Về hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ thơng tin

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 94 - 102)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

3.4.3.2. Về hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ thơng tin

+ Thiết bị hệ thống quản trị dữ liệu bao gồm: - Máy chủ cơ sở dữ liệu (Data Server);

- Máy chủ ứng dụng (Application Server);

- Máy chủ sao lưu cơ sở dữ liệu (Backup Data Server);

- Hệ thống lưu trữ cơ sở dữ liệu cĩ thể sử dụng trực tiếp hệ thống đĩa cứng trên máy chủ (giải pháp DAS) hoặc các hệ thống lưu trữ dữ liệu chuyên dụng trên mạng như Hệ thống lưu trữ trên mạng (Storage Area Network- SAN), hệ thống lưu trữ kết kết nối mạng (Network Attached Storage - NAS). Dung lượng của hệ thống thiết bị lưu trữ phải đảm bảo đủ để cơ sở dữ liệu đất đai và hồ sơ quét dưới dạng ảnh;

- Hệ thống sao lưu dữ liệu: thiết bị ghi đĩa DVD-ROM hoặc các hệ thống sao lưu dữ liệu lâu dài khác.

+ Thiết bị phục vụ khai thác, cập nhật dữ liệu thường xuyên của VPĐK các cấp bao gồm:

- Hệ thống máy trạm cĩ cấu hình mạnh về đồ họa để thao tác, chỉnh lý dữ liệu khơng gian của cơ sở dữ liệu đất đai;

- Hệ thống máy trạm cĩ cấu hình trung bình để thao tác, chỉnh lý dữ liệu thuộc tính của cơ sở dữ liệu đất đai;

- Hệ thống thiết bị ngoại vi: Máy quét khổ A3, máy quét tài liệu khổ A4, máy in khổ A4, máy in khổ A3, máy vẽ khổ A1 trở lên, máy đọc mã vạch;

- Thiết bị ghi đĩa DVD-ROM phục vụ chia sẻ, đồng bộ dữ liệu giữa VPĐK các cấp.

+ Đường truyền bao gồm:

- Mạng diện rộng (WAN/internet) kết nối trực tuyến giữa Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh và Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện;

- Hệ thống mạng cục bộ (LAN). 3.4.3.3. Về nhân lực thực hiện

- VPĐK các cấp và các đơn vị khác cĩ liên quan đến việc quản lý, vận hành, cập nhật cơ sở dữ liệu đất đai phải được kiện tồn bộ máy cán bộ để xác định rõ các vị trí chức danh chuyên mơn và số lượng cán bộ cần thiết để đáp ứng yêu cầu việc quản lý, vận hành, cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu đất đai ở địa phương theo nhiệm vụ phân cấp.

- Yêu cầu cán bộ chuyên mơn cho việc quản lý, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính cấp tỉnh phải cĩ tối thiểu 02 kỹ sư cơng nghệ thơng tin chuyên trách việc cài đặt phần mềm, quản lý hệ thống; giám sát, xử lý sự cố cho hệ thống máy chủ; sao lưu cơ sở dữ liệu.

VPĐK thành phố phải cĩ tối thiểu 01 kỹ sư cơng nghệ thơng tin chuyên trách cài đặt phần mềm, quản lý hệ thống thiết bị và giám sát xử lý các sự cố trong khai thác, cập nhật cơ sở dữ liệu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Qua quá trình đánh giá thực trạng cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành và cơ sở khoa học, cơng nghệ hiện tại tác giả đưa ra một số kết luận và kiến nghị nhằm đẩy nhanh cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên phục vụ quản lý Nhà nước về đất đai như sau:

1. Kết luận

- Cơ sở dữ liệu địa chính là một cơng cụ quan trọng, trợ giúp đắc lực cho cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai và các ngành cĩ liên quan tới đất đai. Tuy nhiên, hiện trạng cơ sở dữ liệu địa chính của chúng ta hiện nay chưa được xây dựng đầy đủ, chính quy, hiện đại nên chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Thành phố Vĩnh Yên là trung tâm tỉnh lỵ của tỉnh Vĩnh Phúc, là đơ thị vệ tinh của thủ đơ Hà Nội, cĩ điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội khá thuận tiện cho việc cập nhật, ứng dụng cơng nghệ thơng tin nĩi chung và ứng dụng các phần mềm chuyên dụng cho cơng tác quản lý đất đai.

Về cơng tác xây dựng dữ liệu địa chính, thành phố Vĩnh Yên đã thực hiện được việc xây dựng hệ thống bản đồ địa chính trên địa bàn tồn thành phố và các loại sổ sách địa chính theo quy định, trên cơ sở các loại tài liệu bản đồ đã cĩ, thành phố đã tiến hành cấp giấy chứng nhận cho các đối tượng sử dụng đất (đạt 98,96% tỷ lệ số thửa cần cấp giấy). Tuy nhiên hệ thống hồ sơ sổ sách địa chính được lập trong quá trình quản lý cịn thiếu và chưa đồng bộ, việc cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính đã bước đầu được thực hiện nhưng chưa thường xuyên dẫn đến thơng tin địa chính của thửa đất giữa hồ sơ địa chính lạc hậu nhiều so với hiện trạng sử dụng đất. Cơ sở vật chất và nhân lực cũng như quy trình thực hiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cịn chưa phù hợp nên chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ.

- Từ kết quả của quá trình nghiên cứu về thực trạng cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố đề tài đã chỉ ra được các tồn tại, vướng mắc cần khắc phục trong các cơng tác này, đồng thời đưa ra một số

giải pháp cấp thiết trước mắt cần thực hiện nhằm đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên đĩ là:

Thay đổi về quy trình thực hiện

Áp dụng hệ thống thơng tin TMV.LIS cho quá trình xây dựng, cập nhật, quản lý khai thác cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương.

Đầu tư trụ sở làm việc, hạ tầng kỹ thuật cơng nghệ thơng tin và phát triển nguồn nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

2. Kiến nghị

Trên cơ sở các kết luận tác giả đưa ra những kiến nghị như sau:

- Chính quyền các cấp cần quan tâm và nhận thức đúng, đầy đủ ý nghĩa, cũng như tầm quan trọng của hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính trong cơng tác quản lý Nhà nước về đất đai.

- Thành phố Vĩnh Yên nên nhanh chĩng xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chính cho tồn thành phố theo các giải pháp mà tơi đã đề xuất, trong đĩ đặc biệt chú trọng đến quy trình thực hiện vì đây chính là điểm vướng mắc lớn nhất của cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính tại địa phương hiện nay.

- Việc xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cần được điều chỉnh tăng lên cho phù hợp với thực tế và bổ sung phần kinh phí cho việc cập nhật, chỉnh lý biến động hàng năm nhằm đảm bảo cơ sở dữ liệu đã được xây dựng phải được sử dụng trong thực tiễn.

- Các nhà quản lý cần tiếp tục nghiên cứu để hồn thiện nội dung tổ chức bộ máy cán bộ Tài nguyên và Mơi trường các cấp, các đơn vị thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai nên để quản lý theo ngành dọc (mơ hình VPĐK một cấp), v.v. cĩ như vậy cơng tác phối hợp thực hiện của các cấp mới thống nhất, đồng bộ, chặt chẽ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và mơi trường (2007), Thơng tư số 09/2007/TT-BTNMT hướng dẫn việc lập, chỉnh lý, quản lý hồ sơ địa chính, Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Mơi trường, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính (2010), Thơng tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức, biên chế và cơ chế tài chính của Văn phịng đăng ký quyền sử dụng đất, Hà Nội.

3. Bộ Tài nguyên và mơi trường (2010), Thơng tư số 17/2010/TT-BTNMT quy định kỹ thuật về chuẩn dữ liệu địa chính, Hà Nội.

4. Bộ Tài nguyên và mơi trường (2012), Cơng văn số 106/BTNMT-CNTT V/v thơng báo kết quả thẩm định các phần mềm xây dựng, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội.

5. Bộ Tài nguyên và Mơi trường (2012), Kinh nghiệm nước ngồi về quản lý và pháp luật đất đai, Hà Nội.

6. Bộ Tài nguyên và mơi trường (2013), Thơng tư số 04/2013/TT-BTNMT quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, Hà Nội.

7. Cục Cơng nghệ thơng tin - Bộ Tài nguyên và Mơi trương (2008), Giới thiệu phần mềm ELIS, http://www.ciren.gov.vn.

8. Chi cục thống kê thành phố Vĩnh Yên (2012), Niên giám thống kê 2012.

9. Nhật Tân (2012), Hai tồn tại trong xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: Nhận thức và nguồn lực, http://www.monre.gov.vn.

10. Sở Tài nguyên và mơi trường Vĩnh Phúc (2008), Hướng dẫn số 749/TNMT-ĐKĐĐ hướng dẫn quy trình thành lập hồ sơ địa chính và quy định trách nhiệm các cấp trong cơng tác thành lập hồ sơ địa chính trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

11. Sở Tài nguyên và mơi trường Vĩnh Phúc (2012), Hướng dẫn số 840/HD- STNMT ngày 15 tháng 8 năm 2012 của Sở Tài nguyên và Mơi trường Vĩnh

Phúc hướng dẫn quy trình kê khai đăng ký, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

12. Sở Tài nguyên và mơi trường Vĩnh Phúc (2012), Báo cáo số 170/BC- STNMT ngày 09/7/2012 về cơng tác lập bản đồ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính tỉnh Vĩnh Phúc.

13. Sở Tài nguyên và mơi trường Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo số 113/BC- STNMT ngày 20/5/2013 về việc triển khai cấp giấy chứng nhận theo Nghị quyết 30/2012/QH13 ngày 21/6/2012 của Quốc hội.

14. Tổng cục Quản lý đất đai (2011), Cơng văn số 1159/TCQLĐĐ- CĐKTK Hướng dẫn xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính, Hà Nội.

15. Tổng Cơng ty Tài nguyên và mơi trường Việt Nam (2012), Giới thiệu về hệ thống thơng tin đất đai TMV.LIS, Hà Nội.

16. Trần Văn Tồn, Giới thiệu phần mềm xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính VILIS 2.0, http://www.climategis.com.

17. UBND thành phố Vĩnh Yên (2012), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất thành phố Vĩnh Yên giai đoạn 2010-2020.

18. UBND thành phố Vĩnh Yên (2012), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hố - xã hội, an ninh - quốc phịng thành phố Vĩnh Yên năm 2012.

19. UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Biểu thống kê đất đai 2005, 2012

20. UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2008), Dự án tổng thể xây dựng hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Vĩnh Phúc.

21. Văn phịng Đăng ký QSD đất thành phố Vĩnh Yên (2012), Báo cáo tổng kết kỹ thuật chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính trên địa bàn thành phố.

Phụ lục 01

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU ĐIỀU TRA

Phục vụ đề tài “Đánh giá thực trạng cơng tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc ”

(Đối tượng điều tra: Các cán bộ chuyên mơn đang cơng tác tại VPĐK tỉnh Vĩnh Phúc, VPĐK thành phố Vĩnh Yên và cán bộ địa chính 9 xã, phường

trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên)

I. Thơng tin chung của ngƣời đƣợc điều tra

- Họ và tên: ………....………..

- Chức vụ/đơn vị cơng tác: ...………...………

- Năm sinh: ………...………...………

- Trình độ chuyên mơn: ...; Chuyên ngành đào tạo: ...

- Số năm cơng tác trong lĩnh vực quản lý đất đai: ...

- Các cơng việc đã được giao thực hiện: ...

...

...

...

II. Các câu hỏi điều tra cụ thể 1. Anh (chị) hãy cho biết tổng số thửa đất cĩ biến động/tổng số thửa đất trên địa bàn phường (xã) mà anh, chị đang quản lý: ...; ứng với diện tích biến động/tổng diện tích của địa phương? ...

2. Mức độ cập nhật, chỉnh lý biến động hồ sơ địa chính mà địa phương đang quản lý Thường xuyên □ Thỉnh thoảng □ Khơng thực hiện □ 3. Anh (chị) hãy cho biết thực trạng cơ sở vật chất của đơn vị: + Trụ sở làm việc (số phịng, diện tích, bình quân m2/người): ...

...

...

+ Trang thiết bị làm việc (tên, nhãn hiệu, số lượng, tình trạng thiết bị): ...

...

...

...

...

4. Theo anh (chị) thực trạng cơ sở vật chất và nhân lực của đơn vị đáp ứng yêu cầu xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và cập nhật cơ sở dữ liệu địa chính trong giai đoạn hiện nay ở mức độ nào? Tốt □ Khá □ Trung bình □ Yếu □ 5. Đánh giá của anh (chị) về quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nĩi chung và thành phố nĩi riêng? Phù hợp □ Chưa phù hợp □ 6. Theo anh (chị) với kết quả cấp giấy chứng nhận trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên hiện nay đạt 98,96% tổng số thửa cần cấp giấy, 80,24% diện tích cần cấp, khi xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính cĩ cần thiết gắn với việc cấp mới, cấp đổi, cấp lại giấy chứng nhận khơng? Cần thiết □ Khơng cần thiết □ 7. Trong các phần mềm đủ điều kiện xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính: ELIS, VILIS, TMV.LIS (do Bộ Tài nguyên và mơi trường đã thẩm định và cho phép), theo anh chị nên áp dụng phần mềm nào cho phù hợp với tình hình thực tế ở Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc? ELIS VILIS TMV.LIS Xin trân trọng cảm ơn việc tham gia và cho ý kiến!

Ngày ... tháng...năm 2012

NGƢỜI ĐIỀU TRA

Ngày ... tháng... năm 2012

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc (Trang 94 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)