Một số bài học kinh nghiệm đối với XKLĐ của Việt Nam

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Lê Trọng Đạt. (Trang 41 - 125)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm đối với XKLĐ của Việt Nam

1. Chính phủ các nƣớc đều coi chƣơng trình XKLĐ là chƣơng trình quốc gia nên đã tập trung chỉ đạo và hỗ trợ cho chƣơng trình này thực hiện có hiệu quả, đặc biệt trong công tác mở rộng thị trƣờng. Nhiều hiệp định song phƣơng đã đƣợc ký kết nhằm chủ động trong việc cung ứng và bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, tạo điều kiện và môi trƣờng thuận lợi cho các DN hay tổ chức XKLĐ hoạt động.

2. Về quản lý nhà nƣớc tập trung vào một cơ quan chính phủ đó là Bộ Lao Động. Cơ quan quản lý nhà nƣớc quản lý chặt chẽ đến từng ngƣời lao động. Vai trò của đại sứ quán ở nƣớc ngoài đƣợc đặc biệt quan tâm và phát huy hiệu quả. Thông qua tùy viên lao động, các hợp đồng đƣợc thẩm định chặt chẽ, kỹ lƣỡng, đồng thời công tác quản lý và bảo vệ quyền lợi cho ngƣời lao động ở nƣớc ngoài đƣợc tổ chức chặt chẽ hơn, giúp lao động yên tâm khi đi làm việc ở nƣớc ngoài.Nhiều thị trƣờng đƣợc khai thông do tác động của đại sứ quán. Do vậy, các DN XKLĐ cần phải thiết lập mối liên hệ chặt chẽ với các hệ thống này.

3. Các nƣớc đã đƣa quan điểm xúc tiến việc làm ngoài nƣớc và hoạt động XKLĐ vào luật lao động để từ đó đƣa ra các văn bản dƣới luật, thực hiện quản lý nhà nƣớc từ khâu ký kết hợp đồng, tổ chức tuyển chọn, tổ chức xuất cảnh, quản lý ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài cho đến khi hết hạn

hợp đồng trở về nƣớc, thực hiện các chế độ đảm bảo quyền lợi hợp pháp của nhà nƣớc, các công ty cung ứng và ngƣời lao động, các hình thức thƣởng phạt để xử lý các vấn đề phát sinh liên quan đến XKLĐ. Hệ thống pháp luật và các quy định dƣới luật về XKLĐ minh bạch chặt chẽ nhƣng cũng rất thông thoáng, tạo chủ động cho ngƣời lao động và DN XKLĐ.

4. Chính phủ khuyến khích và tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế (nhà nƣớc, tƣ nhân) tham gia tìm việc ngoài nhà nƣớc. Các ngành chức năng có trách nhiệm tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thực hiện hiệu quả chƣơng trình làm việc ngoài nƣớc của mình. Với chủ trƣơng này các DN XKLĐ cần phát huy và tận dụng lợi thế là sự ủng hộ của nhà nƣớc, tạo điều kiện để các bộ và ngƣời lao động của mình tham gia vào hoạt động XKLĐ đặc biệt là công tác khai thác thị trƣờng.

5. Hầu hết các nƣớc đều thể hiện quan điểm phát triển thị trƣờng lao động đi đôi với với việc bảo vệ quyền lợi của ngƣời lao động ở nƣớc ngoài. Chính phủ các nƣớc đều có chiến lƣợc, chƣơng trình tiếp thị ngoài nƣớc rõ rang và giao cho các cơ quan chính phủ thực hiện theo sự phân công giữa các bộ. Cơ quan đại diện ở nƣớc ngoài là nơi cung cấp thông tin và định hƣớng thị trƣờng cho các DN. Chính phủ quy định các điều kiện tối thiểu để đƣa lao động ra nƣớc ngoài làm việc nhƣ : loại ngành nghề, mức lƣơng tối thiểu, thời gian làm việc, bảo hiểm rủ ro, điều kiện ăn ở của ngƣời lao động và các điều kiện khác nhằm đảm bảo quyền lợi cho ngƣời lao động.

6. Công tác đào tạo cho lao động trƣớc khi đi làm việc ở nƣớc ngoài đƣợc đặc biệt chú trọng. Điều này sẽ giúp nâng cao chất lƣợng lao động và tăng sức cạnh tranh của lao động trên thị trƣờng thế giới. Các nƣớc đều hình thành trung tâm đào tạo quốc gia và quản lý nhà nƣớc về đào tạo lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài. Trên cơ sở đó, các DN thực hiện chuẩn theo các chƣơng trình khung và có mối liên hệ chặt chẽ với trung tâm đào tạo quốc gia.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Với mục đích nghiên cứu đặt ra ở trên và dựa trên cơ sở phân tích những vấn đề liên quan đến nội dung của đề tài, tác giả xác định một số câu hỏi nghiên cứu cơ bản làm nền tảng cho việc nghiên cứu nội dung của luận văn, đó là:

- XKLĐ là gì? Vai trò và tác động của XKLĐ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam?

- Thực trạng XKLĐ của Công ty CP xuất nhập khẩu Thái Nguyên trong thời gian qua như thế nào? Kết quả đạt đươc và những vấn đề còn tồn tại? Nguyên nhân của những tồn tại là gì?

- Các giải pháp để đẩy mạnh XKLĐ của công ty CP xuất nhập khẩu Thái Nguyên trong thời gian tới là gì?

2.2. Cách tiếp cận

Luận văn đƣợc hoàn thành trên cơ sở phƣơng pháp luận nghiên cứu là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các quan điểm của Đảng, các chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc về XKLĐ cũng là cơ sở cho phƣơng pháp luận nghiên cứu của luận văn.

Các phƣơng pháp nghiên cứu mang tính truyền thống nhƣ phƣơng pháp thống kê, phƣơng pháp hệ thống hóa, phƣơng pháp phân tích và luận giải, phƣơng pháp so sánh… cũng đƣợc sử dụng để hoàn thiện luận văn này.

Ngoài ra tác giả cũng sử dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu khác nhƣ phƣơng pháp điều tra, tiến hành phỏng vấn và lấy ý kiến của các cán bộ Trung tâm xuất khẩu lao động… nhằm tìm kiếm các giải pháp phát triển hoạt động XKLĐ của công ty trong thời gian tới.

Luận văn “ Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên” đƣợc nghiên cứu trên nguyên tắc tổng

thể. Đây là nguyên tắc chủ đạo xuyên suốt trong toàn bộ luận văn. Tác giả đi từ các định nghĩa cơ bản, các khái niệm theo cách hiểu đầy đủ nhất, đƣa ra cách phân loại theo nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Khi đánh giá về vai trò của XKLĐ, tác giả đánh giá một cách chi tiết và đầy đủ nhất về vai trò nhiều mặt của XKLĐ: Đối với nền kinh tế của quốc gia (vĩ mô), đối với doanh nghiệp (vi mô) và rộng hơn đối với thế giới nói chung. Ý nghĩa của XKLĐ đối với sự phát triển của quốc gia cũng đƣợc nhìn nhận và phân tích theo nhiều góc cạnh từ kinh tế đến xã hội.

Những giải pháp đề xuất để phát triển hoạt động XKLĐ của BATIMEX cũng đƣợc tác giả xây dựng một cách toàn diện. Từ những giải pháp về phát triển thị trƣờng XKLĐ, các giải pháp khai thác nguồn lao động XK có hiệu quả, các giải pháp về quản lý lao động làm việc ở nƣớc ngoài đến các giải pháp mang tính chất tuyên truyền giáo dục cho ngƣời lao động…. đều đƣợc đề cập một cách chi tiết.

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Các số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc lấy từ các nguồn nhƣ: Tổng cục thống kê, Cục quản lý lao động ngoài nƣớc, Viện Kinh tế Việt Nam, Tạp chí kinh tế quản lý, Internet…

- Trung tâm xuất khẩu lao động, phòng Kế toán - Hành chính công ty BATIMEX

- Từ các công trình nghiên cứu khoa học của các học giả, từ sách, báo, báo điện tử.

Thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ, chính xác và toàn diện toàn bộ hệ thống các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình xuất khẩu lao động của BATIMEX từ đó đề ra các giải pháp phát triển trong thời gian tới.

b) Phương pháp hình thành dữ liệu sơ cấp.

Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi, điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp…

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin cần tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu phải tiến hành lập bảng biểu.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

a) Phương pháp thống kê

Sau khi đã thu thập đƣợc số liệu, các bƣớc tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng. Tác giả sử dụng các phƣơng pháp thống kê nhƣ: Phƣơng pháp phân tổ thống kê, Phƣơng pháp so sánh thống kê, Phƣơng pháp thống kê mô tả…

Công tác thống kê giúp ta thu thập số liệu và thiết kế các nghiên cứu định lƣợng, tóm tắt thông tin nhằm hỗ trợ quá trình tìm hiểu về một vấn đề hoặc đối tƣợng nào đó, đƣa ra những kết luận dựa trên số liệu, ƣớc lƣợng hiện tại hoặc dự báo tƣơng lai.

Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng ở tất cả các nội dung có đề cập cũng nhƣ các chƣơng trong luận văn. Những số liệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các tin tức nhỏ lẻ ở các bài báo hay những điều chỉnh trong Luật sửa đổi bổ sung, đƣợc tác giả tập hợp thành bảng phân chia các giai đoạn cho phù hợp và ngƣời đọc dễ hiểu. Ngoài ra số liệu còn đƣợc sắp xếp theo ngành, lĩnh vực để phân tích sâu và đa chiều hơn.

b) Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc

cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Đứng trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu, chúng ta cảm giác đƣợc nhiều hiện tƣợng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm mờ bản chất của nó. Muốn hiểu đƣợc bản chất của một đối tƣợng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: + Xác định tiêu thức để phân chia

+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích nhƣng lại hỗ trợ quá trình phân tích tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mặt phân tích định lƣợng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai,

chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lƣợng. Trong các ngành khoa học xã hội - nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lƣợng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng trong đề tài ở tất cả các chƣơng mục.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động

Đề tài sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động XKLĐ dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nƣớc, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

Khi đề cập đến hiệu quả XKLĐ là nói đến hiệu quả KT-XH mà hoạt động này mang lại cho nƣớc xuất cƣ bao gồm cả DN XKLĐ và ngƣời LĐ, là sự thể hiện quan hệ giữa kết quả kinh tế và xã hội của XKLĐ với các nguồn lực để tạo ra nó, đƣợc xem xét trên 3 mặt đó là :

2.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Là những lợi ích vật chất mà các chủ thể của nƣớc xuất khẩu lao động (bao gồm nhà nƣớc, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và ngƣời lao động) nhận đƣợc thông qua hoạt động xuất khẩu lao động. Cụ thể, với ngƣời lao động: đó là thu nhập sau thuế và các hàng hoá có giá trị có thể gửi về nƣớc. Với doanh nghiệp xuất khẩu lao động: là lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu lao động. Với nhà nƣớc: là nguồn ngoại tệ thu về.

Đối với doanh nghiệp XKLĐ, đánh giá hiệu quả phát triển XKLĐ đƣợc thực hiện thông qua các thƣớc đo cơ bản sau:

- Số lƣợng lao động xuất khẩu hàng năm - Số lƣợng lao động phân theo ngành nghề

- Số lƣợng lao động phân theo quốc gia xuất khẩu

- Tỷ trọng lao động xuất khẩu có tay nghề trong tổng số lao động xuất khẩu

Tỷ trọng lao động có tay nghề trong tổng số LĐ xuất khẩu đƣợc tính theo:

Rcn = Lcnj x 100 (%) Lđj

Tr. đó: + Rcn: Tỷ trọng lao động xuất khẩu có tay nghề trong tổng số

lao động xuất khẩu trong thời kỳ j

+Lcnj: Số lao động có tay nghề đi làm việc ở nƣớc ngoài trong thời kỳ j

+Lđj: Số lƣợng lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài trong thời kỳ j

+ j: Là thời kỳ nghiên cứu, thƣờng đƣợc tính 1 năm, 2 năm, 5 năm … Chỉ tiêu này có thể tính cho từng DN XKLĐ, từng thị trƣờng tiếp nhận LĐ. Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng lao động xuất khẩu đi làm việc ở nƣớc ngoài. Điều này nói lên mặt “chất” của xuất khẩu lao động, thông qua đó công ty có kế hoạch và các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực XKLĐ của mình.

- Tỷsuất hiệu quả kinh tếcủa xuất khẩu laođộng

Chỉ tiêu này đƣợc tính dựa trên mức thu nhập ròng của 1 ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài và 1 ngƣời lao động làm việc trong nƣớc.

K = Pnj x 100 (%) Ptj

Tr. đó:+ K: Là tỷ suất hiệu quả kinh tế xuất khẩu lao động thời kỳ j

+Pnj: Là mức thu nhập ròng của lao động làm việc ở nƣớc ngoài, thời kỳ j

+Ptj: Là mức thu nhập ròng của lao động làm việc trong nƣớc, thời kỳ j

+j: Là thời kỳ nghiên cứu, thƣờng đƣợc tính 1 năm, 2 năm, 5 năm …

Chi tiêu này cho biết, ngƣời LĐ làm việc ở nƣớc ngoài có hiệu quả bằng bao nhiêu % so với ngƣời LĐ làm việc trong nƣớc trong cùng một thời kỳ. Chi tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả LĐ của 2 thị trƣờng khác nhau.

2.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Là tất cả những lợi ích phi vật chất có thể có đƣợc trực tiếp qua hoạt động xuất khẩu lao động hoặc phát sinh từ hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu lao động nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định, phồn vinh, hạnh phúc. Thể hiện qua các tiêu chí nhƣ : Khả năng giải quyết công ăn việc làm; Khả năng đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động; Mối quan hệ giao lƣu hợp tác với nƣớc bạn và một số các khía cạnh khác liên quan đến phúc lợi xã hội.

2.4.3. Hiệu quả về đào tạo nhân lực và tiếp nhận khoa học kỹ thuật

Xuất khẩu lao động đƣợc coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. XKLĐ tạo cơ hội cho một bộ phận lao động đƣợc tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Lê Trọng Đạt. (Trang 41 - 125)