GD KNS thông qua các câu lạc bộ HS

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thcs tân phú (Trang 29 - 30)

Rèn luyện KNS cho HS là một trong 5 nội dung chính của phong trào “Xây dựng THTT – HSTC” mà Bộ GD-ĐT phát động trong các trường phổ thông từ năm 2008. Nội dung của GD KNS bao gồm: Các tri thức về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội, giữa các con người với nhau; thái độ tích cực của mỗi cá nhân đối với lối sống có văn hóa của xã hội; tự nâng cao ý thức và khả năng của mỗi người; góp phần phát triển, hoàn thiện thêm các khả năng ứng xử tích cực của mỗi người trước các tình huống gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Tổ chức các câu lạc bộ (CLB) HS là một biện pháp quan trọng để thực hiện nội dung GD rèn luyện KNS cho HS trong quá trình triển khai phong trào “Xây dựng THTT – HSTC” ở các trường phổ thông hiện nay. Hoạt động CLB được xem là hình thức phù hợp nhất để tạo sân chơi bổ ích cho HS bởi HS luôn có nhu cầu muốn khẳng định, muốn được thể hiện, luôn mong muốn khám phá các năng lực của bản thân và muốn phát huy những năng lực, sở trường của mình về một số lĩnh vực nào đó. Các nhu cầu này được hình thành không chỉ trong các hoạt động học tập chính khóa mà chủ yếu lại qua các hoạt động, các sinh hoạt ngoại khóa.

Trong khi đó, CLB trong trường học là nơi tổ chức các hoạt động phong phú, phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi, đáp ứng các nhu cầu, lợi ích của HS, tạo môi trường cho những sáng kiến, tài năng của các em được bộc lộ, phát triển. Tuy mỗi CLB có mục đích cụ thể khác nhau nhưng đều có mục đích chung là giúp HS nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng và GD đạo đức, lối sống, truyền thống… cho các em. Các CLB cũng tạo điều kiện cho HS giao tiếp, ứng xử, vui chơi, giải trí lành mạnh, bày tỏ quan điểm, tâm tư, nguyện vọng…

Bên cạnh đó, các CLB còn tạo ra nhiều loại hình hoạt động giúp các em phát triển nhân cách toàn diện. Vì vậy, việc tăng cường tổ chức cho HS tham gia các hoạt

động CLB là một định hướng rất quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả GD toàn diện của nhà trường phổ thông nói chung, GD rèn luyện KNS nói riêng.

Đối với các trường THCS, có thể kể đến CLB tuổi “teen” – đáp ứng nhu cầu khám phá bản thân phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi HS THCS, góp phần GD HS có nhận thức đúng đắn về lứa tuổi của mình; CLB bạn gái/ nữ sinh – góp phần GD, nâng cao hiểu biết của mọi thành viên của CLB về nữ công gia chánh, những phẩm chất, đức tính cần có của nữ sinh, về vai trò, thiên chức của người phụ nữ…; CLB HS thanh lịch – góp phần GD, nâng cao sự hiểu biết cho HS về sự lịch thiệp, về cái đẹp, nét thanh lịch của người có học, những cách ứng xử có văn hóa…; CLB rèn KNS – góp phần GD HS nhận thức đúng đắn về vai trò, tầm quan trọng của việc học hỏi, rèn luyện các KNS, biết cách sử dụng các KNS để nâng cao chất lượng cuộc sống, để gặt hái sự thành công trong học tập và trong cuộc sống sau này. Ngoài ra, các CLB bộ môn (văn học, toán học, sử học…), CLB thể thao/ rèn luyện sức khỏe, CLB nghệ thuật, hùng biện… cũng rất thích hợp khi tổ chức trong các trường THCS.

Như vậy, việc tổ chức các CLB HS trong trường THCS sẽ đem lại hiệu quả tích cực, góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu của phong trào “Xây dựng THTT – HSTC”, nhất là mục tiêu phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS trong học tập và các hoạt động xã hội.

* Lưu ý khi tiến hành:

- Tùy theo điều kiện từng trường có thể thành lập các câu lạc bộ khác nhau, gắn với từng mảng nội dung hoạt động.

- Mỗi câu lạc bộ phải phân công một giáo viên hay một đoàn viên phụ trách - Mỗi câu lạc bộ phải xây dựng kế hoạch, nội dung hoạt động cho từng tháng, gắn liền với các kĩ năng sống cần rèn luyện.

- Các câu lạc bộ thường xuyên sinh hoạt ít nhất 2 lần /tháng

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thcs tân phú (Trang 29 - 30)