,00 95,00 6 38 38 100,00 95,00 7 38 38 100,00 95,00 8 38 38 100,00 95,00 9 38 38 100,00 95,00 10 38 38 100,00 95,00 11 38 38 100,00 95,00 12 38 38 100,00 95,00

Qua bảng 3.8 cho thấy, do đƣợc chăm sóc nuôi dƣỡng chu đáo, đặc biệt thực hiện tốt khâu chăm sóc sức khỏe ban đầu và an toàn sinh học trong quá trình thí nghiệm nên tỷ lệ sống của đàn đà điểu cao. Đà điểu 1- 2 tháng tuổi có tỷ lệ nuôi sống 100%. Giai đoạn 3 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 95%. Từ tháng thứ 4 trở đi đà điểu nuôi sống đạt tỷ lệ 100%.

Kết quả thí nghiệm tỷ lệ nuôi sống trên đà điểu của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Phùng Đức Tiến và cs (2003) [15], cho biết đà điểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nuôi tại Việt Nam có tỷ lệ nuôi sống ở giai đoạn 0 - 3 tháng tuổi là 77 - 80% và giai đoạn 4 - 10 tháng tuổi là 90 - 95 %. Điều đó chứng tỏ để đà điểu đạt tỷ lệ nuôi sống cao, khâu tuyển chọn, chăm sóc nuôi dƣỡng đúng kỹ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng, đặc biệt trong điều kiện khí hậu tại Bạch Thông, Bắc Kạn, không phải hoàn toàn phù hợp với chúng.

Các tác giả Cillier (1995) [32], Degen và cs (1991) [35] cho rằng tỷ lệ nuôi sống phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là bệnh tật, kỹ thật chăn nuôi và dinh dƣỡng. Đồng thời quá trình này cho thấy kỹ thuật chăn nuôi đà điểu của trang trại đã từng bƣớc hoàn thiện, điều kiện chăm sóc nuôi dƣỡng phù hợp và đà điểu thích nghi tốt với điều kiện khí hậu ở Bắc Kạn đã góp phần nâng cao tỷ lệ nuổi sống của đà điểu.

3.3.2. Sinh trưởng tích lũy qua các tháng tuổi

Khối lƣợng cơ thể của đà điểu giai đoạn sơ sinh đến 12 tháng tuổi đƣợc cân từng cá thể và xử lý thống kê. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.9 và hình 3.4.

Bảng 3.9: Sinh trƣởng tích lũy của đà điểu trống, mái (kg)

Tháng tuổi

Đà điểu trống (n=30) Đà điểu mái (n=10)

X± mx Cv (%) Min Max X± mx Cv (%) Min Max MN 0,893a±0,009 5,72 0,78 1,02 0,821b±0,016 6,17 0,75 0,91 1 4,03a±0,07 9,75 3,30 4,80 3,80b±0,10 8,23 3,20 4,20 2 11,00a±0,28 13,67 8,97 13,80 9,33b±0,34 11,68 7,80 11,20 3 19,60a±0,21 5,65 17,90 22,10 17,10b±0,47 8,19 15,10 19,50 6 61,63a±0,40 3,51 56,80 65,80 53,70b±0,97 5,43 49,70 58,50

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

9 85,53a±0,76 4,79 77,90 91,00 81,76b±1,04 3,80 77,50 88,50 12 111,88a±1,08 5,22 98,40 120,40 95,96b±1,83 5,73 89,60 101,70

Theo hàng ngang các số mang chữ cái khác nhau, thì sai khác có ý nghĩa thống kê (P<0,05)

0 20 40 60 80 100 120 Mới nở 1 2 3 6 9 12

Đà điểu trống Đà điểu mái

Hình 3.4: Sinh trưởng tích lũy của đà điểu trống và mái

Qua bảng 3.9 cho thấy, ở cùng độ tuổi, cùng một chế độ chăm sóc nuôi dƣỡng với tính biệt khác nhau thì khối lƣợng cơ thể đạt đƣợc lại khác nhau. Sự chênh lệch về khối lƣợng cơ thể giữa hai loại tính biệt tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Đà điểu trống luôn có khối lƣợng trung bình lớn hơn đà điểu mái. Tuy nhiên khối lƣợng cơ thể đà điểu tăng dần qua các lứa tuổi. Khi mới nở khối lƣợng cơ thể đà điểu trống 0,893 kg/con; mái đạt 0,821 kg/con, (P<0,05). Đến 1 tháng tuổi khối lƣợng đà điểu trống đạt 4,03 kg; mái đạt 3,80 kg/con. Kết thúc theo dõi ở 12 tháng tuổi khối lƣợng đà điểu trống đạt 111,88 kg và mái đạt 89,60 kg/con, với (P<0,05).

Kết quả theo dõi đà điểu giai đoạn sơ sinh đến 3 tháng tuổi tại Bắc Kạn thấp hơn so với kết quả theo dõi của các tác giả Trần Công Xuân và cs (1999) [21] khi nghiên cứu sinh trƣởng trên đà điểu Zimbabuwe cho kết quả: Khối

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

lƣợng sơ sinh 0,93 kg/con, tăng lên 22,18 kg lúc 13 tuần tuổi. Nhƣng lại nằm trong giới hạn thông báo của Deeming (1995) [34], khối lƣợng cơ thể đà điểu giai đoạn từ 35-42 ngày nằm trong khoảng 4,08-6,09 kg/con, từ 70-98 ngày khối lƣợng đà điểu đạt 16,12-28,74 kg/con. Theo Niekerk B.D.H, Muller U.T (1996) [53], khối lƣợng cơ thể đà điểu ở 30 ngày tuổi là 4,0 kg/con, lúc 60 ngày tuổi là 11 kg/con và 90 ngày tuổi là 19,5 kg/con. Nhƣ vậy, có thể thấy, khối lƣợng đà điểu ở các giai đoạn tuổi mặc dù có thấp hơn, nhƣng không có sai khác lớn so với các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nƣớc.

3.3.3. Sinh trưởng tuyệt đối qua các giai đoạn tuổi

Sinh trƣởng tuyệt đối là chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự tăng lên về khối lƣợng, kích thƣớc và thể tích cơ thể trong khoảng thời gian khảo sát. Nó cho thấy rõ sự tăng lên của khối lƣợng con vật trong một đơn vị thời gian (ngày). Chỉ tiêu sinh trƣởng tuyệt đối phản ánh mức độ nhanh chậm quá trình sinh trƣởng và phát triển của con vật.

Trên cơ sở khối lƣợng cơ thể theo dõi đƣợc qua các tháng tuổi, chúng tôi xác định đƣợc tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối của đà điểu ở các tháng tuổ

). Kết quả theo dõi sinh trƣởng tuyệt đối đƣợc thể hiện ở bảng 3.10 và hình 3.5.

Bảng 3.10: Sinh trƣởng tuyệt đối của đà điểu từ mới nở đến 12 tháng tuổi (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Đvt: g/con/ngày) Tuổi đà điểu (tháng) Trống (n=30) Mái (n=10) X± mx Cv (%) X± mx Cv (%) Mới nở-1 104,49 ±2,38 12,50 99,30±2,95 9,41 1 - 2 232,44±8,63 20,33 184,30±10,40 32,27 2 - 3 286,00±10,40 19,65 253,30±17,60 20,86

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 3 - 6 467,05±4,39 5,06 406,70±12,50 37,40 6 - 9 265,50±10,30 20,82 311,70±10,70 10,34 9 - 12 292,80±14,40 26,47 157,87±28,40 54,01 0 50 100 150 200 250 300 350 400 450 500 Mới nở -1 1-2 2-3 3-6 6-9 9-12 Trống Mái

Hình 3.5: Sinh trưởng tuyệt đối của đà điểu từ mới nở đến 12 tháng tuổi

Kết quả theo dõi khả năngsinh trƣởng tuyệt đối cho thấy, đà điểu trống luôn tăng khối lƣợng cao hơn đà điểu mái. Lúc mới nở đến 1 tháng tuổi sinh trƣởng tuyệt đối của đà điểu trống chỉ đạt 104,49 g/ngày/con, đà điểu mái là 99,30 g/ngày/con. Đến 2-3 tháng tuổi sinh trƣởng tuyệt đối của con trống đạt 286,00 g/con/ngày, mái đạt 253,30 g/con/ngày. Trong giai đoạn từ 3-6 tháng tuổi tăng trọng trung bình của cả con trống và mái đều đạt cao nhất, tƣơng ứng là 467,05 và 406,70 g/con/ngày. Sau giai đoạn này sinh trƣởng tuyệt đối giảm dần. Giai đoạn 9-12 tháng tuổi sinh trƣởng tuyệt đối của đà điểu trống, mái là 292,80 g/con/ngày và 157,87 g/con/ngày. Kết quả bảng 3.10 và đồ thị 6 cho thấy tốc độ sinh trƣởng tuyệt đối tăng dần từ mới nở đến 3-6 tháng tuổi, sau đó giảm dần theo quy luật chung của gia cầm.

Tháng tuổi (g)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Kết quả nghiên cứu của Cillier (1995) [32] cho biết sinh trƣởng tuyệt đối của đà điểu lúc 1 tháng tuổi là 105 g, ở 2 tháng tuổi là 170 g, ở 3 tháng tuổi là 283 g và tăng dần đạt cao nhất ở 6 tháng tuổi là 420g. Theo Hicks. K (1993) [45] cho biết sinh trƣởng tuyệt đối của đà điểu tăng dần từ 35 - 98 ngày tuổi (288,6 - 454,8g) sau đó giảm dần, ở 10 tháng tuổi đạt 196,4g.

Khi nghiên cứu tốc độ sinh trƣởng của đà điểu châu Phi, Cillers (1995) [32] cho biết tốc độ sinh trƣởng cao nhất ở chim trống đạt đƣợc ở 181 ngày tuổi và 175 ngày với chim mái. Du Preez và cs (1991) [38] cho kết quả tƣơng ứng là 163 ngày và 157 ngày.

Tác giả Trần Công Xuân và cs (2003) [22] nghiên cứu khả năng sinh trƣởng của đà điểu châu Phi thế hệ 1 cho biết tăng trọng tuyệt đối/ngày của đà điểu 1 tháng tuổi đối với đà điểu trống là 189,50 g, mái là 162,09 g.

Nhƣ vậy, kết quả nghiên cứu sinh trƣởng tuyệt đối của đà điểu trong thí nghiệm của chúng tôi đạt tƣơng đƣơng với các tác giả và phù hợp với quy luật sinh trƣởng chung của gia cầm.

3.3.4. Sinh trưởng tương đối

Sinh trƣởng tƣơng đối là tỷ lệ phần trăm tăng lên của khối lƣợng cơ thể của đà điểu. Tỷ lệ này nói lên mức độ ủa cơ thể sau một thời gian nuôi dƣỡng. Qua đó, ngƣời chăn nuôi biết nên tác động nhƣ thế nào và thời điểm nào là phù hợp nhất để có đƣợ ủa đà điểu tốt nhất với lƣợng thức ăn ít nhất.

Qua theo dõi sinh trƣởng của đà điểu ở các giai đoạn, tôi thu đƣợc kết quả về sinh trƣởng tƣơng đối. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.11 và minh họa tại hình 3.6.

Bảng 3.11: Sinh trƣởng tƣơng đối của đà điểu (%)

Tháng tuổi

Trống Mái

X± mx X± mx

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 1 - 2 92,14±1,99 83,83±2,72 2 - 3 56,52±2,30 57,15±3,75 3 - 6 103,50±0,78 103,33±2,51 6 - 9 32,39±1,18 41,47±1,52 9 - 12 26,64±1,30 15,87±2,79 0 20 40 60 80 100 120 140 Mới nở - 1 1-2 2-3 3-6 6-9 9-12 Trống Mái

Hình 3.6: Sinh trưởng tương đối của đà điểu

Từ bảng 3.11 và hình 3.6 cho thấy, ở giai đoạn mới nở đến 1 tháng tuổi, sinh trƣởng tƣơng đối của đà điểu trống, mái là 128,88% và 128,78%. Sau đó giảm dần đến giai đoạn 2-3 tháng tuổi. Nhƣng trong giai đoạn 3-6 tháng tuổi lại có hiện tƣợng tăng mạnh đạt 103,50% với con trống và 103,33% với con mái. Điều này có thể do sinh trƣởng tuyệt đối trong giai đoạn này cũng đạt cao nhất. Sau giai đoạn này sinh trƣởng tƣơng đối của đà điểu giảm dần đến giai đoạn 9-12 tháng tuổi, đà điểu trống, mái là 26,64% và 15,87%.

3.3.5. Thu nhận và chuyển hóa thức ăn

Tháng tuổi (%)

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Lƣợng thu nhận thức ăn hàng ngày phản ánh tình trạng sức khỏe của con vật, chất lƣợng thức ăn và kỹ thuật chăm sóc của con ngƣời, lƣợng thức ăn thu nhận hàng ngày phụ thuộc vào đặc điểm của con giống, tuổi, điều kiện ngoại cảnh và tính chất của khẩu phần (Farrell, 1983) [41]. Khác với các loài gia cầm khác, bộ máy tiêu hóa của đà điểu có manh tràng chứa hệ vi sinh vật cộng sinh nên chúng có khả năng sử dụng đƣợc thức ăn thô xanh. Do đó thức ăn cho đà điểu bao gồm từ hai nguồn thức ăn tinh và thức ăn xanh. Kết quả đƣợc thể hiện ở bảng 3.12.

Bảng 3.12: Lƣợng thức ăn thu nhận của đà điểu

Tuổi đà điểu (tháng)

TĂ tinh TĂ xanh

Kg/con/ ngày Kg/con/ tháng, 3 tháng Cộng dồn Tổng lƣợng thức ăn (kg) Kg/con/ ngày kg/con/ tháng, 3 tháng Cộng dồn Tổng lƣợng thức MN-1 0,103 3,09 3,09 123,6 0,110 3,30 3,30 132,00 1-2 0,383 11,49 14,58 459,6 0,418 12,54 15,84 501,60 2-3 0,638 19,14 33,72 727,32 0,745 22,35 38,19 849,30 3-6 1,257 113,13 146,85 4298,94 1,125 101,25 139,44 3847,50 6-9 1,64 147,60 294,45 5608,80 1,593 143,37 282,81 5448,06 9-12 1,70 153,00 447,45 5814,00 1,685 151,65 434,46 5762,70

Qua bảng 3.12 cho thấy, lƣợng thức ăn tinh và xanh của đà điểu tăng dần qua các giai đoạn tuổi. Số lƣợng thu nhận thức ăn tinh và thức ăn thô xanh hàng ngày của đà điểu tăng dần theo tuổi. Ngay trong tuần tuổi đầu tiên đà điểu có thể sử dụng thức ăn xanh tƣơi non băm nghiền nhỏ.

Lƣợng thức ăn thu nhận hàng ngày tăng dần, nên tổng lƣợng thức ăn thu nhận trong từng giai đoạn cũng tăng lên. Lƣợng thức ăn tinh, xanh thu nhận ở tháng tuổi đầu tƣơng ứng là 0,103 kg/con/ngày (dao động trong khoảng (0,03-0,2 kg/con) và 0,11 kg/con/ngày (0,05-0,16 kg/con/ngày); Giai đoạn 3-6 tháng tuổi là 1,257 kg/con/ngày và 1,125 kg/con/ngày. Kết thúc theo (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

dõi giai đoạn 9 đến 12 tháng tuổi lƣợng thức ăn tinh, xanh thu nhận của đà điểu là 1,70 kg/con/ngày và 1,685 kg/con/ngày. Tính chung cho cả giai đoạn từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi 1 con đà điểu ăn hết 447,45 kg thức ăn tinh và 434,46 kg thức ăn xanh.

Kết quả nghiên cứu trên đàn đà điểu ấp nở nhập từ Zimbabwe Trần Công Xuân và cs (1999) [21] cho biết kết thúc giai đoạn đà điểu con (3 tháng tuổi) lƣợng thu nhận thức ăn tinh, xanh là 35,90 kg/con và 52,43 kg/con. Nhƣ vậy, kết quả theo dõi của chúng tôi lƣợng thu nhận thức ăn tinh và thức ăn xanh thấp hơn so với kết quả công bố của các tác giả trong giai đoạn đầu.

3.3.6. Tiêu tốn thức ăn qua các giai đoạn tuổi

Hiệu quả chuyển hóa thức ăn là chỉ tiêu quan trọng quyết định đến hiệu kinh tế trong chăn nuôi. Trong điều kiện ổn định về quy trình chăm sóc nuôi dƣỡng và môi trƣờng ngoại cảnh thì hiệu quả chuyển hóa thức ăn giảm dần theo tuổi. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn đƣợc xác định qua chỉ tiêu: TTTĂ/kg tăng khối lƣợng. Kết quả theo theo dõi đƣợc thể hiện ở bảng 3.13:

Bảng 3.13: Tiêu tốn thức ăn/kg tăng KL qua các giai đoạn Giai đoạn (tháng) Tổng KL tăng

Thức ăn tinh Thức ăn xanh

Tổng thức ăn Giai đoạn Cộng dồn Tổng thức ăn Giai đoạn Cộng dồn MN-1 123,83 123,6 0,998 0,998 132,00 1,066 1,066 1-2 246,50 459,6 1,865 1,575 501,60 2,035 1,711 2-3 319,29 727,32 2,284 1,900 849,30 2,660 2,150 3-6 1548,40 4298,94 2,776 2,506 3847,50 2.485 2,382 6-9 945,40 5608,80 5,933 3,524 5448,06 5,763 3,386 9-12 891,90 5814,00 6,519 4,179 5762,70 6,461 4,059

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Bảng 3.13 và biểu đồ 3.5 cho thấy, tiêu tốn thức ăn tinh và xanh cho 1 kg tăng khối lƣợng tăng dần theo tuổi. Tiêu tốn thức ăn tinh và xanh/kg tăng trọng ở giai đoạn mới nở -1 tháng tuổi là 0,998 kg và 1,066 kg; giai đoạn 3-6 tháng tuổi là 2,776 kg và 2,485 kg. Đến 9-12 tháng tuổi tiêu tốn thức ăn tinh và xanh/kg tăng khối lƣợng là 6,519 kg và 6,461 kg. Tính chung, đến 12 tháng tuổi, để đạt đƣợc 1 kg khối lƣợng, đà điểu cần đƣợc cung cấp 4,179 kg thức ăn tinh và 4,059 kg thức ăn xanh.

Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Khắc Thịnh (2005) [13] cho biết đến 3 tháng tuổi tiêu tốn thức ăn tinh, xanh ở đà điểu lai là 2,34 và 1,26 kg/kg tăng khối lƣợng; ở dòng thuần là 2,37 và 1,26 kg/kg tăng khối lƣợng. Nhóm tác giả Theo Niekerk và Muller (1996) [53] tiêu tốn thức ăn tinh ở các giai đoạn tuổi 1 và 3 tháng tuổi là 2,10 kg và 2,4 kg. Gabaldi (1994) [43] đà điểu 1-24 ngày tiêu tốn là 1,62 kg thức ăn tinh/kg tăng khối lƣợng, giai đoạn 25-91 ngày tiêu tốn là 2,56 kg thức ăn tinh/kg tăng khối lƣợng.

Nhƣ vây, kết quả theo dõi của chúng tôi nằm trong phạm vi công bố của nhiều tác giả về tiêu tốn thức ăn tinh. Tuy nhiên, tiêu tốn thức ăn xanh cao hơn so với kết quả công bố của tác giả trong và ngoài nƣớc.

3.3.7. Chi phí thức ăn trên 1 kg khối lượng sống

Chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng về mặt kinh tế vì chi phí thức ăn/kg tăng khối lƣợng cơ thể càng thấp thì hiệu quả kinh tế càng cao. Theo giá thành nguyên liệu tại thời điểm nghiên cứu, tổng lƣợng thức ăn tiêu thụ và khối lƣợng tăng trong từng giai đoạn chúng tôi đã tính đƣợc chi phí đƣợc thể hiện ở bảng 3.14:

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích nghi, sức sản xuất của đà điểu nuôi thịt và sinh sản tại bắc kạn (Trang 65 - 89)