Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chín hở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 34)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

1.6. Quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chín hở Việt Nam

Trong những năm đầu của thế kỷ 21 việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính gắn với đo đạc lập bản đồ địa chính, đăng ký đất đai, cấp giấy chứng

nhận đã được một số địa phương đã quan tâm, tổ chức triển khai. Điển hình như Đồng Nai, An Giang, và một số quận, thị xã, thành phố trực thuộc Hải Phịng, Nam Định, Thừa Thiên - Huế, Bình Thuận, TP. Hồ Chí Minh... đã cơ bản xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và đã tổ chức quản lý, vận hành phục vụ yêu cầu khai thác sử dụng rất hiệu quả, được cập nhật biến động thường xuyên ở các cấp tỉnh huyện. Bên cạnh đĩ, phần lớn các địa phương cịn lại (trong đĩ cĩ Vĩnh Phúc) chưa xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hoặc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính mới chỉ dừng ở việc lập bản đồ địa chính và hồ sơ địa chính dạng số cho riêng từng xã ở một số địa bàn mà chưa được kết nối, xây dựng thành cơ sở dữ liệu địa chính hồn chỉnh. Việc khai thác sử dụng vì vậy chưa hiệu quả và cơ sở dữ liệu chưa cập nhật thường xuyên. [14]

Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên đây là do nhận thức về cơ sở dữ liệu hiện nay chưa đầy đủ, việc đầu tư nguồn lực xây dựng cơ sở dữ liệu ở các địa phương chưa đồng bộ và các bước thực hiện chưa phù hợp. Cụ thể:

* Về nhận thức: Trong 5 năm qua (từ 2008-2012), phần lớn các tỉnh, thành trong cả nước đều triển khai mạnh việc thực hiện Dự án tổng thể hồ sơ địa chính, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính với 201 cơng trình trên phạm vi 249 huyện, nhiều nhất là các tỉnh: Thanh Hĩa (19 huyện), Nghệ An (17 huyện), Bắc Giang (10 huyện), Đắk Lắk (11 huyện), Bình Thuận (8 huyện). Đến cuối năm 2012, cả nước đã thực hiện đo đạc lập bản đồ địa chính với khoảng 76% diện tích cần đo đạc. Việc cấp giấy chứng nhận cũng đạt kết quả khả quan, tỷ lệ cấp giấy chứng nhận ở hầu hết các loại đất đều đạt trên 80%, trừ đất chuyên dùng (60,5%) và đất ở đơ thị (63,5%). Tuy nhiên, so với tiến độ đo vẽ bản đồ địa chính, tiến độ đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính ở các địa phương cịn chậm. Các tỉnh hầu hết đều thực hiện dự án theo kiểu đo đạc xong tồn bộ diện tích, chú trọng vào những huyện chưa được đo đạc, huyện miền núi, rồi mới tiến hành lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận. Trong khi, muốn cĩ được cơ sở dữ liệu địa chính, dù mỗi tỉnh

làm điểm ở một vài huyện, thì phải tập trung thực hiện và hồn thành dứt điểm việc đăng ký, cấp giấy chứng nhận, lập hồ sơ địa chính cho các xã, huyện đã hồn thành đo vẽ bản đồ. [9]

* Về nguồn lực: Hầu hết các tỉnh đều khơng cân đối hoặc bố trí đủ kinh phí. Theo chỉ đạo của Chính phủ, các tỉnh bố trí tối thiếu 10% tổng số thu từ tiền sử dụng đất để thực hiện cơng tác đo đạc, lập bản đồ địa chính và cấp giấy chứng nhận. Song thực tế tại 40 tỉnh (được Trung ương hỗ trợ kinh phí), trong các năm qua, chỉ được tỉnh đầu tư khoảng 4% so với tiền sử dụng đất. Nhiều tỉnh chỉ đầu tư kinh phí cho việc đo đạc, lập bản đồ địa chính và phân cấp cho huyện, xã tự lo kinh phí thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận là nguyên nhân cơ bản của tình trạng đo vẽ xong bản đồ mà khơng thực hiện được việc đăng ký, lập hồ sơ địa chính, tiến độ cấp giấy chứng nhận khơng tăng, làm giảm hiệu quả đầu tư.

Bên cạnh đĩ hệ thống VPĐK - đơn vị thực hiện nhiệm vụ quan trọng là đăng ký, cấp giấy chứng nhận, cập nhật biến động, lập hồ sơ địa chính, xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu địa chính - dù đã được thành lập đầy đủ ở hầu hết các địa phương song thiếu cán bộ chuyên mơn, nhất là cán bộ kỹ thuật về cơng nghệ thơng tin. Cán bộ địa chính cấp xã thực hiện rất nhiều cơng việc song thường các xã chỉ cĩ một cán bộ, nhiều địa phương khơng được duy trì ổn định do thay đổi cán bộ hoặc luân chuyển giữa các xã .v.v. [9].

* Về quy trình thực hiện: Để giúp các địa phương cĩ các bước thực hiện cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, ngày 21 tháng 9 năm 2011 Tổng cục quản lý đất đai - Bộ tài nguyên và Mơi trường đã ban hành Cơng văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, tại văn bản này

Quy trình 1:

hiện đồng bộ việc chỉnh lý, hồn thi

địa chính cho tất cả các thửa đất [14]. Gồm 7 bước: Bước 1. Thu thập tài liệu:

Bước 2. Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính Bước 3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính Bước 4. Xây dựng siêu dữ liệu (metadata)

Bước 5. Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính

Bước 6. Đĩng gĩi, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính

Bước 7. Tích hợp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính vào Hệ thống thơng tin đất đai.

Quy trình 2:

thực hiện việc đo đạc lập, chỉnh lý bản đồ địa chính và đã đăng ký, cấp Giấy chứng nhận theo bản đồ địa chính [14]. Gồm 7 bước:

Bước 1. Thu thập, đánh giá, tổng hợp tài liệu Bước 2. Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính Bước 3. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính Bước 4. Xây dựng siêu dữ liệu địa chính

Bước 5. Đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính

Bước 6. Đĩng gĩi, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính

Bước 7. Tích hợp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính vào Hệ thống thơng tin đất đai.

Việc ban hành Cơng văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK, trong đĩ hướng dẫn các quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đã giúp cho các địa phương định hướng được các bước thực hiện trong quá trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương mình. Tuy nhiên tại hai quy trình này qua thực tế áp dụng cịn bộc lộ một số khĩ khăn tồn tại đĩ là:

- Các bước đưa ra cịn thiếu so với thực tế thực hiện, nên khơng cĩ đủ cơ sở để các địa phương tính tốn kinh phí phục vụ cho cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính;

- Đối với quy trình 1 quy định xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cho tất cả các thửa đất phải gắn liền với đo đạc lập mới hoặc chỉnh lý hồn thiện bản đồ địa chính, kê khai đăng cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Vì vậy khi áp dụng quy trình này hầu hết các địa phương đều gặp khĩ khăn rất lớn tại khâu cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận. Đây là cơng tác hết sức nhạy cảm, liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người sử dụng đất, quá trình thực hiện cơng việc qua nhiều cơng đoạn, nhiều cấp, nhiều ngành cùng tham gia giải quyết. Vì vậy để một địa phương cấp xã thực hiện xong việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính theo quy trình này mất rất nhiều thời gian, cơng sức.

- Đối với quy trình 2 thì thực tế rất khĩ áp dụng, vì hầu hết tại các địa phương quá trình cấp giấy chứng nhận đều diễn ra trong nhiều năm theo nhu cầu của người sử dụng đất, và khơng chỉ được cấp theo bản đồ địa chính mới đo vẽ mà cĩ thể được cấp theo nhiều loại tài liệu bản đồ khác nhau, theo các mốc thời gian khác nhau, vì vậy quy trình này chưa điều chỉnh được hết các trường hợp cấp giấy chứng nhận tại các địa phương.

Để giải quyết một số tồn tại nêu trên, ngày 24 tháng 4 năm 2013 Bộ Tài nguyên và Mơi trường ban hành Thơng tư số 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, trong đĩ cĩ quy định v

:

Quy trình 1:

địa chính cho tất cả các thửa đất [6]. Gồm 10 bước: Bước 1. Cơng tác chuẩn bị

Bước 2. Thu thập tài liệu

Bước 3. Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính Bước 4. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

Bước 5. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất Bước 6. Hồn thiện dữ liệu địa chính

Bước 7. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata

Bước 8. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu Bước 9. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính Bước 10. Đĩng gĩi, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính

Quy trình 2. Xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đối với trường hợp đã thực hiện đăng ký, cấp Giấy chứng nhận, đăng ký biến động đất đai. [6]

Bước 1. Cơng tác chuẩn bị Bước 2. Thu thập tài liệu

Bước 3. Phân loại thửa đất và hồn thiện hồ sơ địa chính hiện cĩ Bước 4. Xây dựng dữ liệu khơng gian địa chính

Bước 5. Xây dựng dữ liệu thuộc tính địa chính

Bước 6. Quét (chụp) giấy tờ pháp lý về quyền sử dụng đất Bước 7. Hồn thiện dữ liệu địa chính

Bước 8. Xây dựng dữ liệu đặc tả - metadata

Bước 9. Thử nghiệm quản lý, khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu Bước 10. Kiểm tra, đánh giá chất lượng cơ sở dữ liệu địa chính. Bước 11. Đĩng gĩi, giao nộp sản phẩm cơ sở dữ liệu địa chính.

Các quy trình quy định tại Thơng tư số 04/TT-BTNMT đã cơ bản giải quyết được tồn tại, vướng mắc của các quy trình quy định tại Cơng văn số 1159/TCQLĐĐ-CĐKTK đĩ là: Các bước thực hiện đã được quy định đầy đủ hơn, phạm vi điều chỉnh của cả hai quy trình đã bao quát được tồn bộ các trường hợp xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính.

Tuy nhiên tại Thơng tư này quy định hai quy trình thực hiện, vì vậy vấn đề đặt ra cho các địa phương đĩ là cần tiếp tục rà sốt, nghiên cứu trên cơ sở dữ liệu, tài liệu địa chính hiện cĩ của địa phương để áp dụng một quy trình thực hiện sao cho phù hợp, hiệu quả.

1.7. Tổng quan về một số phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính đang áp dụng tại Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)