Thành tựu đạt được

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giáo dục tại việt nam (Trang 47 - 51)

Sau hơn 25 năm thu hút vốn FDI vào Việt Nam nói chung và vào ngành giáo dục nói riêng thì tính đến tính đến hết tháng 2 năm 2013, ngành giáo dục và đào tạo của cả nƣớc thu hút đƣợc khoảng 170 dự án FDI, với tổng số vốn đăng ký hơn 468 triệu USD. Tuy số dự án và số vốn đầu tƣ vào giáo dục còn chƣa cao nhƣng những dự án đầu tƣ vào lĩnh vực giáo dục đã và đang mang lại những lợi ích đáng kể cho sự phát triển giáo dục Việt Nam trên bƣớc đƣờng hội nhập giáo dục quốc tế. Một số thành tựu do các dự án FDI vào giáo dục mang lại nhƣ sau:

 Thứ nhất, các cơ sở có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đã góp phần nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực Việt nam.

Năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, điều này đồng nghĩa với việc Việt Nam đã hội nhập quốc tế trên tất cả mọi lĩnh vực trong đó có giáo dục.Để hội nhập đƣợc với quốc tế thì nguồn nhân lực Việt Nam cũng phải tiến tới chuẩn quốc tế. Tuy nhiên một thực trạng đặt ra đó là nguồn nhân lực của Việt Nam chƣa có kỹ năng cao, công tác đào tạo còn kém và đòi hỏi cần có đƣợc những cơ sở đào tạo có trình độ quốc tế. Các cơ sở giáo dục có vốn đầu tƣ nƣớc

41

ngoài hoạt động tại Việt Nam đã cung cấp các chƣơng trình học chuẩn quốc tế, cơ sở dạy và học tập tiến tiến cho những ngƣời theo học. Không những vậy số dự án FDI vào đào tạo nghề tăng lên cũng giúp cho ngƣời lao dộng có cơ hội học tập để nâng cao tay nghề và có khả năng hội nhập với quốc tế.

Một trong những điểm yếu của ngƣời lao động cũng nhƣ học sinh sinh viên Việt Nam đó là khả năng sử dụng ngoại ngữ nhất là kỹ năng nói và nghe. Hơn nữa trong thời buổi hội nhập kinh tế và văn hóa nhƣ hiện nay, ngoại ngữ là một công cụ không thể thiếu đối với mỗi ngƣời lao động nhất là những lao động làm cho các doanh nghiệp có quan hệ với nƣớc ngoài; ngoại ngữ rất quan trọng đối với học sinh sinh viên bởi đó là công cụ giao lƣu văn hóa, là căn cứ cân thiết để có thể làm việc sau này. Bên cạnh đó các trung tâm ngoại ngữ do ngƣời Việt mở ra không đáp ứng đƣợc nhu cầu học tập của xã hội nhất là sự hạn chế về trình độ chuyên môn và không có chứng nhận của quốc tế. Do đó sự xuất hiện của các trung tâm đào tạo, các trƣờng học quốc tế đã kịp thời đáp ứng đƣợc nhu cầu cấp thiết của đại đa số ngƣời lao động, học sinh, sinh viên Việt Nam. Các trung tâm đào tạo ngoại ngữ nhƣ Apollo, Language Link… là những trung tâm đào tạo ngoại ngữ có uy tín trên thế giới đã đầu tƣ vào Việt Nam, đƣa đến những cơ sở vật chất hiện đại, chƣơng trình giảng dạy quốc tế, giáo viên giảng dạy ngƣời bản xứ,… đã giúp khắc phục và nâng cao kỹ năng ngoại ngữ của ngƣời Việt Nam. Ví dụ nhƣ tại trung tâm Apollo có các chƣơng trình đào tạo cho mọi lứa tuổi ngoài ra còn có những chƣơng trình tiếng anh riêng cho khối doanh nghiệp; với lƣợng đào tạo mỗi khóa hàng trăm học viên tại mỗi trình độ nhƣ hiện nay, Apollo đã góp phần nâng cao kỹ năng tiếng anh cho nguồn nhân lực Việt Nam.

Ngoài ra các trung tâm dạy nghề cũng đã có những đóng góp lớn trong quá trình đào tạo nghề. Tiêu biểu nhƣ trung tâm Hanoi - Aptech đào tạo kỹ năng về tin học nhƣ thiết kế phần mềm, sửa chữa máy tính, … hơn thế nữa bằng cấp của trung tâm đƣợc công nhận rộng rãi trên thế giới là một ƣu điểm thu hút những ngƣời tới học tập tại đây.

Các trƣờng đại học cũng đã đào tạo đƣợc những cử nhân đƣợc cấp bằng chứng nhận của quốc tế. Ví dụ nhƣ trƣờng Đại học Anh quốc, ngày 30/09/2013, trƣờng đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho 20 sinh viên đầu tiên hoàn thành chƣơng trình

42

Cử nhân Quản trị Kinh doanh theo khung chƣơng trình chuẩn của Đại học Stafforshire, các bằng cử nhân này đƣợc quốc tế công nhận.

 Thứ hai, hiệu quả về mặt chi phí.

Khi chất lƣợng cuộc sống của ngƣời dân tăng lên, kéo theo nhu cầu thụ hƣởng các dịch vụ cao hơn cũng đƣợc tăng lên trong đó nhu cầu đƣợc học tập trong một môi trƣờng giáo dục quốc tế cũng đƣợc tăng lên. Ngƣời dân mong muốn con em họ đƣợc học ở những trƣờng học, trung tâm có tiêu chuẩn quốc tế. Việc các nhà đầu tƣ đầu tƣ các dự án FDI vào giáo dục đã đáp ứng đƣợc nhu cầu này. Khi các nhà đầu tƣ mở các trung tâm, các trƣờng học quốc tế tại Việt Nam đƣợc mang chƣơng trình giáo dục ở nƣớc chủ đầu tƣ sang nƣớc đƣợc đầu tƣ (có sự cho phép, soát duyệt của Bộ Giáo dục và Đào tạo), do đó những học viên theo học các trƣờng hoặc trung tâm có vốn FDI sẽ đƣợc học tập trong môi trƣờng quốc tế ngay tại Việt Nam chính là mô hình “du học tại chỗ”. Với việc tham gia vào các trƣờng học trung tâm này học viên có thể học chƣơng trình quốc tế với một chi phí thấp hơn so với việc đi du học tại nƣớc đó. Ví dụ nếu du học ở một trƣờng đại học tại Anh quốc, trung bình chi phí một năm học sẽ vào khoảng 600.000.000 đồng tuy nhiên nếu theo học tại trƣờng Đại học Anh quốc ở Việt Nam, sinh viên chỉ phải bỏ ra 1/3 số chi phí học tập tại Anh quốc. Nhƣ vậy, khi học tại các cơ sở giáo dục có vốn FDI đƣợc giúp học viên tiết kiệm một lƣợng tiền lớn.

Ngoài ra việc thành lập các cơ sở giáo dục quốc tế mang lại một nguồn thu nhất định cho ngân sách Nhà nƣớc. Thành lập các trƣờng học quốc tế nhất là các trƣờng đại học quốc tế sẽ thu hút các sinh viên, giáo viên ở các nƣớc khác đến Việt Nam tham gia học tập, giảng dạy tại các trƣờng học này, với việc học tập tại Việt nam nhƣ vậy, Việt Nam sẽ thu đƣợc một lƣợng ngoại tệ từ những ngƣời này. Bên cạnh đó, hoạt động của các cơ sở giáo dục này mang lại nguồn thu từ thuế cho ngân sách Nhà nƣớc.

 Thứ ba, tạo môi trƣờng cạnh tranh thúc đẩy sự phát triển của các cơ sở giáo dục tại Việt Nam.

Khi thu nhập của các gia đình tăng lên đặc biệt ở Thành phố lớn, họ sẵn sàng bỏ ra một khoản chi phí lớn để con em họ học tại một ngôi trƣờng có chất lƣợng tốt và các trƣờng quốc tế là một lựa chọn cho họ mặc dù học phí khá cao. Cơ sở vật

43

chất tốt, giáo viên có kỹ năng chuẩn quốc tế, chƣơng trình học theo chuẩn quốc tế,… là một số những lợi thế của họ. Ngƣợc lại các cơ sở giáo dục ở Việt Nam còn yếu về cơ sở vật chất, chƣơng trình dạy học mang nặng tính lý thuyết, ngoại ngữ kém,…Trƣớc sự phát triển của các cơ sở giáo dục có vốn FDI đặc biệt là ở các cấp mầm non và tiểu học, các cơ sở giáo dục ở Việt Nam đang đứng trƣớc nguy cơ mất một lƣợng học sinh. Từ những áp lực đó, các cơ sở giáo dục tại Việt Nam đã từng bƣớc khắc phục những điểm yếu của mình để thu hút trở lại ngƣời học. Nhƣ vậy việc các dự án cơ sở giáo dục FDI mở ra đã tạo ra động lực để các cơ sở giáo dục Việt Nam hoàn thiện hơn để cung cấp cho ngƣời sử dụng dịch vụ giáo dục chất lƣợng nhất.

 Thứ tƣ, đóng góp cho xã hội.

Rất nhiều cơ sở giáo dục có vốn FDI không chỉ dừng lại ở việc cung cấp những dịch vụ giáo dục chất lƣợng nhất mà còn tham gia vào rất nhiều hoạt động xã hội tại nƣớc nhận đầu tƣ để tạo mối quan hệ đối với nƣớc nhận đầu tƣ đồng thời quảng bá hình ảnh của mình rộng rãi hơn tới những ngƣời sử dụng dịch vụ giáo dục.

Tiêu biểu trong hoạt động đóng góp cho xã hội phải nhắc đến đó là Tổ chức giáo dục và đào tạo Apollo Việt Nam. Bên cạnh việc cống hiến cho sự nghiệp đào tạo ngoại ngữ tại Việt Nam, Apollo còn tích cực đóng góp cho các hoạt động xã hội nhƣ trao tặng học bổng, tham dự vào các hoạt động phát triển cộng đồng (ủng hộ đồng bào bị thiên tai, hỗ trợ các trƣờng học và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn nhƣ trƣờng Dạy nghề Hoa Sữa, trƣờng dạy nghề Koto…) và tham gia các chƣơng trình truyền hình đƣợc khán giả yêu thích nhƣ “Đƣờng lên đỉnh Olympia”, “Rung chuông vàng”, “Tuổi trẻ và Tổ quốc”… Những đóng góp trong sự nghiệp giáo dục của Apollo Việt Nam đã đƣợc nhiều tổ chức ghi nhận thông qua các giải thƣởng giá trị nhƣ Bằng khen vì đóng góp vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội thủ đô do Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội trao tặng tháng 6 năm 2006, Doanh nghiệp thƣơng mại dịch vụ tiêu biểu 2008 do Bộ Công thƣơng trao tặng hay giải thƣởng Sản phẩm Tin và Dùng 2009, giải thƣởng “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” 2012 do ngƣời tiêu dùng bình chọn, giải thƣởng Rồng vàng 7 năm liền và

44

giấy khen của Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh cho đơn vị có thành tích trong công tác dạy và học năm 2011 và 201240.

Đại học quốc tế RMIT là đại học quốc tế hoạt động tốt nhất ở Việt Nam, đồng thời trƣờng đã có những đóng góp lớn cho xã hội.Trong suốt thời gian hoạt động tại Việt Nam trƣờng đã trao tổng cộng gần 600 suất học bổng với tổng giá trị gần 90 tỷ đồng.Trong năm 2014 trƣờng đƣa ra 6 loại học bổng có giá trị 25%, 50% và 100%. Trong đó học bổng của Hiệu trƣởng có giá trị cao nhất, bao gồm 100% chi phí học chƣơng trình đại học và chƣơng trình tiếng Anh cao cấp41.

Ngoài ra còn có những cơ sở giáo dục có vốn đầutƣ FDI khác cũng có những đóng góp nhất định cho xã hội Việt Nam.

Tuy nhiên vấn đề nào cũng có hai mặt, bên cạnh những thành tựu đạt đƣợc khi thu hút vốn FDI vào giáo dục tại Việt Nam vẫn còn tồn tại những hạn chế cần khắc phục.

Một phần của tài liệu thực trạng và giải pháp tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào giáo dục tại việt nam (Trang 47 - 51)