Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Lê Trọng Đạt. (Trang 72 - 78)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.3. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu lao động của Công ty

3.2.3.1. Những kết quả đạt được

Thực tiễn cho thấy BATIMEX luôn phải đối diện với nhiều bài toán khó khăn trong quá trình đổi mới, hội nhập và phát triển của mình. Mỗi khi có khó khăn, bản lĩnh của BATIMEX lại đƣợc trau dồi và trí tuệ của tập thể lại tỏa sáng, những kết quả đạt đƣợc trong khó khăn càng trở nên quý giá. Hoạt động XKLĐ của BATIMEX trong những năm qua phải đối mặt với nhiều thách thức do nền kinh tế phục hồi chậm hơn dự báo trong khi nhu cầu phát triển của Công ty ngày càng cao. Trƣớc tình hình mới BATIMEX đã kịp thời điều chỉnh mục tiêu và nhiệm vụ trọng tâm theo hƣớng tập trung ƣu tiên ổn định và duy trì các thị trƣờng truyền thống, khai tác tối đa các lợi thế của

Công ty đồng thời sử dụng đồng bộ và linh hoạt các giải pháp phù hợp với đòi hỏi của thực tiễn. Đây là những quyết sách kịp thời, đúng đắn, có ý nghĩa rất quan trọng đối với những kết quả đạt đƣợc của BATIMEX trong công tác XKLĐ thời gian qua.

Nhờ sự nỗ lực phấn đấu, tinh thần đoàn kết và sự đồng thuận của tập thể Công ty, hoạt động XKLĐ đã có nhiều chuyển biến tích cực, đúng hƣớng trên nhiều mặt. Tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động XKLĐ đƣợc cải thiện tích cực, khả năng cạnh tranh đƣợc nâng cao, công tác tuyển chọn và đào tạo LĐXK ngày càng trở nên hoàn thiện, có chất lƣợng tốt hơn. BATIMEX cũng đã xây dựng đƣợc đội ngũ cán bộ XKLĐ có năng lực tốt, nhiệt huyết và năng động. Phát huy trách nhiệm và sức sáng tạo của mỗi cán bộ nhân viên.

Quy mô và số lƣợng lao động XK ngày càng tăng. Từ số lƣợng chỉ vài trăm lao động đƣợc xuất cảnh đến nay Công ty đã đào tạo và xuất cảnh hàng ngàn lao động mỗi năm. Số lƣợng hợp đồng cung ứng lao động đƣợc ký kết ngày càng nhiều. Rút kinh nghiệm trong thời gian khủng hoảng BATIMEX một mặt tích cực tìm kiếm hợp đồng mới, mặt khác, cẩn trọng hơn khi tìm kiếm và thẩm định các hợp đồng, cho nên tính chắc chắn, bảo đảm, tránh rủi ro cho ngƣời lao động đƣợc thực hiện tốt hơn.

Cơ cấu lao động XK cũng có sự chuyển biến theo chiều hƣớng tích cực. Tỷ trọng lao động qua đào tạo, lao động có nghề làm việc trong các công xƣởng tăng lên đáng kể.

Về cơ cấu ngành nghề lao động cũng ngày càng đƣợc mở rộng, thời gian qua Công ty đã bắt đầu tiếp nhận các đơn hàng tuyển lao động dịch vụ mới nhƣ đầu bếp làm việc trên các tàu du lịch hoặc khách sạn 5 sao, thợ hàn bậc cao, thợ kim hoàn…

Công tác nghiên cứu và phát triển thị trƣờng XKLĐ của BATIMEX trong những năm qua luôn đƣợc coi trọng và đạt đƣợc những kết quả khả

quan. Ngoài việc chủ động tự nghiên cứu khai thác thị trƣờng, BATIMEX cũng đã có sự phối hợp với các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nƣớc ngoài trong việc mở rộng các các thị trƣờng hiện có và phát triển các thị trƣờng mới. Do đó, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt, BATIMEX vẫn phát triển đƣợc một hệ thống thị trƣờng xuất khẩu lao động phong phú và đa dạng bằng việc nỗ lực khắc phục một số tồn tại và nâng cao chất lƣợng nguồn lao động theo hƣớng chuyên nghiệp hơn.

Bên cạnh việc ổn định và phát triển các thị trƣờng truyền thống là Đài Loan, Malaysia, Macao…Năm 2010, BATIMEX bắt đầu đƣa lao động sang làm việc tại thị trƣờng UAE trong các ngành nghề xây dựng và hàn kỹ thuật cao. Hiện nay BATIMEX có trên 1000 lao động đang làm việc tại đây và xu hƣớng sẽ tiếp tục tăng trong thời gian tới. Một số hợp đồng cung ứng nhân lực mới đã đƣợc ký kết giữa BATIMEX với đối tác nƣớc ngoài. Các lao động làm việc tại đây đƣợc tuyển chọn và đào tạo khá bài bản nên đáp ứng tốt yêu cầu của chủ sử dụng lao động. Ngƣời lao động đƣợc cung cấp bữa ăn, chỗ ở, ký túc xá rộng rãi, cũng nhƣ các sinh hoạt tối thiểu khác, đặc biệt môi trƣờng làm việc rất tốt và có văn hóa cao.

Đối với những thị trƣờng cao cấp hơn nhƣ Nhật Bản, Hàn Quốc…trong những năm gần đây BATIMEX đã có sự đầu tƣ để thâm nhập và đã đạt đƣợc một số thành công nhất định tuy chƣa thực sự ấn tƣợng nhƣng bƣớc đầu cho thấy tiềm năng phát triển của các thị trƣờng này trong thời gian tới. Ngoài ra, một điểm đáng chú ý nữa là trong các thị trƣờng truyền thống có thu nhập cao, hy vọng lớn nhất là Nhật Bản bởi nƣớc này đang tiếp nhận nhiều tu nghiệp sinh và thực tập kỹ thuật nƣớc ngoài trở lại.

3.2.3.2. Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

Bên cạnh kết quả đạt đƣợc, hoạt động XKLĐ của BATIMEX vẫn còn những tồn tại, hạn chế chủ yếu sau:

* Những tồn tại

Mặc dù số lƣợng LĐXK của BATIMEX ngày càng tăng là kết quả đáng mừng tuy nhiên nếu nhìn nhận từ khía cạnh khác, khía cạnh chất lƣợng nguồn lao động XK vẫn còn rất nhiều bất cập. Có thể nói hoạt động XKLĐ của BATIMEX tuy có sự gia tăng về số lƣợng nhƣng chất lƣợng LĐXK còn thấp và chƣa thực sự đƣợc cải thiện. Mặc dù tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo của BATIMEX đã tăng trong thời gian gần đây nhƣng trình độ, kỹ năng chuyên sâu của nhiều lao động chƣa thích ứng với yêu cầu ngày càng cao của thị trƣờng lao động nƣớc ngoài. Cần thẳng thắn thừa nhận rằng sự tăng trƣởng về XKLĐ thời gian qua của BATIMEX một phần có nguyên nhân chủ quan từ những chính sách và định hƣớng XKLĐ đúng đắn, phần khác lại là do yếu tố khách quan nhƣ nhu cầu của các nƣớc tiếp nhận LĐ tăng lên, chứ không hoàn toàn là nhờ hiệu quả cạnh tranh về chất lƣợng lao động của Công ty. Mặc dù BATIMEX đã chú trọng trong việc nâng cao trình độ cho lao động song chất lƣợng nguồn lao động vẫn thấp cả về trình độ tay nghề, ngoại ngữ, ý thức kỷ luật, tác phong làm việc công nghiệp, khả năng thích nghi, hoà nhập với môi trƣờng văn hoá, xã hội nơi làm việc... Đây là những yếu tố hạn chế đối với công tác phát triển thị trƣờng lao động của Công ty. Bên cạnh đó cơ cấu LĐXK chƣa có sự cải thiện, lao động phổ thông vẫn chiếm tỷ trọng tƣơng đối lớn, tỷ trọng lao động có nghề còn thấp.

Thị trƣờng XKLĐ chủ yếu là thị trƣờng truyền thống, các thị trƣờng mới nhƣ Nhật Bản mới chỉ ở giai đoạn đầu, kết quả còn khiêm tốn. Chiến lƣợc của Công ty trong giai đoạn tới là mở thêm một số thị trƣờng mới, ngành nghề mới đòi hỏi trình độ tay nghề và khả năng ngoại ngữ cao, đồng thời có mức thu nhập hấp dẫn và có khả năng phát triển trong những năm tới. Thực tế cho thấy lao động Việt Nam đã chính thức có mặt ở một số thị trƣờng đƣợc đánh giá là có trình độ phát triển kinh tế, xã hội cao nhƣ Australia, Đức, Hoa Kỳ, Canada, Phần Lan, Italia...trong các ngành nghề nhƣ điều dƣỡng viên, lái

xe, thợ kỹ thuật cao, lao động trong các ngành dịch vụ nhƣ đầu bếp làm việc trên các tàu du lịch hoặc khách sạn 5 sao, thợ hàn bậc cao, thợ kim hoàn… tuy nhiên hạn chế của BATIMEX là chƣa thâm nhập đƣợc những thị trƣờng hấp dẫn này.

* Nguyên nhân của tồn tại

Những tồn tại, hạn chế trên đây là do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan. Bên cạnh những vấn đề mới phát sinh vẫn còn những tồn tại của nhiều năm trƣớc.

Nguyên nhân khách quan:

Tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp, khó lƣờng. Cạnh tranh trên thị trƣờng ngày càng khốc liệt ảnh hƣởng bất lợi tới hoạt động XKLĐ.

Cùng với quá trình phát triển hoạt động XKLĐ thì các chính sách pháp luật của Nhà nƣớc nhằm tăng cƣờng quản lý XKLĐ đƣợc bổ sung và hoàn thiện dần. Tuy nhiên, hệ thống chính sách pháp luật hiện nay vẫn còn các hạn chế là điều chỉnh chƣa kịp thời với những thay đổi của tình hình thực tế, thiếu chiến lƣợc về chuẩn bị nguồn lao động xuất khẩu. Một số chính sách đã thực hiện nhƣng chƣa thực sự tạo ra sự chuyển biến về chất lƣợng lao động.

Quản lý nhà nƣớc về XKLĐ còn nhiều mặt chƣa tốt. Việc tổ chức thực hiện chủ trƣơng, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về XKLĐ đã có nhiều cố gắng nhƣng còn chậm, hiệu quả chƣa cao. Mặc dù đã có cổng thông tin chính thức của Nhà nƣớc về XKLĐ (website của các Bộ, Sở, Cục, Hiệp hội XKLĐ Việt Nam -VAMAS) nhƣng vẫn đang trong quá trình hoàn thiện, chậm đăng tải và thiếu nhiều số liệu thống kê. Các cơ hội để XKLĐ không đƣợc tận dụng khai thác hiệu quả dẫn đến nhiều cơ hội trôi qua rất đáng tiếc. Nhìn chung công tác quản lý XKLĐ của Việt Nam thời gian qua chƣa tạo đƣợc đột phá để huy động mạnh mọi nguồn lực cho phát triển.

Nguyên nhân chủ quan:

Những ảnh hƣởng từ bên ngoài thƣờng tác động trực tiếp hoạt động XKLĐ của BATIMEX trong khi tƣ duy phát triển và khả năng nắm bắt, phân tích, dự báo của Công ty chƣa đáp ứng kịp yêu cầu nên nhiều chính sách, giải pháp đề ra chƣa kịp thời, phù hợp.

Hạn chế về cơ sở vật chất và nguồn lực nên chƣa tiếp cận đƣợc các địa bàn vùng nông thôn, vùng núi có tiềm năng XKLĐ.

Chƣơng 4

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu lao động tại công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thái Nguyên Lê Trọng Đạt. (Trang 72 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)