Nghĩa của giáo dục đốivới sự phát triển kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giáo dục tại việt nam (Trang 27 - 33)

Xét đến sự phát triển của các quốc gia Đông và Đông Nam Á cùng với sự phát triển về kinh tế có thể nhận thấy một số nƣớc nhƣ: Hàn Quốc, Xin-ga-po, Hồng Kông, Trung Quốc,… là những quốc gia có nền giáo dục tốt nhất trên thế giới. Bên cạnh đó những quốc gia này cũng là những quốc gia có nền kinh tế phát triển đứng hàng đầu trên thế giới nhất là đối với những ngành kinh tế yêu cầu công nghệ, kỹ thuật cao cũng nhƣ ứng dụng các thành tựu của nghiên cứu khoa học.

Để thấy đƣợc vai trò quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia ta xem xét sự phát triển thần kỳ của Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ II. Trong chiến tranh thế giới thứ II, Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản là Nagasaki (9/8/1945)và Hiroshima (6/8/1945), các thành phố lớn khác của Nhật Bản cũng chịu những tàn phá nặng nề. Tuy nhiên để khắc phục những thiệt hại đó Nhật Bản không đi ngay vào thúc đẩy lại kinh tế, không ƣu tiên xây dựng các khu công nghiệp mà tập trung xây dựng lại các trƣờng học nhất là các trƣờng đại học, với phƣơng châm “tất cả mọi ngƣời đều học”. Và chỉ sau khoảng 20 năm sau chiến tranh (1952 - 1973) nền kinh tế Nhật Bản đã có sự phát triển thần kỳ, tốc độ tăng trƣởng đạt trung bình 9,4%/năm. Một câu hỏi đặt ra đó là lý do gì Nhật Bản có thể phát triển từ trong đổ nát chiến tranh và trở thành một cƣờng quốc về kinh tế nhƣ hiện nay. Trả lời cho câu hỏi này GS.TS giáo dục Kanda Yoshinobu (Viện Inamori, Đại học Kagoshima) cho rằng: “Tất cả là nhờ nền giáo dục không chỉ bó hẹp trong phạm vi nhà trƣờng”28. Ông đã khẳng định một nền giáo dục toàn dân, toàn diện là yếu tố quyết định lớn tới sự phát triển của Nhật bản nhƣ hiện nay. Nhƣ vậy có thể thấy giáo dục có vai trò rất lớn trong phát triển kinh tế - xã hội, tựu chung lại một số vai trò nổi bật của giáo dục là:

 Giáo dục là nhân tố quan trọng để phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển kinh tế - xã hội cần có các yếu tố đó là con ngƣời, tài chính, và vật chất. Các yếu tố này chỉ phát huy đƣợc tác dụng khi thông qua con ngƣời, nhƣ vậy có thể nói con ngƣời là trung tâm của sự phát triển, là nguồn gốc của sự phát triển. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vốn đầu tƣ, chất lƣợng nguồn nhân

28

GS.TS Kanda Yoshinobu, trả lời phỏng vấn tại hội thảo “Khởi nghiệp kiến quốc – Công thức thành công từ các cƣờng quốc và bài học cho Việt Nam” ngày 23 tháng 11 năm 2013.

21

lực đóng vai trò quyết định tới sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế - xã hội. Khi coi con ngƣời là yếu tố quyết định đến sự phát triển của một quốc gia thì phát triển giáo dục - đào tạo là phƣơng tiện chủ yếu, là nền tảng để phát triển con ngƣời.

Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của giáo dục đốivới phát triển nguồn nhân lực, Việt Nam luôn ƣu tiên đầu tƣ cho phát triển giáo dục và vốn đầu tƣ cho ngành giáo dục ngày càng tăng qua các năm để đảm bảo một môi trƣờng học tập đủ lớp, đủ trƣờng, đủ cơ sở vật chất cho học sinh, sinh viên.

Biểu đồ 1.7: Vốn đầu tƣ của khu vực kinh tế Nhà nƣớc vào ngành giáo dục (giai đoạn 2005 - 2012)

Nguồn: Tổng cục Thống kê29. Với mức đầu tƣ cho giáo dục ngày càng tăng nhƣ vậy, chất lƣợng giáo dục cũng ngày càng đƣợc nâng cao khi cả nƣớc đã hoàn thành chƣơng trình phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở, nâng cao tỷ lệ biết chữ nhất là đối với các dân tộc thiểu số.

Ngoài ra để phát triển nguồn nhân lực có chất lƣợng cao, Cục Đào tạo với nƣớc ngoài trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những chƣơng trình liên kết đào tạo với các nƣớc có nền giáo dục phát triển nhƣ Pháp, Ô-xtray-li-a, Xin-ga- po,…; theo thống kê của Cục Đào tạo với nƣớc ngoài hiện tại cả nƣớc có khoảng 212 chƣơng trình tuyển sinh đi học ở nƣớc ngoài thuộc các đề án đang hoạt động.

29Niên giám thống kê 2005 - 2012.

8789 9914 10384 10769 10202 12493 13833 20025 0 5000 10000 15000 20000 25000 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012

Vốn đầu tƣ của khu vực kinh tế Nhà nƣớc vào ngành giáo dục

22

Ngoài ra Chính phủ còn phê duyệt các đề án đào tạo cán bộ tại nƣớc ngoài bằng ngân sách nhà nƣớc nhƣ: Năm 2010, Thủ tƣớng Chính phủ có quyết định số 911/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “ Đào tạo giảng viên có trình độ tiến sĩ cho các trƣờng đại học, cao đẳng giai đoạn 2010 - 2020” tại nƣớc ngoài và trong nƣớc có sự hỗ trợ của ngân sách nhà nƣớc nhằm mục tiêu nâng cao kỹ năng giảng dạy, trình độ chuyên môn, … của các trƣờng đại học và cao đẳng. Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo tại hội nghị quán triệt Nghị quyết Trung ƣơng 8, cả nƣớc trong năm học 2012 - 2013 có khoảng 9562 ngƣời có học vị tiến sĩ (tăng 4% so với năm 2011 - 2012), cũng trong năm học này trong số 1262 giảng viên đào tạo tại nƣớc ngoài theo các đề án thì có 430 ngƣời theo học ở vị trí tiến sĩ30.

 Giáo dục thúc đẩy sự hình thành nền kinh tế tri thức sáng tạo những công nghệ mới giúp nền kinh tế tăng trƣởng.

Nền kinh tế tri thức chính là nền kinh tế trong đó việc tạo ra, truyền bá và sử dụng tri thức là động lực chủ yếu của sự tăng trƣởng, của quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế. Với sự phát triển nhƣ hiện nay, tri thức là yếu tố quyết định tới sản xuất, đổi mới, là động lực để thúc đẩy sản xuất phát triển. Công nghệ mới là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm,… . Tuy nhiên muốn công nghệ phát triển cần phải có tri thức của con ngƣời. Chính với đặc điểm này, giáo dục là phƣơng thức cơ bản giúp thúc đẩy tri thức. Giáo dục cung cấp cho con ngƣời những kiến thức căn bản để từ đócon ngƣời chủ động ứng dụng những gì đã đƣợc học tập, trau dồi, tìm hiểu,… vào công việc để tìm cách cải tạo công việc; sáng tạo những cái mới để giúp thúc đẩy nền kinh tế.

Để thúc đẩy hoạt động sáng tạo công nghệ phát triển, Chính phủ cũng có những đề án cử cán bộ khoa học kỹ thuật đi học tập tại nƣớc ngoài để nâng cao trình độ nhƣ Đề án 322: Năm 2000, Thủ tƣớng Chính phủ có Quyết định số 322/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo cán bộ khoa học, kỹ thuật tại nƣớc ngoài bằng ngân sách nhà nƣớc”. Sau đó năm 2005 có Quyết định theo số 356/QĐ-TTg về việc điều chỉnh đề án đến năm 2014. Theo Thống kê của Bộ Giáo dục và Đào sau 10

30

PGS-TS. Bùi Anh Tuấn – Vụ trƣởng Vụ Giáo dục đại học, trả lời phỏng vấn phóng viên Báo Dân trí về “Mục tiêu 20.000 tiến sĩ phục vụ đổi mới giáo dục”.

23

năm thực hiện Đề án 322 thì cả nƣớc đã gửi đi đào tạo ở nƣớc ngoài 4.590 ngƣời, trong đó tiến sĩ là 2.268 ngƣời31.

Bên cạnh đó hàng năm, hàng ngàn sinh viên tại các trƣờng kỹ thuật ra trƣờng đặc biệt là các sinh viên xuất sắc đƣợc đào tạo tại các trƣờng lớn nhƣ Đại học FPT, Đại học Bách khoa, … đều có khả năng làm việc và sáng tạo cao trong các lĩnh vực kỹ thuật đòi hỏi công nghệ cao.

 Giáo dục giúp xóa đói giảm nghèo, nângcao chất lƣợng sống.

Nghèo đói thƣờng đi liền với thất học đặc biệt là ở vùng nông thôn, dân tộc thiểu số thì tỷ lệ nghèo đói và thất học luôn cao. Để đảm bảo giảm nghèo bền vững tránh tình trạng tái nghèo, Nhà nƣớc cùng các tổ chức hỗ trợ trên thế giới đã có những đề án hỗ trợ ngƣời nghèo thông qua dạy nghề, tạo việc làm ổn định nâng cao mức sống của ngƣời dân.

Xét thành tựu của Chƣơng trình 135 (Chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội cho các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi) về dạy nghề cho lao động nghèo thì: trong giai đoạn 2006 - 2010 có khoảng 120 ngàn lao động thuộc các hộ nghèo đƣợc dạy nghề, trong đó có 60% lao động có việc làm ổn định. Cùng với các dự án giảm nghèo khác thì tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ 22% vào năm 2005 xuống còn 9.45% vào năm 201032.

 Giáo dục đóng góp vàoGDP.

Ngành giáo dục không chỉ đóng góp gián tiếp vào GDP thông qua việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cao hoạt động ở tất cả các ngành kinh tế từ đó làm tăng năng suất, thúc đẩy kinh tế tri thức phát triểnmà giáo dục còn là một ngành dịch vụ đóng góp trực tiếp vào GDP.

Ngoài nguồn thu từ học phí của các trƣờng công lập, dịch vụ giáo dục còn cung cấp một phần cho ngân sách nhà nƣớc từ thuế của những cơ sở giáo dục tƣ nhân và những cơ sở có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. Giá trị đóng góp vào GDP của nhóm ngành hành chính, giáo dục, y tế, văn hóa trung bình chiếm khoảng 8%33 GDP trong đó giáo dục chiếm khoảng 3 - 4% và đang có xu hƣớng gia tăng.

31Thƣ Hiên – Trịnh Vĩnh Hà (2012), Hậu án 322 – những nỗi buồn có thật.

32Chƣơng trình 135, Kết quả thực hiện chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo.

24

Có thể thấy rằng giáo dục có ý nghĩa rất to lớn đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, đầu tƣ cho giáo dục cũng là đầu tƣ cho phát triển. Nhƣ vậy thu hút FDI vào giáo dục chính là thu hút FDI cho sự phát triển, do đó Việt Nam cần có những biện pháp để tăng cƣờng thu hút hơn nữa FDI vào giáo dục.

25

CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI VÀO GIÁO DỤC TẠI VIỆT NAM

Tóm tắt chương:

Như vậy trong chương 1, tôi đã khái quát tổng quan vai trò của nguồn vốn FDI đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và ngành giáo dục nói riêng đồng thời phân tích vai trò của giáo dục đối với sự phát triển kinh tế - xã hội. Ở chương này tôi sẽ trình bày về tình hình nguồn vốn FDI đầu tư vào ngành giáo dục tại Việt Nam trong thời gian qua; từ đó đưa ra những đánh giá về thực trạng này đồng thời tổng kết lại những yếu tố tác động đến nguồn vốn FDI khi đầu tư vào ngành giáo dục tại Việt Nam trong thời gian đó.

Kết cấu chương 2 gồm 4 phần chính:

Phần 1: Cam kết mở cửa thị trường dịch vụgiáo dục của Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới

Phần 2: Thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào ngành giáo dục tại Việt Nam

Phần 3: Đánh giá thực trạng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào ngànhgiáo dục tại Việt Nam

Phần 4: Những yếu tố tác động đến nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tư vào ngành giáo dục tại Việt Nam

26

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giáo dục tại việt nam (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)