Phương pháp lập đề án

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thcs tân phú (Trang 34 - 36)

a) Đặc tính

Phương pháp này có thể vận dụng dưới nhiều hình thức. Tư tưởng chủ đạo là học sinh xây dựng một kế hoạch học tập thông qua việc làm. Đây có thể là một đề án cộng đồng để cải thiện môi trường. VD: như ngày vệ sinh làng xóm, các em có thể cùng cha mẹ tham gia quét dọn làng xóm.

b) Các bước tiến hành

Để có một đề án tốt học sinh cần: - Có mục tiêu trong đầu.

- Nói lên cách đạt được mục tiêu đó như thế nào

- Xác định các bước khác nhau trong việc thực hiện đề án. - Thực hiện đề án

- Đánh giá đề án:

+Các em đã đạt được những gì +Các em học được điều gì

+Những người tham gia khác đã học được những gì c) Lợi ích

- Học sinh có điều kiện thực hành ngay những kiến thức đã học. - Dễ đánh giá kết quả.

- Có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng như: Giao tiếp, quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu…

VD: Giáo viên cho các em tập lập một và kế hoạch như:

- Lập kế hoạch để giúp đỡ bạn bạn cùng lớp học yếu môn toán. - Lập kế hoạch để chăm sóc di tích cách mạng của địa phương…

6. Kể chuyện

a) Đặc tính

Kể chuyện là một phương pháp dạy và học có hiệu quả thông qua các câu chuyện kể mà nội dung học tập và các kinh nghiệm truyền thống được chuyền tải cho người học. Kết cấu và cách giải quyết vấn đề trong câu chuyện sẽ giúp cho người học liên hệ vận dụng vào bài học cho cá nhân một cách thoải mái.

b) Lợi ích

- Làm cho quá trình học tập trở nên hấp dẫn, nhẹ nhàng.

- Có thể liên hệ nhiều vấn đề khác nhau theo chủ ý của người dạy. c) Những điểm cần lưu ý khi thực hiên.

Có rất nhiều loại truyện có thể dùng để dạy. Nó có thể là truyện ngụ ngôn hay những câu chuyện về đạo đức. Nó cũng có thể là câu chuyện giúp cho học sinh suy nghĩ về vấn đề. Nó cũng có thể là những câu chuyện do học sinh viết. Câu chuyện do các em viết có thể là câu chuyện tốt nhất vì nó dựa trên kinh nghiệm của các em. Có nhiều cách kể chuyện khác nhau, có thể các em đọc câu chuyện theo sách, hoặc các em có thể kể một câu chuyện theo nhóm bắt đầu bằng một học sinh rồi những em khác thêm thắt vào cho đến em cuối cùng kết thúc câu chuyện. Có thể cho học sinh sắm vai theo các nhân vật trong câu chuyện, cũng có thể kể chuyện bằng tranh ảnh, hoặc bằng những vật thể để làm cho câu chuyện thêm sinh động.

VD: các em hãy kể một câu chuyện về tấm gương vượt khó học giỏi mà em biết.

Một phần của tài liệu skkn một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc tổ chức giáo dục kĩ năng sống cho học sinh thcs tân phú (Trang 34 - 36)