Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Lê Trọng Đạt. (Trang 44 - 125)

5. Kết cấu của luận văn

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin

a) Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

- Các số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đƣợc lấy từ các nguồn nhƣ: Tổng cục thống kê, Cục quản lý lao động ngoài nƣớc, Viện Kinh tế Việt Nam, Tạp chí kinh tế quản lý, Internet…

- Trung tâm xuất khẩu lao động, phòng Kế toán - Hành chính công ty BATIMEX

- Từ các công trình nghiên cứu khoa học của các học giả, từ sách, báo, báo điện tử.

Thu thập thông tin thứ cấp giúp cung cấp đầy đủ, chính xác và toàn diện toàn bộ hệ thống các thông tin, số liệu liên quan đến tình hình xuất khẩu lao động của BATIMEX từ đó đề ra các giải pháp phát triển trong thời gian tới.

b) Phương pháp hình thành dữ liệu sơ cấp.

Tiến hành xây dựng bảng câu hỏi, điều tra, khảo sát, phân tích tổng hợp…

2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin

Sau khi thu thập đƣợc các thông tin cần tiến hành phân loại, sắp xếp thông tin theo thứ tự ƣu tiên về mức độ quan trọng của thông tin. Đối với các thông tin là số liệu phải tiến hành lập bảng biểu.

2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin

a) Phương pháp thống kê

Sau khi đã thu thập đƣợc số liệu, các bƣớc tập hợp, sắp xếp và xử lý số liệu là rất quan trọng. Tác giả sử dụng các phƣơng pháp thống kê nhƣ: Phƣơng pháp phân tổ thống kê, Phƣơng pháp so sánh thống kê, Phƣơng pháp thống kê mô tả…

Công tác thống kê giúp ta thu thập số liệu và thiết kế các nghiên cứu định lƣợng, tóm tắt thông tin nhằm hỗ trợ quá trình tìm hiểu về một vấn đề hoặc đối tƣợng nào đó, đƣa ra những kết luận dựa trên số liệu, ƣớc lƣợng hiện tại hoặc dự báo tƣơng lai.

Phƣơng pháp thống kê đƣợc sử dụng ở tất cả các nội dung có đề cập cũng nhƣ các chƣơng trong luận văn. Những số liệu trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các tin tức nhỏ lẻ ở các bài báo hay những điều chỉnh trong Luật sửa đổi bổ sung, đƣợc tác giả tập hợp thành bảng phân chia các giai đoạn cho phù hợp và ngƣời đọc dễ hiểu. Ngoài ra số liệu còn đƣợc sắp xếp theo ngành, lĩnh vực để phân tích sâu và đa chiều hơn.

b) Phương pháp phân tích tổng hợp

Phân tích là phân chia cái toàn thể của đối tƣợng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó và từ đó giúp chúng ta hiểu đƣợc đối tƣợng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu đƣợc

cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Đứng trƣớc một đối tƣợng nghiên cứu, chúng ta cảm giác đƣợc nhiều hiện tƣợng đan xen nhau, chồng chéo nhau làm mờ bản chất của nó. Muốn hiểu đƣợc bản chất của một đối tƣợng nghiên cứu chúng ta cần phải phân chia nó theo cấp bậc.

Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra đƣợc cái chung, thông qua hiện tƣợng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Khi phân chia đối tƣợng nghiên cứu cần phải: + Xác định tiêu thức để phân chia

+ Chọn điểm xuất phát để nghiên cứu

+ Xuất phát từ mục đích nghiên cứu để tìm thuộc tính riêng và chung Bƣớc tiếp theo của phân tích là tổng hợp. Tổng hợp là quá trình ngƣợc với quá trình phân tích nhƣng lại hỗ trợ quá trình phân tích tìm ra cái chung cái khái quát.

Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra đƣợc bản chất, quy luật vận động của đối tƣợng nghiên cứu.

Phân tích và tổng hợp là hai phƣơng pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tƣợng nghiên cứu bộ phận ấy có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngƣợc nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tƣợng, khái quát nắm bắt đƣợc mặt định tính mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lƣợng khác nhau.

Với các ngành khoa học tự nhiên, kỹ thuật do tính chính xác quy định, mặt phân tích định lƣợng có vai trò khá quyết định kết quả nghiên cứu. Quá trình tổng hợp, định tính ở đây hoặc giả là những phán đoán, dự báo thiên tai,

chỉ đạo cả quá trình nghiên cứu, hoặc giả là những kết luận rút ra từ phân tích định lƣợng. Trong các ngành khoa học xã hội - nhân văn, sự hạn chế độ chính xác trong phân tích định lƣợng làm cho kết quả nghiên cứu lệ thuộc rất nhiều vào tổng hợp, định tính. Song chính đặc điểm này dễ làm cho kết quả nghiên cứu bị sai lệch do những sai lầm chủ quan duy ý chí.

Phƣơng pháp phân tích tổng hợp đƣợc sử dụng trong đề tài ở tất cả các chƣơng mục.

2.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xuất khẩu lao động

Đề tài sử dụng hệ thống một số chỉ tiêu nhằm đánh giá hiệu quả của hoạt động XKLĐ dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm của các nƣớc, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học.

Khi đề cập đến hiệu quả XKLĐ là nói đến hiệu quả KT-XH mà hoạt động này mang lại cho nƣớc xuất cƣ bao gồm cả DN XKLĐ và ngƣời LĐ, là sự thể hiện quan hệ giữa kết quả kinh tế và xã hội của XKLĐ với các nguồn lực để tạo ra nó, đƣợc xem xét trên 3 mặt đó là :

2.4.1. Hiệu quả về mặt kinh tế

Là những lợi ích vật chất mà các chủ thể của nƣớc xuất khẩu lao động (bao gồm nhà nƣớc, doanh nghiệp xuất khẩu lao động và ngƣời lao động) nhận đƣợc thông qua hoạt động xuất khẩu lao động. Cụ thể, với ngƣời lao động: đó là thu nhập sau thuế và các hàng hoá có giá trị có thể gửi về nƣớc. Với doanh nghiệp xuất khẩu lao động: là lợi nhuận từ hoạt động xuất khẩu lao động. Với nhà nƣớc: là nguồn ngoại tệ thu về.

Đối với doanh nghiệp XKLĐ, đánh giá hiệu quả phát triển XKLĐ đƣợc thực hiện thông qua các thƣớc đo cơ bản sau:

- Số lƣợng lao động xuất khẩu hàng năm - Số lƣợng lao động phân theo ngành nghề

- Số lƣợng lao động phân theo quốc gia xuất khẩu

- Tỷ trọng lao động xuất khẩu có tay nghề trong tổng số lao động xuất khẩu

Tỷ trọng lao động có tay nghề trong tổng số LĐ xuất khẩu đƣợc tính theo:

Rcn = Lcnj x 100 (%) Lđj

Tr. đó: + Rcn: Tỷ trọng lao động xuất khẩu có tay nghề trong tổng số

lao động xuất khẩu trong thời kỳ j

+Lcnj: Số lao động có tay nghề đi làm việc ở nƣớc ngoài trong thời kỳ j

+Lđj: Số lƣợng lao động đi làm việc ở nƣớc ngoài trong thời kỳ j

+ j: Là thời kỳ nghiên cứu, thƣờng đƣợc tính 1 năm, 2 năm, 5 năm … Chỉ tiêu này có thể tính cho từng DN XKLĐ, từng thị trƣờng tiếp nhận LĐ. Chỉ tiêu này phản ánh chất lƣợng lao động xuất khẩu đi làm việc ở nƣớc ngoài. Điều này nói lên mặt “chất” của xuất khẩu lao động, thông qua đó công ty có kế hoạch và các biện pháp nhằm nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực XKLĐ của mình.

- Tỷsuất hiệu quả kinh tếcủa xuất khẩu laođộng

Chỉ tiêu này đƣợc tính dựa trên mức thu nhập ròng của 1 ngƣời lao động làm việc ở nƣớc ngoài và 1 ngƣời lao động làm việc trong nƣớc.

K = Pnj x 100 (%) Ptj

Tr. đó:+ K: Là tỷ suất hiệu quả kinh tế xuất khẩu lao động thời kỳ j

+Pnj: Là mức thu nhập ròng của lao động làm việc ở nƣớc ngoài, thời kỳ j

+Ptj: Là mức thu nhập ròng của lao động làm việc trong nƣớc, thời kỳ j

+j: Là thời kỳ nghiên cứu, thƣờng đƣợc tính 1 năm, 2 năm, 5 năm …

Chi tiêu này cho biết, ngƣời LĐ làm việc ở nƣớc ngoài có hiệu quả bằng bao nhiêu % so với ngƣời LĐ làm việc trong nƣớc trong cùng một thời kỳ. Chi tiêu này cũng có thể dùng để đánh giá hiệu quả LĐ của 2 thị trƣờng khác nhau.

2.4.2. Hiệu quả về mặt xã hội

Là tất cả những lợi ích phi vật chất có thể có đƣợc trực tiếp qua hoạt động xuất khẩu lao động hoặc phát sinh từ hiệu quả kinh tế của hoạt động xuất khẩu lao động nhằm đảm bảo cho xã hội ổn định, phồn vinh, hạnh phúc. Thể hiện qua các tiêu chí nhƣ : Khả năng giải quyết công ăn việc làm; Khả năng đảm bảo cuộc sống cho ngƣời lao động; Mối quan hệ giao lƣu hợp tác với nƣớc bạn và một số các khía cạnh khác liên quan đến phúc lợi xã hội.

2.4.3. Hiệu quả về đào tạo nhân lực và tiếp nhận khoa học kỹ thuật

Xuất khẩu lao động đƣợc coi là ngành kinh tế đối ngoại mang lại nhiều lợi ích kinh tế và xã hội. XKLĐ tạo cơ hội cho một bộ phận lao động đƣợc tiếp cận với máy móc và công nghệ tiên tiến, cơ chế quản lý hiện đại, tác phong làm việc công nghiệp, nâng cao trình độ và tay nghề hình thành nên đội ngũ lao động có trình độ tay nghề chuyên môn cao. Lao động Việt Nam cần cù khéo léo, thông minh ham học hỏi, có thể nhanh chóng tiếp thu các kiến thức về khoa học kỹ thuật, nhanh chóng thích ứng với công nghệ sản xuất hiện đại. Đa số lao động Việt Nam trƣớc khi đi XKLĐ không có tay nghề chỉ sau 2 năm làm việc đã có thể đạt đƣợc tối thiểu bậc thợ trung bình. Sau khi trở về nƣớc phần lớn trong số họ có tay nghề vững vàng, đây là điều kiện để đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nƣớc khi họ trở về. Do đó bên cạnh những lợi ích kinh tế từ nguồn thu ngoại tệ do XKLĐ mang lại thì còn một lợi ích lớn nữa chính là giúp chúng ta đào tạo nguồn nhân lực và tiếp nhận khoa học kỹ thuật.

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THÁI NGUYÊN

3.1. Khái quát về Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên (BATIMEX) (BATIMEX)

3.1.1. Quá trình thành lập Công ty

-Tên Doanh nghiệp: Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên - Tên giao dịch: BATIMEX

- Địa chỉ: Số 25, đƣờng Hoàng Văn Thụ - Phƣờng Phan Đình Phùng - Thành phố Thái Nguyên - Tỉnh Thái Nguyên.

- Điện thoại: 0280. 3852.750 Fax: 0280. 3855.763 -Email: Business.tn@batimex.com.vn

-www.batimex.com.vn -Cơ sở pháp lý của Công ty:

Công ty hoạt động theo đăng ký kinh doanh số 1703000155 do Sở kế hoạch và đầu tƣ cấp lần đầu ngày 31/3/2005, đăng ký thay đổi lần thứ 09 ngày 26/10/2012. Hoạt động tuân theo Luật Doanh nghiệp 2005 và chịu sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành liên quan.

- Mã số doanh nghiệp: 4600103290.

- Hiện nay, Công ty là doanh nghiệp loại vừa - Vốn điều lệ: 43.200.000.000 đồng.

- Loại hình đơn vị : Công ty cổ phần.

3.1.2. Chức năng nhiệm vụ

*Chức năng:

- Lĩnh vực kinh doanh: Kinh doanh xuất nhập khẩu tổng hợp gồm nhiều ngành nghề kinh doanh:

- Xuất khẩu lao động và dạy nghề trình độ sơ cấp - Xuất khẩu kim loại và quặng kim loại

- Bán buôn thực phẩm (chè, hoa quả tƣơi, hải sản đông lạnh). - Bán môtô, xe máy. Bảo dƣỡng và sửa chữa môtô, xe máy.

- Khai thác khai thác quặng sắt và quặng kim loại khác không chứa sắt (quặng thiếc, mănggan, titan, đồng, chì, kẽm, cao lanh, barit, pirit...)

Xuất khẩu lao động tuy chƣa phải là lĩnh vực kinh doanh chính của BATIMEX nhƣng có đóng góp ngày càng quan trọng và tích cực đối với kết quả kinh doanh của Công ty.

* Nhiệm vụ:

- Tổ chức nghiên cứu thị trƣờng trong và ngoài nƣớc, nắm vững nhu cầu thị hiếu trên thị trƣờng để hoạch định chiến lƣợc Marketing đúng đắn đảm bảo cho kinh doanh của Công ty đƣợc chủ động tránh rủi ro và mang lại hiệu quả tối ƣu.

- Tạo nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và tạo ra dịch vụ cho Công ty, quản lý khai thác sử dụng có hiệu quả nguồn vốn đó, đảm bảo mở rộng đầu tƣ sản xuất, đổi mới trang thiết bị, bù đắp các chi phí, cân đối giữa xuất và nhập, thực hiện nghĩa vụ nộp Ngân sách nhà nƣớc.

- Thực hiện tốt các chính sách chế độ quản lý kinh tế, quản lý nhập khẩu và giao dịch đối ngoại.

-Thực hiện tốt các chính sách chế độ cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính, lao động, tiền lƣơng, tiền thƣởng do Công ty quản lý, làm tốt công tác phân phối lao động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ văn hóa, nghiệp vụ tay nghề của cán bộ công nhân viên trong Công ty.

- Thực hiện các cam kết trong hợp đồng mua bán ngoại thƣơng và hợp đồng có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty.

- Nghiên cứu nắm vững môi trƣờng pháp luật kinh tế, văn hóa để phục vụ cho việc đề ra các quyết định kinh doanh, ký kết hợp đồng kinh tế, tham gia vào đàm phán, ký kết trực tiếp hoặc thông qua đơn chào hàng.

- Tổ chức gia công lắp ráp xe máy và làm các dịch vụ sửa chữa phục vụ nhu cầu kinh doanh.

- Nghiên cứu thực hiện các biện pháp để nâng cao chất lƣợng, gia tăng khối lƣợng hàng hóa xuất khẩu, mở rộng thị trƣờng quốc tế nhằm góp phần thu hút ngoại tệ, phát triển xuất nhập khẩu.

-Xuất khẩu trực tiếp hoặc nhận xuất khẩu ủy thác cho các đơn vị khác. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nƣớc, không ngừng đảm bảo và phát triển vốn, quản lý và sử dụng tốt ngoại tệ.

- Làm tốt công tác bảo hộ lao động và an toàn lao động, trật tự xã hội, bảo vệ môi trƣờng, bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, đảm bảo an ninh, làm tròn nghĩa vụ quốc phòng.

3.1.3. Quá trình phát triển

Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thái Nguyên - tên giao dịch BATIMEX, đƣợc thành lập từ năm 1965, là công ty đầu tiên của tỉnh Thái Nguyên hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu. Thời kỳ đầu thành lập đến trƣớc năm 1990, nhiệm vụ của Công ty là thu mua và cung ứng các mặt hàng xuất khẩu cho các tổng công ty chuyên doanh của Bộ thƣơng mại ở Hà Nội (chủ yếu các mặt hàng nhƣ: chè, lạc, dƣợc liệu, mành cọ, mành nứa, thảm len, hàng mây che đan,..) để xuất khẩu sang các nƣớc Đông Âu, đồng thời nhập khẩu thiết bị máy móc, phân bón và hàng tiêu dùng. Trong thời gian này, hoạt động xuất nhập khẩu của Công ty đã góp phần không nhỏ trong việc cung ứng và phân phối hàng hoá, ổn định thị trƣờng trên địa bàn.

Bƣớc sang thời kỳ đổi mới, cơ chế quản lý kế hoạch tập trung bao cấp đƣợc chuyển sang cơ chế thị trƣờng. Do sự chuẩn bị chƣa tốt về cơ sở vật chất và cả về nhận thức nên thời kỳ này Công ty gặp rất nhiều khó khăn. Những năm 2000 - 2002 Công ty tƣởng nhƣ không thể trụ vững đƣợc nhƣng đƣợc sự quan tâm của lãnh đạo Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh, sự giúp đỡ của các ngành trong tỉnh Thái Nguyên, Công ty đã từng bƣớc ổn định, sản xuất kinh

doanh đúng hƣớng và có hiệu quả, bộ máy tổ chức đƣợc kiện toàn, việc làm và đời sống của ngƣời lao động đƣợc đảm bảo, liên tục từ năm 2004 đến nay kinh doanh đều có lãi, mỗi năm đóng góp vào Ngân sách nhà nƣớc hàng chục tỷ đồng.

Tháng 4/2005, Công ty thực hiện cổ phần hoá với hình thức Nhà nƣớc

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Lê Trọng Đạt. (Trang 44 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)