- Các trường triển khai thực hiện tốt việc tích hợp giáo dục kĩ năng sống qua một số môn học có tiềm năng mà Bộ giáo dục đã quy định.
- Thường xuyên kiểm tra việc tích hợp nội dung giáo dục KNS trong các môn học của giáo viên giảng dạy.
D/MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN ÁP DỤNG ĐỂ GIÁO DỤC KNS CHO HỌC SINH THCS. CHO HỌC SINH THCS.
1. Động não
a) Đặc tính
Động não là một kĩ thuật nhằm giúp cho học sinh trong thời gian ngắn nảy sinh được nhiều ý tưởng, nhiều giả định về một vấn đề đó
b) Cách sử dụng
- Giáo viên nêu vấn đề cần được tìm hiểu trước cho cả lớp hoặc trưởng nhóm. - Khích lệ mọi người phát biểu và đóng góp ý kiến càng nhiều càng tốt.
- Liệt kê tất cả mọi ý kiến phát biểu đưa lên bảng hoặc giấy to, không loại trừ một ý kiến nào trừ trường hợp trùng lặp.
- Phân loại các ý kiến
- Làm sáng tỏ những ý kiến chưa rõ ràng và thảo luận sâu từng ý.
- Tổng hợp ý kiến của mọi người hỏi xem còn thắc mắc hay bổ xung gì không. c) Những điều cần lưu ý khi sử dụng
- Phương pháp động não có thể dùng để lý giải bất kỳ một vấn đề nào. Xong đặc biệt phù hợp với các vấn đề ít nhiều đã quen thuộc trong thực tế của người học.
- Các ý kiến phát biểu nên ngắn gọn, lí tưởng là bằng một từ hay một câu thật ngắn.
- Tất cả mọi ý kiến đều được hoan nghênh, chấp thuận mà không cần phê phán nhận định đúng sai.
- Cuối giờ thảo luận nên nhấn mạnh kết luận này là kết quả của sự tham gia chung của mọi người.
a) Đặc tính
Đóng vai là phương pháp thực hành một số cách cư xử nào đó trong một môi trường an toàn và được giám sát trước khi xảy ra tình huống thực…
b) Lợi ích
- Thực hành những kĩ năng trong môi trường an toàn. - Gây hứng thú và chú ý cho người học.
- Tạo điều kiện làm nảy sinh óc sáng tạo của học sinh.
- Khích lệ sự thay đổi thái độ, hành vi của học sinh theo hướng định trước và tích cực.
c) Những điều cần lưu ý khi sử dụng
- Tính mục đích của tình huống đặt ra phải thật rõ ràng.
- Người đóng vai phải hiểu rõ vai trò của mình trong bài tập đóng vai để không lạc đề.
- Nên khích lệ cả những người nhút nhát tham gia.
- Không cần đặt sẵn lời thoại mà nên để vai diễn tự ứng xử, sáng tạo và hình thành cảm xúc cho chính mình.
VD: cho HS đóng vai xử lý tình huống sau:
Bạn là một học sinh, khi đi học về thấy mẹ đang ngồi buồn rầu vì bố bạn hay uống rượu say về nhà lại mắng mẹ bạn.Hãy đóng vai để xử lý tình huống này.
3.Trò chơi
a) Đặc tính
Trò chơi là một phương phá rất có hiệu quả để thu hút sự tham gia của mọi người. Trong cuộc chơi mọi người đều bình đẳng và đều cố gắng thể hiện vì vậy nó còn là biện pháp để tăng cường hứng thú trong học tập, nâng cao sự chú ý và có thể còn để giảm mệt mỏi trong quá trình học tập.
b) Lợi ích
- Tăng cường khả năng chú ý cho học sinh
- Nâng cao hứng thú của học sinh, góp phần giảm mệt mỏi giữa học sinh với nhau và giữa giáo viên với học sinh.