Kết quả xuất khẩu lao động của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Lê Trọng Đạt. (Trang 68 - 72)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.2. Kết quả xuất khẩu lao động của Công ty

3.2.2.1. Nguồn lao động xuất khẩu của Công ty

Về số lượng nguồn lao động: Trong các năm gần đây, số lƣợng LĐXK

của BATIMEX có sự phát triển tƣơng đối ổn định, hàng ngàn lao động đƣợc Công ty đƣa ra nƣớc ngoài làm việc mỗi năm. Đây chƣa phải là thành tích nổi bật tuy nhiên trong tình hình hiện nay thì đây là những nỗ lực rất đáng ghi nhận của tập thể Công ty. Đây đồng thời là bƣớc tạo đà cho sự phát triển trong những năm kế tiếp.

Nguồn lao động xuất khẩu của BATIMEX ngày nay không chỉ hạn chế trong phạm vi tỉnh Thái Nguyên mà đƣợc tuyển dụng và khai thác từ các địa phƣơng lân cận, ở các tỉnh nhƣ Bắc Giang, Bắc Ninh.. Các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc nhƣ Bắc Kạn, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc… đến các tỉnh Bắc Trung Bộ nhƣ Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình…phạm vi tuyển dụng rất rộng lớn tạo sự chủ động cho BATIMEX khi có đơn hàng tuyển lao động từ nƣớc ngoài, đảm bảo cung cấp kịp thời khi có yêu cầu từ phía đối tác. Tháng 6/2014, BATIMEX đã quyết định mở thêm chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh nhằm khai thác nguồn lao động XK từ các tỉnh, thành phía nam, vùng Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long. Quyết định này xuất phát từ hiệu quả hoạt động và khai thác của Chi nhánh Hà Nội, hứa hẹn sự phát triển mạnh mẽ về nguồn LĐXK của BATIMEX trong tƣơng lai.

Về chất lượng nguồn lao động: Từ thực tế cho thấy, chất lƣợng nguồn

lao động XK chƣa phải là thế mạnh của BATIMEX, do đó đòi hỏi nâng cao chất lƣợng LĐXK là vấn đề hết sức bức thiết đang đặt ra đối với Công ty. Mặc dù sức trẻ là đặc điểm nổi trội, là tiềm năng của nguồn nhân lực Việt Nam nói chung, là yếu tố rất thuận lợi cho việc tuyển chọn lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài, tuy nhiên đây mới chỉ là một tiền đề cho sự phát triển. Thực tế chất lƣợng nguồn lao động XK của Việt Nam nói chung, của BATIMEX nói riêng tƣơng đối thấp. Tỷ trọng lao động phổ thông, tay nghề thấp trong tổng số lao động XK rất lớn chiếm tới 70% và chủ yếu đƣợc đƣa sang các thị trƣờng truyền thống nhƣ Malaysia, Đài Loan… do vậy giá trị xuất khẩu không cao. Tỷ trọng lao động kỹ thuật, lao động có nghề rất khiêm tốn. Lao động có nghề nhƣ hàn 3G, hàn 6G… đƣợc đƣa sang các thị trƣờng nhƣ UAE… có thu nhập tƣơng đối cao và đang có nhu cầu rất lớn từ phía nƣớc ngoài thì lại rất hạn chế và rất khó để khai thác, do đó khả năng đáp ứng nhu cầu về lao động kỹ thuật đang ngày càng tăng cao từ phía nƣớc ngoài là rất yếu.

Ngoài ra, khả năng về ngoại ngữ, thái độ làm việc, tác phong công nghiệp và ý thức của lao động XK cũng là một vấn đề còn rất nhiều bất cập. Mặc dù BATIMEX rất chú trọng công tác đào tạo nghề, giáo dục định hƣớng và dạy ngoại ngữ cho lao động trƣớc khi đƣa sang nƣớc ngoài làm việc nhƣng nhìn chung khả năng giao tiếp thông thƣờng bằng ngoại ngữ của lao động là rất kém chƣa nói tới các thuật ngữ liên quan tới công việc của họ. Nguyên nhân là do tâm lý nóng vội muốn đƣợc xuất cảnh ngay của các lao động, không chuyên tâm trong việc tích lũy kiến thức ngoại ngữ và chuyên môn trƣớc khi ra nƣớc ngoài làm việc. Mặt khác, đa số lao động xuất thân từ khu vực nông thôn hoặc vùng sâu vùng xa, cuộc sống làm nghề nông ở một nƣớc còn kém phát triển nhƣ Việt Nam đã hình thành nên trong họ tác phong chậm chạp, thiếu sự gắn bó trong hợp tác lao động, thiếu hiểu biết về sản xuất công

nghiệp. Để khắc phục đƣợc những hạn chế này cần phải có một cách làm mới và phải thực hiện hết sức quyết liệt mới có thể cải thiện đƣợc chất lƣợng nguồn lao động XK của Công ty hiện nay.

Về cơ cấu lao động xuất khẩu: Cơ cấu lao động xuất khẩu theo ngành

nghề của BATIMEX ngày càng đa dạng hóa, không chỉ chủ yếu tập trung trong lĩnh vực công nghiệp và xây dựng nhƣ trƣớc, trong những năm gần đây ngày càng nhiều LĐXK của BATIMEX làm việc trong các dịch vụ xã hội nhƣ chăm sóc ngƣời già, hộ lý, y tá, giúp việc gia đình, phục vụ khách sạn… Đây là những công việc đòi hỏi sự khéo léo, chu đáo và cẩn thận do vậy tỷ lệ lao động XK nữ đang có xu hƣớng tăng lên. Các lĩnh vực, ngành nghề khác có thu nhập cao nhƣng đòi hỏi tay nghề và trình độ chuyên môn nhƣ ngành tài chính, ngân hàng, công nghệ thông tin…cũng là những ngành mà BATIMEX phấn đấu hƣớng tới trong tƣơng lai nhằm đa dạng hóa ngành nghề XK, tuy nhiên hiện nay mới chỉ dừng lại ở mức độ nghiên cứu, khả năng phát triển là có những cần rất nhiều thời gian. Thực tế XKLĐ của Việt Nam những năm gần đây cho thấy tỷ lệ lao động làm việc trong những ngành nghề nhƣ vậy rất thấp. Nguyên nhân chính là do hệ thống giáo dục và đào tạo của Việt Nam còn bộc lộ rất nhiều hạn chế và bất cập.

3.2.2.2. Thị trường xuất khẩu lao động của Công ty.

Thị trƣờng XKLĐ của BATIMEX đang có sự chuyển hƣớng rõ rệt, không ngừng đƣợc củng cố, ổn định và mở rộng một cách có chọn lọc phù hợp với với tiềm lực và yêu cầu phát triển của công ty. Không chỉ hạn chế trong các thị trƣờng XK truyền thống nhƣ Malaysia, Đài Loan, Macao… ngày nay lao động của BATIMEX đã đƣợc đƣa sang các thị trƣờng mới ở khu vực Trung Đông nhƣ các quốc gia UAE trong các lĩnh vực xây dựng, cơ khí, hàn kỹ thuật, giúp việc gia đình… Các thị trƣờng tiềm năng có thu nhập cao nhƣng đòi hỏi khắt khe về lao động có tay nghề, ngoại ngữ nhƣ Nhật Bản dù số lƣợng lao động BATIMEX đƣa sang còn khiêm tốn nhƣng bƣớc đầu cho

thấy khả năng khai thác thị trƣờng này trong tƣơng lai khi nhu cầu tái thiết đất nƣớc sau thảm họa sóng thần và quá trình xây dựng các công trình cho Olympic 2020 tổ chức tại nƣớc này. Đây là cơ hội cho Công ty chuẩn bị nguồn lao động XK trong lĩnh vực xây dựng để đƣa sang Nhật Bản làm việc bên cạnh việc đƣa thực tập sinh ngành cơ khí, hàn, thực phẩm, dệt may và cả lao động làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp.

Bảng 3.5. Cơ cấu thị trƣờng XKLĐ của BATIMEX giai đoạn 2010-2013

Đơn vị tính: Người Năm Đài Loan Malaysia Nhật Bản UAE Macao Tổng số 2010 319 452 0 71 116 958 2011 408 463 1 201 92 1.165 2012 397 490 3 308 98 1.296 2013 418 485 6 472 108 1.489 Tổng số 1.542 1.890 10 1.052 414 4.908

(Nguồn : Phòng Kế toán - Hành chính Công ty BATIMEX)

31.5 21.4 38.6 0.02 8.48 Đài Loan Malaysia Nhật Bản UAE Ma Cao

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu thị trường XKLĐ của BATIMEX giai đoạn 2010-2013

3.2.2.3. Mô hình quản lý lao động xuất khẩu của Công ty

Hiện nay BATIMEX đã có đại diện tại các thị trƣờng Đài Loan, Malaysia và UAE. Các đại diện này ngoài nhiệm vụ tìm kiếm đối tác, khai

thác và thẩm định các đơn hàng còn chịu trách nhiệm quản lý lao động và giải quyết các vấn đề phát sinh. Thời gian qua, công tác giải quyết các phát sinh khá kịp thời do đó có rất ít các vấn đề đáng tiếc xảy ra. Ngoài ra các đại diện thƣờng xuyên gần gũi tìm hiểu tâm tƣ nguyện vọng của lao động, từ đó có các biện pháp giải quyết hợp tình hợp lý, bảo vệ tốt quyền lợi của ngƣời lao động. Tuy nhiên, hạn chế là số lƣợng đại diện của BATIMEX còn ít, số lƣợng lao động của Công ty nhiều và làm việc tại nhiều vùng khác nhau dẫn tới việc quản lý sát sao gặp khá nhiều hạn chế. Các đại diện phải giải quyết rất nhiều công việc nên tính hiệu quả chƣa cao.

3.2.2.4. Kết quả thu được từ hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty

XKLĐ nhƣ đã phân tích, có vai trò tích cực trong việc thúc đẩy tăng trƣởng và phát triển kinh tế. Đối với BATIMEX, hoạt động XKLĐ mang lai doanh thu ngày càng cao, có đóng góp ngày càng quan trọng vào kết quả kinh doanh của Công ty. Ngoài việc mang lại lợi ích kinh tế cho Công ty còn góp phần giải quyết việc làm cho một bộ phận lao động của Việt Nam đang thiếu việc làm, góp phần đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đóng góp tích cực trong quá trình CNH- HĐH đất nƣớc.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Lê Trọng Đạt. (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)