Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích nghi, sức sản xuất của đà điểu nuôi thịt và sinh sản tại bắc kạn (Trang 39 - 47)

, lông da…)

1.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc

Ở nƣớc ta, nghề chăn nuôi đà điểu đƣợc khởi đầu từ khi Bộ Nông nghiệp và PTNT giao cho Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thụy Phƣơng - Viện chăn nuôi 100 trứng đà điểu châu Phi (đà điểu) nhập từ Zimbabwe để nghiên cứu với mục tiêu phát triển chăn nuôi đà điểu ở Việt Nam, đồng thời góp phần làm đa dạng các giống gia cầm nƣớc ta. Kết quả nuôi thử nghiệm cho thấy, đàn đà điểu nuôi tại Việt Nam đạt đƣợc các chỉ tiêu tƣơng đƣơng với nơi xuất xứ, các tác giả cho biết điều kiện tự nhiên nƣớc ta phù hợp cho phát triển ngành chăn nuôi động vật mới này. Năm 1997, Nhà nƣớc đã chính thức phê duyệt dự án nghiên cứu và phát triển chăn nuôi đà điểu tại Việt Nam, do Trung tâm nghiên cứu Gia cầm Thuỵ Phƣơng - Viện Chăn nuôi thực hiện. Đà điểu nhập từ Australia gồm các dòng Aust, Black, Blue. Trong thời gian qua Trung tâm nghiên cứu gia cầm Thuỵ Phƣơng đã phối hợp với các đơn vị, các nhà khoa học triển khai nhiều đề tài nghiên cứu và bƣớc đầu thu đƣợc một số kết quả:

Kết quả nghiên cứu về dinh dƣỡng thức ăn của Nguyễn Thị Hoà (2006) [6] đã xác định đƣợc khẩu phần ăn có mức protein 21%, mức năng lƣợng (ME): 2750 kcal/kg thức ăn giai đoạn 0-4 tuần tuổi và mức protein là 19%; ME 2600 kcal/kg thức ăn giai đoạn 5-13 tuần tuổi, nuôi gột cho kết quả tốt nhất.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Theo Phùng Đức Tiến và cs (2003) [15] đã xác định đƣợc chế độ dinh dƣỡng nuôi đà điểu sinh sản giai đoạn đẻ trứng với khẩu phần thức ăn có mức protein 18,50 - 21,50% và mức lysine (0,99 - 1,34%); methionine (0,36- 0,49%) cho tỷ lệ nuôi sống đạt 100%. Mức protein 20% cho năng suất sinh sản cao nhất, tỷ lệ đẻ 16,25%; năng suất trứng đạt 44,25 quả/ mái/ năm; tỷ lệ phôi là 79, 52%, tỷ lệ nở /phôi đạt 67,50% và số con/mái là 22,5 con. Mức lysine 1,16% và mức methionine 0,42% cho tỷ lệ đẻ 16,30%, năng suất trứng/mái đạt 44,75 quả cao nhất, tƣơng ứng số đà điểu giống/mái đạt 22,25 con.

Theo Nguyễn Thị Hoà (2006) [6] về các mức protein và một axit amin quan trọng trong khẩu phần nuôi đà điểu sinh sản giai đoạn đẻ trứng cho thấy với mức protein 20%; methionine 0,42% và mức lysine 1,16% thì năng suất trứng đạt 45,75 quả/mái; tỷ lệ phôi đạt 80,23%; tỷ lệ nở 69,01 %/trứng ấp; số đà điểu con/mái đạt 24,50 con.

Khả năng sinh trƣởng của đà điểu rất cao: khối lƣợng đà điểu sơ sinh, 3, 6, 12 tháng là 0,926, 24,84, 59,15, 111,3 kg/con. Đến 16 tháng tuổi khối lƣợng con mái là 115,25 kg, trống 129,8 kg. Tiêu tốn thức ăn tinh và xanh/kg tăng khối lƣợng đến 16 tháng tuổi là 5,4 và 5,14 kg.

Qua theo dõi 4 vụ về khả năng sản xuất của các dòng đà điểu nhập nội và thăm dò một số công thức lai giữa trống dòng Zim, Black, Bue và mái dòng Aust về khả năng sản xuất nhóm tác giả Phùng Đức Tiến và cs (2003) [15] đã cho biết cả 4 dòng đà điểu đều có sức sống cao, khả năng kháng bệnh tốt, tỷ lệ nuôi sống đạt trung bình: 81,25%. Con lai công thức trống Black x Aust thể hiện sức sống tốt nhất, đạt 91,67% nuôi sống tới cuối giai đoạn thí nghiệm (12 tháng tuổi), sau đến con lai Blue x Aust. Con lai Zim x Aust có sức sống tƣơng đƣơng với dòng thuần Aust. Năng suất trứng qua 4 vụ của các dòng Blue, Black, Aust, Zim lần lƣợt là 133,31; 133,28; 119,03; 100,21 quả/mái. Tƣơng tự khối lƣợng trứng và tỷ lệ trứng có phôi là: 1518g và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

79,03%; 1448g và 80,83%; 1343,90g và 77,13%; 1544,30g và 49,77%. Con lai F1 ở công thức Black x Aust cho năng suất thịt cao nhất (1906,0 kg/mái/năm), sau đến Zim x Aust (1634,30 kg/mái/năm). Tỷ lệ nuôi sống trung bình Black x Aust: 91,67%, Buex Aust: 83,3%, Zim x Aust: 75%, cao hơn so với dòng Aust thuần từ 8,33-16,67%. Khối lƣợng con lai Zim x Aust đạt 113,78 kg, Black x Aust: 107,5 kg, Bluex Aust: 101,50 kg, dòng thuần Aust: 106,7 kg; Tƣơng ứng tiêu tốn thức ăn tinh: 4,97; 5,08; 5,3 kg.

Tác giả Đặng Đình Tứ (2009) [17] nghiên cứu trên đà điểu thƣơng phẩm nuôi tại Bắc Kạn cho biết năng suất thịt ở 12 tháng tuổi: Tỷ lệ thịt xẻ 72,35%; tỷ lệ thịt tinh 38,99%; tỷ lệ mỡ 15,94%; tỷ lệ xƣơng 18,37%. Tỷ lệ vật chất khô đạt 23,85%, tỷ lệ protein thô là 21,07%, tỷ lệ mỡ thô là 50,93%, hàm lƣợng khoáng tổng số là 1,39%.

Theo thông báo của các tác giả Trần Công Xuân và cs (1999) [21] bƣớc đầu nghiên cứu ấp nở và nuôi thử nghiệm đà điểu nhập trứng từ Zimbabwe cho biết tỷ lệ ấp nở /phôi đạt đƣợc 58,70 %. Đến 8 tháng tuổi tỷ lệ nuôi sống đạt 72,90 %, đà điểu chết chủ yếu liên quan tới bệnh về xƣơng và khớp.

Khi nghiên cứu một số yếu tố ảnh hƣởng đến kết quả ấp nở trứng đà điểu tại Ba Vì, tác giả Vũ Thị Thái (2006) [12] kết luận: Trứng đà điểu khử trùng bằng phƣơng pháp thăng hoa (8,75g thuốc tím + 17,5 ml formol +17,5 ml nƣớc/1 m3

buồng xông trong thời gian 20-30 phút cho kết quả đạt 65,82% nở/phôi. Chế độ ấp nở thích hợp trong giai đoạn 1-10, 11-38 và 39- 42 ngày ở mức nhiệt độ lần lƣợt là 36,5; 36,3 và 36,00C, ẩm độ tƣơng ứng: 28-30%; 17-22% và 45-55% cho tỷ lệ nở/phôi là 69,63%; tỷ lệ trứng phải can thiệp thấp (6,67%) và chất lƣợng đà điểu con nở ra tốt 88,21% loại I. Trứng đà điểu đƣợc bảo quản đến 4 ngày có tỷ lệ nở/phôi 70,38%, nếu bảo quản đến 10 ngày tỷ lệ nở giảm 9%. Trong điều kiện nhiệt độ phòng bảo quản là 15-200C hoặc 22-280C và ẩm độ là 45-60% (bảo quản 4 ngày) cho

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

tỷ lệ phôi là tƣơng đƣơng nhau (70,05% và 69,47%). Với nhiệt độ 20-280C và ẩm độ là 50-60% thời gian bảo quản 7 ngày cho tỷ lệ nở/phôi 68,75%. Trứng có khối lƣợng 1200-1700g cho tỷ lệ nở/phôi đạt 69,06-71,52%. Trứng có khối lƣợng lớn hơn 1700g và nhỏ hơn 1200g tỷ lệ nở/phôi tƣơng ứng là: 56,57% và 61,86%.

1.2.2.1. Nghiên cứu về đặc tính sinh học của đà điểu

Đà điểu là loài chim di cƣ nên chúng thể hiện tính bầy đàn cao, có khả năng thích ứng rộng, thích nghi trong dải điều kiện khí hậu từ 55 độ vĩ bắc đến 35 độ vĩ nam, nhiệt độ biến thiên từ -30oC đến +40oC. Đà điểu đƣợc đặc trƣng bởi khối lƣợng cơ thể lớn không có khả năng bay, sinh trƣởng nhanh và có thể sử dụng cỏ làm nguồn thức ăn chính.

Đà điểu lúc sơ sinh đạt khối lƣợng khoảng 0,8 - 1,0 kg/con, sau khoảng 10 tháng nuôi khối lƣợng cơ thể của chim trƣởng thành từ 90 - 100 kg/con và có thể đƣa vào giết thịt.

Dolensek và Bruning (1978) [37] đã chỉ ra rằng: 3-4 ngày đầu sau khi nở, đà điểu non sống nhờ vào các chất dinh dƣỡng đƣợc cung cấp từ khoang lòng đỏ trứng, sau những ngày đó chúng mới có phản ứng mổ và bắt đầu ăn. Đà điểu con thích ăn thức ăn trải ra sàn hơn là thức ăn để trên máng. Theo Van Nieker (1997) [57] đà điểu là loài ăn tạp, chúng có thể nuốt các vật lạ nhƣ: thuỷ tinh, xƣơng, sợi kim loại, que củi... thƣờng dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng.

Deeming và cs (1995) [34] thì cho biết:Chúng có thể nhận biết đƣợc sự khác nhau về màu sắc, màu chúng ƣa thích nhất là màu xanh lá cây, sau đó đến trắng, đỏ, đen và vàng.

Nƣớc uống cũng nhƣ nhiệt độ nƣớc là vô cùng quan trọng đối với đà điểu. Theo Gruss (1992) [44] đà điểu sẽ tránh xa nguồn nƣớc nóng tuy nhiên chúng chỉ uống nƣớc có độ lạnh thích hợp. Nếu nƣớc bị hạn chế, đà điểu non

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sẽ chen lấn và dẫm đạp lên nhau tại máng uống. Theo Van Nicker (1997) [57] thiếu hụt nhu cầu dinh dƣỡng, stress do quá đông, chiếu sáng với cƣờng độ cao, ồn ào, ngƣời lạ, thiếu khoáng hoặc xơ thì đà điểu sẽ mổ cắn nhau, nhất là ở đà điểu non, thƣờng hay gây tổn thƣơng về mắt.

1.2.2.2. Nghiên cứu về dinh dưỡng

Angel C.R. (1993) [24], đã nghiên cứu về tầm quan trọng của các vitamin đối với sinh trƣởng và phát triển của đà điểu. Theo các tác giả vitamin E có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình oxy hoá sinh học, sự thiếu hụt vitamin này gây ra những rối loạn các chức năng sinh lý. Việc cung cấp quá mức vitamin A sẽ làm giảm hấp thu vitamin E. Nếu chim đƣợc nuôi bằng khẩu phần có cỏ và ngô thích hợp thì không có sự thiếu hụt vitamin nhóm B.

Khoáng chất cho đà điểu cũng đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu nhƣ: Angel C.R. (1993) [24], đã đề nghị sử dụng các loại khoáng chất trên cơ sở các dữ liệu của gia cầm.

Cillier S.C. (1995) [32], nhấn mạnh đến tính đặc trƣng loài rất lớn của đà điểu về khả năng tiêu hoá protein, chất béo và axit amin. Khả năng tiêu hoá protein ở đà điểu cao hơn ở gà broiler (tƣơng ứng 65 và 61%). Khả năng tiêu hoá chất béo cũng cao hơn.

Cilliers S.C. (1995) [32], khi nghiên cứu về tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng đà điểu qua các tháng tuổi đã cho biết: ở các độ tuổi 1, 3, 6, 8, 10 và 12 tháng tuổi tiêu tốn thức ăn tăng dần và lần lƣợt là 2,1 kg; 2,4 kg; 3,55 kg; 5,18 kg; 6,27 kg và 18,41 kg. Tác giả còn cho biết lƣợng thức ăn thu nhận của đà điểu tăng dần từ 1 - 12 tháng tuổi (từ 220 - 2210g).

Van Niekerk B. D. H. (1997) [57], đã nghiên cứu và đƣa ra khuyến cáo về các mức lysine, methionine, arganine, threonine, leusine trong khẩu phần thức ăn ở các lứa tuổi.

1.2.2.3. Nghiên cứu về sức sống và khả năng kháng bệnh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hoang dã cao. Khi đƣợc nuôi trong điều kiện nhân tạo không hợp lý thì tỷ lệ chết sẽ cao bởi stress và các bệnh khác nhƣ ở gia cầm, nhất là đối với con non. Đà điểu non rất dễ bị chết nếu không đƣợc chăm sóc quản lý tốt.

Chiris Tuckwell (1997) [31] đã công bố tỷ lệ nuôi sống của đà điểu đạt cao: Từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi đạt 80%. Trong đó từ sơ sinh - 2 tháng tuổi là 90%, giai đoạn 2 - 4 tháng 95%, 4 - 6 tháng 96,55%, 6 - 10 tháng 97,50% và giai đoạn 10 - 12 tháng tuổi 97,50%. Nhƣ vậy, tỉ lệ nuôi sống luỹ kế giảm dần nhƣng tỷ lệ nuôi sống từng giai đoạn lại tăng lên.

Đà điểu là loài chim chạy nên đôi chân có vai trò rất quan trọng đối với chức năng vận động cũng nhƣ đời sống của chúng. Các bệnh về chân của đà điểu đã đƣợc tác giả cho biết nhƣ: bệnh yếu chân, trẹo gân, cong chân, chân bẹt, sƣng khớp gối và biến dạng xƣơng ống. Theo Dolesneck và Bruning (1978) [37] là do thiếu vitamin E hoặc silic.

1.2.2.4. Nghiên cứu về khả năng cho thịt

Van Nieker (1997) [57] đã xác định độ tuổi của đà điểu nuôi để giết thịt ở 10 tháng là hiệu quả nhất bởi sau đó hiệu quả chuyển hoá thức ăn sẽ rất thấp. Theo tác giả Shanawany (1999) [19] một đà điểu 12 tháng tuổi nặng 100kg lúc sống thì sau khi mổ bỏ các bộ phận không ăn đƣợc còn khoảng 60kg. Tuỳ thuộc vào độ tuổi giới tính và các tiêu chuẩn chăn nuôi mà tỉ lệ thịt xẻ thay đổi từ 56 - 64%. Trung bình, gan chiếm 1,6%, tim chiếm 1,1%, thận chiếm 0,6% so với khối lƣợng sống, cổ đà điểu chiếm 3 - 4%. Tỷ lệ các bộ phận trong thành phần thân thịt nhƣ sau: thịt tinh 60%, xƣơng 25%, mỡ 15%. Các tỉ lệ này có thể thay đổi nhiều theo lứa tuổi, giới tính và phƣơng pháp chăn nuôi. Một đà điểu 100kg sẽ thu đƣợc khoảng 35 kg thịt, trong đó 21 kg thịt ngon và 14 kg thịt vụn, cổ đà điểu thƣờng để riêng.

Theo số liệu của Trƣờng Đại học Texax-Mỹ (Horbanczuk J. và Sales J. 1998) [47] thì tỷ lệ thịt trong thân thịt đà điểu là 62,5%, xƣơng 26,9%, và mỡ 9,2%. Horbanczuk J.O. (2002) [49] cho rằng ở đà điểu, khi khối lƣợng cơ thể

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sống vƣợt quá 115-120 kg thì tỷ lệ thịt trong thân thịt giảm trong khi đó mỡ lại cao có khi đến 20%.

1.2.2.5. Nghiên cứu về khả năng sinh sản và ấp nở

Horbanczuk J.O. (2002) [49] đã đƣa ra mối tƣơng quan tiêu cực rất quan trọng giữa tỷ lệ nở và độ dầy vỏ trứng, nếu độ dầy vỏ trứng vƣợt quá 2,1 mm thì tỷ lệ nở sẽ kém.

Các công trình nghiên cứu của Reiner G. và cs (1995) [54]; Angel (1993) [24] đã nghiên cứu về tầm quan trọng của các vitamin đối với sinh sản và phát triển của đà điểu. Các tác giả cho thấy vitamin E có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình oxy hoá sinh học, sự thiếu hụt vitamin này gây ra những rối loạn các chức năng sinh lý. Nếu đà điểu đƣợc nuôi bằng khẩu phần thức ăn tinh là ngô và thức ăn xanh là cỏ thì không có sự thiếu hụt các vitamin nhóm B. Theo Foggin C.M. (1992) [42] nghiên cứu điều tra về các vấn đề trong quá trình ấp trứng đà điểu ở Zimbabwe, đã chỉ ra rằng trứng vào ấp có khối lƣợng từ 1.000 - 1.800 gam đảm bảo chỉ tiêu ấp nở tốt (cao hoặc thấp hơn giá trị này, kết quả ấp nở sẽ kém hơn).

Chun Hua Zhang và Wen Chong Zhou (2002) [2] khi nghiên cứu trên hai dòng Ostrich Red Neck (Red) và Black Neck (Black) cho thấy: khối lƣợng trứng, khối lƣợng vỏ của dòng Red nặng hơn tƣơng ứng: 81,8g; 15,45g và độ dầy vỏ lớn hơn 0,1 mm so với dòng Black. Vì vậy, thời gian ấp đối với trứng Red lâu hơn 12 giờ so với trứng Black trong cùng điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và tỷ lệ nở của dòng Black đạt cao hơn 5 - 10% so với Red. Trứng cần giúp nở của dòng Black chiếm 10% còn dòng Blue từ 20 - 25%.

Trong các nghiên cứu của (Horbanczuk J.O., 2002) [49] về ảnh hƣởng của nhiệt độ đối với 4 mức khác nhau 36,8; 36,4; 36,0 và 35,60C với ẩm độ tƣơng đối liên tục là 30%. Kết quả nở tốt nhất đạt đƣợc ở mức nhiệt 36,4 và

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

36,0. Mặc dù tỷ lệ chết phôi cao nhất xảy ra vào 14 ngày cuối cùng của quá trình ấp trong tất cả các mức điều tra.

Đối với ẩm độ (Horbanczuk J.O., 2002) [49] cũng thí nghiệm trên 4 mức: 40%; 30%; 25% và 20%. Tỷ lệ giảm khối lƣợng trứng lần lƣợt là: 11,55%; 12,67%; 13,30% và 14,20%. Cùng với 3 mức độ ẩm: 30%; 25% và 20% có tỷ lệ nở/ trứng có phôi là tƣơng đƣơng nhau, thấp nhất là ở mức 40%. Nhƣ vậy biên độ của ẩm độ chấp nhận đƣợc từ 20 - 30%.

Horbanczuk J.O., (2002) [49] khi nghiên cứu 120 trứng bảo quản không quá 7 ngày với ẩm độ 70 - 75% ở 3 mức nhiệt độ khác nhau: 12; 15 và 180C. Khối lƣợng trứng ban đầu ở 3 mức lần lƣợt là: 1653g; 1658g và 1629g sau 39 ngày ấp tỷ lệ giảm tƣơng ứng: 12,49%; 12,54% và 12,62%. Cho thấy tỷ lệ nở/trứng có phôi ở các mức tƣơng đƣơng nhau. Vì vậy nhiệt độ bảo quản trứng trong thời gian không quá 7 ngày có thể giao động từ 12 - 180C

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ Chƣơng 2 - ới nở đế - ến 12 tháng tuổi u ện Ngân Sơn,

Đề tài đƣợc triển khai nghiên cứu từ 9/2013 - 9/2014

Một phần của tài liệu đánh giá khả năng thích nghi, sức sản xuất của đà điểu nuôi thịt và sinh sản tại bắc kạn (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)