GD KNS thông qua các hoạt động trò chơ

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thcs tân phú (Trang 30 - 31)

- Trò chơi là một hoạt động rất tự nhiên trong cuộc sống của con người, nó đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của trẻ em. Không chơi trẻ không thể phát triển đó là một thực tế mang tính quy luật.

- GD KNS thông qua hoạt động trò chơi, là tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi nào đó để thông qua đó mà tìm hiểu một vấn đề, biểu hiện thái độ hay thực hiện hành động việc làm.

* Phương pháp trò chơi có ưu điểm:

- Qua trò chơi, HS có cơ hội để thể nghiệm những thái độ, hành vi. Chính nhờ sự thể nghiệm này, sẽ hình thành ở các em niềm tin vào những thái độ, hành vi tích cực, tạo ra động cơ bên trong cho những hành vi ứng xử trong cuộc sống.

- Qua trò chơi, Học sinh sẽ được rèn luyện khả năng quyết định lựa chọn cho mình cách ứng xử đúng đắn, phù hợp trong tình huống.

- Qua trò chơi, học sinh được hình thành năng lực quan sát, được rèn luyện kĩ năng nhận xét, đánh giá hành vi.

- Bằng trò chơi, việc học tập được tiến hành một cách nhẹ nhàng, sinh động; không khô khan, nhàm chán. HS được lôi cuốn vào quá trình học tập một cách tự nhiên, hứng thú và có tinh thần trách nhiệm, đồng thời giải tỏa được những mệt mỏi, căng thẳng trong học tập.

- Trò chơi giúp tăng cường khả năng giao tiếp giữa học sinh với học sinh, giữa giáo viên với học sinh.

* Những điều cần lưu ý khi sử dụng trò chơi:

- Phải nắm rõ mục đích của trò chơi. VD: Trò chơi để giới thiệu bài, để khởi động, để thư giãn, hay để truyền tải một kiến thức nào đó

- Học sinh phải nắm được quy tắc chơi và phải tôn trọng luật chơi. - Trò chơi phải dễ tổ chức và thực hiện.

- Sau khi chơi giáo viên phải tổng kết lại cho học sinh rõ học được gì, vận dụng kĩ năng nào qua trò chơi này.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thcs tân phú (Trang 30 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w