Nhƣ đã phân tích ở trên, yếu tố tác động đến thu hút FDI vào giáo dục Việt Nam đó là do thu nhập của ngƣời dân Việt Nam quá thấp, trung bình thu nhập đầu ngƣời/ năm không đủ để trả cho một học sinh theo học chƣơng trình đào tạo mẫu
55
giáo của quốc tế. Do đó Nhà nƣớc cần có các biện pháp về kinh tế để khuyến khích các nhà đầu tƣ giảm bớt học phí khi theo học các trƣờng quốc tế tại Việt Nam. Một số các biện pháp đòn bẩy về kinh tế nhƣ: các chính sách ƣu đãi về thuế đối với FDI; ƣu đãi giá thuê mặt bằng đối với các dự án FDI đầu tƣ vào giáo dục và đào tạo.
Hiện tại, pháp luật Việt Nam đã có những chính sách khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ khi nhà đầu tƣ đầu tƣ vốn FDI vào ngành giáo dục tại Việt Nam.Theo nghị định số 06/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 06 tháng3 năm 2000 về việc hợp tác đầu tƣ với nƣớc ngoài trong lĩnh vực khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học có quy định về điều khoản khuyến khích và ƣu đãi đầu tƣ nhƣ sau: Theo các Điều 18, 19, 20, 21, 22, 23 của Nghị định này có quy định các cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở giáo dục, cơ sở nghiên cứu khoa học có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc quyền tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật về các hoạt động của mình; phải thực hiện các nghĩa vụ thuế, tài chính nhƣ doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và đƣợc hƣởng các khuyến khích ƣu đãi đầu tƣ theo Luật đầu tƣ nƣớc ngoài tại Việt Nam và các quy định có liên quan của pháp luật Việt Nam; đƣợc hƣởng mức thuế thu nhập 10% trong suốt thời gian hoạt động đồng thời đƣợc miễn thuế thu nhập trong 4 năm kể từ khi kinh doanh có lãi và giảm 50% trong 4 năm tiếp theo; đƣợc đáp ứng miễn thuế thu nhập trong thời gian 8 năm kể từ khi kinh doanh có lãi nếu đáp ứng một trong các điều kiện sau: đầu tƣ vào địa bàn khuyến khích đầu tƣ quy định tại Nghị định số 10/1998/NĐ-CP ngày 23 tháng 1 năm 1998 và nhà đầu tƣ nƣớc ngoài cam kết chuyển giao không bồi hoàn tài sản cố định cho Nhà nƣớc Việt Nam sau khi kết thúc hoạt động; nhà đầu tƣ nƣớc ngoài đƣợc hoàn 100% số thuế thu nhập đã nộp cho phần lợi nhuận tái đầu tƣ mở rộng, tái đầu tƣ chiều sâu vào cơ sở hiện có hoặc đầu tƣ mới theo các nội dung quy định tại Nghị định; hƣởng mức thuế chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài là 5%, hƣởng mức tiền thuê đất thấp nhất theo quy định hiện hành; đƣợc bảo đảm cân đối ngoại tệ trong suốt thời gian hoạt động theo quy định của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam.
Nhƣ vậy đầu tƣ vào ngành giáo dục Việt Nam nhƣ hiện nay đã nhận đƣợc rất nhiều ƣu đãi, tuy nhiên nhƣ đã biết thì ngành giáo dục là ngành chậm mang lại lợi nhuận cho các nhà đầu tƣ, hơn nữa chi phí xây dựng trƣờng học và thuê giáo viên quốc tế là rất lớn do đó chi phí bỏ ra xây dựng đƣợc một trƣờng chuẩn quốc tế là
56
một con số không hề nhỏ. Vậy để thu lại số chi phí bỏ ra thì trƣờng học phải thu tăng học phí lên, để giảm bớt học phí và khuyến khích đầu tƣ hơn nữa, Nhà nƣớc cần có những văn bản quy định riêng và điều chỉnh cho ƣu đãi các mức thuế lớn hơn để có thể thu hút đƣợc nhiều hơn các dự án đầu tƣ vào giáo dục, đồng thời giảm gánh nặng chi phí cho các nhà đầu tƣ.
Các dự án đầu tƣ vào giáo dục chủ yếu là ở các địa bàn thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng,… đó đó để thu hút đƣợc dự án FDI về các tỉnh khác thì cần có những chính sách miễn - giảm thuế đối với không chỉ những vùng kinh tế khuyến khích đầu tƣ nhƣ Nghị định 10/1998/NĐ-CP đã nêu mà nên có những chính sách giành cho cả những khu vực tỉnh thành không thuận lợi bằngcác thành phố lớn nhƣHà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,… . Cần xây dựng một mức thuế ƣu đãi riêng cho các dự án đầu tƣ vào giáo dục khi vào các tỉnh trung lập không thuộc địa bàn khuyến khích đầu tƣ cũng không thuộc các nhóm Thành phố lớn.
Bên cạnh đó trong thời gian sắp tới Việt Nam nên đƣa ra chính sách “tự do chuyển lợi nhuận trong giáo dục” khi các nhà đầu tƣ muốn chuyển lợi nhuận về nƣớc. Muốn thực hiện chính sách này yêu cầu sự kiểm soát chặt chẽ trong quá trình hoạt động của các dự án, cơ chế tài chính minh bạch và một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh.