- Tế bào B : 2kB= 23 = 8 - Tế bào C : 2kC= 24 = 16 - Tế bào D : 2kD= 25 = 32
Bài 2: Một hợp tử của một loài đã nguyên phân liên tiếp 2 lần và đã sử dụng
của mỗi môi trường nguyên liệu tương đương với 138 NST đơn. Xác định: b) Tên của loài nói trên.
c) Số tế bào con được tạo ra và NST có trong các tế bào con.
BÀI GIẢI
a) Tên loài : Gọi 2n là bộ NST của loài và k là số lần nguyên phân của hợp tử. Số NST môi trường cung cấp cho hợp tử nguyên phân là:
(2k - 1) . 2n = 138 2n = 138 : (22 -1) = 46
2n = 46 . Vậy loài cần tìm là loài người
b) Số tế bào con và số NST có trong các tế bào con. Số tế bào con: 2k = 22 = 4 (tế bào)
Số NST có trong các tế bào con: 2k. 2n = 4.46 = 184 (NST)
Bài 3: Có 3 hợp tử A, B, C cùng loài nguyên phân với số lần không bằng nhau
và đã tạo ra tổng số 28 tế bào con..
a) Xác định số lần nguyên phân và số tế bào con tạo ra của mỗi hợp tử. Biết rằng theo thứ tự 3 hợp tử A, B, C có số lần nguyên phân giảm dần.
b) Trong quá trình nguyên phân của 3 hợp tử, môi trường đã cung cấp tổng số 1150 NST. Xác định:
- Tên của loài.
- Số NST có trong toàn bộ các tế bào con được tạo ra.
BÀI GIẢI
a) Số lần nguyên phân và số tế bào con của mỗi hợp tử:
Gọi k là số nguyên phân của tế bào thì số tế bào con được áp dụng theo công thức 2k, có thể là:
21 = 2, 22 = 4 , 23 = 8 , 24 = 16 , 25 = 32...Ba hợp tử có tổng tế bào con bằng 28, ta có: Ba hợp tử có tổng tế bào con bằng 28, ta có:
28 = 16 + 8 + 4 += 24 + 23 + 22
Ba hợp tử có số lần nguyên phân lần lượt bằng 4, 3, 2. Do đó theo thứ tự 3 hợp tử A, B , C số lần nguyên phân giảm dần.
Vậy : - Hợp tử A nguyên phân 4 lần, tạo ra 24 = 16 tế bào con. - Hợp tử B nguyên phân 3 lần, tạo ra 23 = 8 tế bào con