* Khái niệm : Chi phí NVLTT bao gồm giá trị nguyên, vật liệu chính- phụ, vật
kết cấu,…cần thiết để tham gia cấu thành nên thực thể sản phẩm xây lắp.
* Tài khoản sử dụng : TK 1541- Chi phí NVLTT, TK này dùng để phản ánh các
chi phí NVL sử dụng trực tiếp cho hoạt động xây, lắp, sản xuất sản phẩm,…của DN xây lắp. Được mở chi tiết theo đối tượng hạch toán chi phí.
* Nguyên tắc hạch toán TK 1541:
- Chỉ hạch toán vào TK 1541 những nguyên vật liệu được sử dụng trực tiếp để tạo ra sản phẩm xây lắp trong kỳ sản xuất kinh doanh. Chi phí NVL phải tính theo giá thực tế khi xuất sử dụng.
- Trong kỳ hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp chi phí NVLTT vào bên Nợ TK 1541 theo từng đối tượng sử dụng trực tiếp các NVL này hoặc tập hợp chung cho quá trình sản xuất, chế tạo sản phẩm xây lắp nếu không thể xác định cụ thể rõ ràng NVL sử
dụng cho từng công trình.
- Cuối kỳ hạch toán, kế toán tiến hành kết chuyển (nếu NVL đã được tập hợp riêng cho từng đối tượng sử dụng) hoặc tiến hành phân bổ và kết chuyển (nếu NVL không được tập hợp riêng biệt cho từng đối tượng sử dụng) vào các tài khoản liên quan để phục vụ cho việc tính giá thành thực tế của sản phẩm xây lắp. Nếu tiến hành phân bổ phải dựa trên các tiêu thức phân bổ hợp lý.
- Chỉ kết chuyển những chi phí trực tiếp thực tế sử dụng cho sản xuất, chế tạo sản phẩm xây lắp vào Tk 1541 để tính giá thành công trình xây lắp mà không bao gồm những NVL sử dụng không hết nhập kho hoặc được để lại tại hiện trường.
- Đối với trường hợp NVL mua về nếu sử dụng ngay (không qua kho) cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ chịu thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì chi phí NVL của khối lượng NVL mua vào là giá mua chưa có thuế GTGT đầu vào. Nếu sử dụng cho sản xuất kinh doanh hàng hoá dịch vụ không chịu thuế GTGT hoặc chịu thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp thì chi phí NVL là giá mua bao gồm cả thuế GTGT đầu vào.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 1541 :
Bên Nợ: Trị giá thực tế NVL xuất dùng trực tiếp cho hoạt động xây lắp, sản xuất
công nghiệp, kinh doanh dịch vụ trong kỳ hạch toán.
Bên Có: - Trị giá NVLTT sử dụng không hết được nhập lại kho.
- Kết chuyển hoặc tính phân bổ trị giá NVL thực tế sử dụng cho hoạt động xây lắp trong kỳ vào TK 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang và chi tiết cho đối tượng để tính giá thành công trình xây lắp, giá thành sản phẩm, dịch vụ, lao vụ, …
Tài khoản 1541 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán :
Khi mua hoặc xuất NVL sử dụng cho hoạt động xây lắp: Nợ TK 1541: Chi phí NVLTT
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ Có TK 1541:
TK 152 TK 1541 TK 152,111,112,… Xuất kho NVL Vật tư dùng không hết
cho sản xuất nhập kho, đem bán
TK 111, 112 TK 154 Mua vật tư sử dụng ngay K/c chi phí TK 133 NVLTT
Thuế GTGT
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 1.4.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp
* Khái niệm: Là các khoản chi phí về tiền lương chính- lương phụ, phụ cấp lương của công nhân trực tiếp tham gia xây lắp công trình bao gồm cả các khoản phải trả cho người lao động thuộc DN quản lý và cho lao động thuê ngoài theo từng loại công việc
* Tài khoản sử dụng: TK 1542 – Chi phí nhân công trực tiếp. * Nguyên tắc hạch toán TK 1542 :
- Không hạch toán vào TK này những khoản phải trả về tiền lương và các khoản phụ cấp,…cho nhân viên quản lý, nhân viên văn phòng của bộ máy quản lý DN hoặc bộ phận hoạt động bán hàng.
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 1542 :
Bên Nợ: - Chi phí NCTT tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm bao gồm tiền
lương, tiền công của lao động.
Bên Có: Kết chuyển chi phí NCTT vào bên Nợ Tài khoản 154 – Chi phí sản
xuất, kinh doanh dở dang.
Tài khoản 1542 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán:
Căn cứ vào bảng tính lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm xây lắp, ghi:
Nợ TK 1542: Chi phí NCTT
TK 334 TK 1542 TK 154 Tiền lương, phụ cấp Kết chuyển
lương phải trả chi phí NCTT TK 335
Trích trước tiền lương nghỉ phép của CNSX
Sơ đồ 1.2: Hạch toán tổng hợp chi phí NCTT
1.4.2.3. Hạch toán chi phí sử dụng Máy thi công
* Khái niệm : - Máy thi công là các loại xe, máy được sử dụng trực tiếp để thi công xây lắp cho các công trình như: Máy ủi, máy xúc,…máy thi công có thể do DN tự trang bị để sử dụng lâu dài hoặc do DN đi thuê từ bên ngoài để phục vụ công tác thi công cho kịp tiến độ thi công.
- Chi phí sử dụng máy thi công là chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây, lắp bằng máy.
* Tài khoản sử dụng: TK 1543- chi phí sử dụng máy thi công * Nguyên tắc hạch toán TK 1542:
- TK này chỉ sử dụng để hạch toán chi phí sử dụng máy thi công trong trường hợp DN xây lắp thực hiện xây, lắp công trình theo phương thức thi công hỗn hợp vừa thủ công vừa kết hợp bằng máy.
Mức CP sử dụng MTC cần phân bổ cho từng đối tượng = Tổng CP sử dụng MTC cần phân bổ x Tổng tiêu thức pbổ của từng đối tượng Tổng tiêu thức pbổ của tất cả các đối
tượng
- Không hạch toán vào TK 1542 các khoản trích về BHXH, BHYT, KPCĐ tính trên tiền lương phải trả công nhân sử dụng máy thi công.
- Nếu chi phí sử dụng MTC phát sinh cho nhiều công trình một lúc thì được phân bổ cho từng công trình- hạng muc công trình theo những tiêu thức thích hợp:
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 1543
Bên Nợ: Các chi phí liên quan đến máy thi công (chi phí NVL cho máy hoạt
động, chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp lương, tiền công của công nhân trực tiếp điều khiển máy, chi phí bảo dưỡng,…)
Bên Có: Kết chuyển chi phí sử dụng MTC vào bên Nợ TK 154 TK 1543 không có số dư cuối kỳ.
TK 1543 có 6 tài khoản cấp 2:
+ TK 1543- Chi phí nhân công: Phản ánh lương chính, lương phụ, phụ cấp lương
phải trả cho công nhân trực tiếp điều khiển xe, máy thi công. TK này không phản ánh khoản trích KPCĐ, BHXH, BHYT tính trên tiền lương phải trả của công nhân sử dụng máy thi công. Khoản này được hạch toán vào TK 2544- Chi phí SX chung.
+ TK 15431 - Chi phí vật liệu: Phản ánh chi phí nhiên liệu, vật liệu khác phục vụ xe, máy thi công.
+ TK 15432 - Chi phí dụng cụ sản xuất: Phản ánh công cụ, dụng cụ lao động liên quan đến hoạt động xe máy thi công.
+ TK 15433 - Chi phí khấu hao máy thi công: Phản ánh khấu hao máy móc thi công sử dụng vào hoạt động xây lắp công trình.
+ TK 15434 - Chi phí mua ngoài: Phản ánh chi phí dịch vụ mua ngoài như thuê ngoài sửa chữa xe, máy thi công, bảo hiểm xe, máy thi công, chi phí điện nước, tiền thuê TSCĐ, chi phí phải trả cho nhà thầu phụ…
+ TK 15435 - Chi phí bằng tiền khác: Phản ánh các chi phí bằng tiền phục vụ cho hoạt động của xe, máy thi công…
* Phương pháp hạch toán:
Việc hạch toán chi phí sử dụng MTC phụ thuộc hoàn toàn vào đặc điểm tổ chức công tác thi công bằng máy của đơn vị xây lắp (phụ thuộc vào hình thức sử dụng máy thi công) :
- Nếu DN thực hiện xây lắp hoàn toàn bằng máy tức là DN có tổ chức đội máy thi công riêng biệt và có phân cấp hạch toán cho đội máy có tổ chức kế toán riêng: Thì các TK áp dụng là TK 1541, 1542, 1544
+ Tập hợp chi phí liên quan đến hoạt động của đội máy thi công: Nợ TK 1541, 1542, 1544: chi tiết sử dụng máy
Có TK 152, 334, 214, 331,...
+ Tổng hợp chi phí sử dụng máy trên TK 154- chi phí SXKDDD và tính giá thành ca máy, phân bổ cho các đối tượng xây lắp:
Có TK 1541, 1542, 1544:
Nếu DN thực hiện theo phương thức cung cấp lao vụ xe máy lẫn nhau giữa các bộ phận, căn cứ vào giá thành ca xe máy, ghi:
Nợ TK 1543: chi phí sử dụng MTC Có TK 154: chi tiết sử dụng máy
Nếu DN thực hiện theo phương thức bán lao vụ máy lẫn nhau giữa các bộ phận trong nội bộ:
Kết chuyển: Nợ TK 1543:
Có TK 154: chi tiết sử dụng máy Giá bán- doanh thu:
Nợ TK 1543: chi phí sử dụng MTC Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 511, 512
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp.
TK 152,111,331,.. TK 1541 TK 154- CPSDMTC TK 111,..
Mua- XK NVL K/c CP NVLTT Các khoản giảm trừ
TK 334 TK 1542 TK 1543
Lương nhân viên K/c CP NCTT giá thành MTC
điều khiển MTC cung cấp lẫn nhau trong nội bộ TK152,153,214,... TK 1544 TK 154
Chi phí quản lý K/c Cp SXC GV dịch vụ MTC
đội MTC bán lẫn nhau trong nội bộ
Sơ đồ 1.3: Hạch toán tổng hợp chi phí sử dụng máy thi công trong TH DN có tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công
- Nếu DN không tổ chức đội máy thi công riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công:
+ Tập hợp chi phí sử dụng MTC:
Nợ TK 1543: Chi phí sử dụng MTC
Nợ TK 133: Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có) Có TK111, 112,…
+ Sau đó phân bổ và kết chuyển vào từng công trình: Nợ TK 154- Chi phí SXKDDD Có TK 1543- Chi phí sử dụng MTC TK 152,111,... TK 1543 TK 152, 111 NVL phục vụ MTC Các khoản giảm Chi phí sd MTC TK 334
Tiền lương phải trả Công nhân sd MTC
TK 153, 142, 242 TK 154 CCDC phục vụ MTC
TK 214
Khấu hao MTC K/c Chi phí TK 111,112,… sử dụng MTC dịch vụ mua ngoài chi phí khác phục vụ MTC TK 133 Thuế GTGT
Sơ đồ1.4: Hạch toán tổng hợp chi phí SD MTC trong TH DN không tổ chức đội MTC riêng biệt riêng hoặc có tổ chức đội máy thi công riêng biệt nhưng không tổ chức kế toán riêng cho đội máy thi công
- Nếu thuê ca máy thi công: Căn cứ vào chứng từ trả tiền thuê xe, máy thi công ghi:
Nợ TK 1543- chi phí sử dụng MTC Nợ TK 133- Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 111,331,…
1.4.2.4.Hạch toán chi phí sản xuất chung
* Khái niệm: Chi phí SXC là những chi phí cần thiết còn lại để sản xuất sản phẩm sau chi phí NVLTT, chi phí NCTT, chi phí SD MTC. Đây là những chi phí phát sinh trong phạm vi các phân xưởng, tổ/đội công trường xây dựng gồm: Lương của nhân viên quản lý đội xây dựng, các khoản trích trên lương theo tỷ lệ qui định (19%) của nhân viên quản lý đội và CNTT tham gia xây lắp, chi phí khấu hao TSCĐ, chi phí vật liệu, CCDC và các chi phí khác liên quan tới hoạt động của đội.
* Tài khoản sử dụng : TK 1544- Chi phí sản xuất chung
* Kết cấu và nội dung phản ánh của TK 1544:
Bên Nợ: Tập hợp chi phí SX chung thực tế phát sinh. Bên có: - Các khoản giảm chi phí sản xuất chung.
- Kết chuyển (hay phân bổ) chi phí SXC vào bên nợ TK 154. Tài khoản 1544 không có số dư cuối kỳ.
* Phương pháp hạch toán:
Chi phí SXC được tập hợp vào bên Nợ TK 1544 được chi tiết theo từng yếu tố chi phí sau đó tiến hành phân bổ cho từng công trình- hạng mục công trình theo những tiêu thức phù hợp như: theo tiền lương CNSX, theo chi phí NVLTT,…
- Tập hợp chi phí SXC:
Nợ TK 1544- chi phí sản xuất chung Nợ TK 133 Thuế GTGT khấu trừ (nếu có)
Có TK 111,112,152,142,214, 331,…
- Phân bổ chi phí SXC:
Nợ TK 154 – chi phí SXKDDD Có TK 1544- chi phí SXC
TK 152,153,111,... TK 2544 TK 152, 111,..
Chi phí VL,CCDC Các khoản thu hồi ghi TK 334 giảm chi phí SXC Tiền lương phải trả
Nhân viên quản lý đội
TK 352 TK 154 Trích trước chi phí bảo
hành công trình TK 214
Chi phí khấu hao TSCĐ K/c Chi phí sản xuất chung TK 111,112,331,… Chi phí SXC Mua ngoài khác TK 133 Thuế GTGT
Sơ đồ 1.5: Hạch toán tổng hợp chi phí SXC
1.4.2.5. Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất xây dựng
Giống như các ngành sản xuất kinh doanh khác, trong hoạt động thi công xây lắp có thể phát sinh các khoản thiệt hại. Xuất phát từ đặc điểm thời gian thi công công trình tương đối dài, và việc sản xuất thi công thường diễn ra ngoài trời, chịu tác động trực tiếp bởi điều kiện môi trường, thiên nhiên, thời tiết, sản xuất phần nào mang tính chất thời vụ. Các khoản thiệt hại phát sinh có thể do ngừng sản xuất hoặc do sai phạm kỹ thuật trong quá trình thi công phải phá đi làm lại.
a. Thiệt hại do phá đi làm lại
phải phá đi làm lại để đảm bảo chất lượng công trình.
Giá trị thiệt hại về phá đi làm lại thể hiện qua công thức sau:
Giá trị thiệt hại về
phá đi làm lại =
Giá trị khối lượng phá đi làm lại
- Giá trị vật tư thu hồi được
Trong đó khối lượng phá đi làm lại bao gồm các phí tổn về nguyên vật liệu, nhân công, chi phí máy thi công và chi phí sản xuất chung để phá đi khối lượng đó. Các phí tổn để thực hiện xây dựng khối lượng xây lắp bị phá đi thường được xác định theo chi phí định mức vì rất khó có thể xác định một cách chính xác giá trị thực tế của khối lượng phá đi làm lại.
Trong trường hợp các sai phạm kỹ thuật nhỏ, không cần thiết phải phá đi làm lại mà chỉ cần sửa chữa điều chỉnh thì chi phí thực tế phát sinh dùng để sửa chữa được tập hợp vào chi phí phát sinh ở các tài khoản có liên quan như khi sản xuất.
Giá trị thiệt hại phá đi làm lại có thể được xử lý như sau:
- Nếu do thiên tai gây ra được xem như là khoản thiệt hại bất thường. - Nếu do bên giao thầu gây ra thì bên giao thầu phải bồi thường thiệt hại.
- Nếu do bên thi công gây ra thì có thể tính vào giá thành hoặc thiệt hại bất thường sau khi trừ đi phần giá trị buộc người phạm lỗi phải bồi thường và phần giá trị phế liệu thu hồi được.
Sơ đồ 1.7: Kế toán thiệt hại phá đi làm lại
b.Thiệt hại do ngừng sản xuất
Thiệt hại ngừng sản xuất là thiệt hại xảy ra do việc đình chỉ sản xuất trong một thời gian nhất định vì những nguyên nhân khách quan hay chủ quan nào đó. Ngừng sản xuất có thể do thời tiết, do thời vụ hoặc do vấn đề về cung cấp nguyên vật liệu, máy móc thi công và các nguyên nhân khác.
Các khoản thiệt hại phát sinh do ngừng sản xuất bao gồm: Tiền lương phải trả trong thời gian ngừng sản xuất, giá trị nguyên vật liệu, động lực phát sinh trong thời gian ngừng sản xuất.
Các khoản chi phí thiệt hại phát sinh cũng được tập hợp vào TK 1381 hay 154 nhưng phải theo dõi chi tiết thiệt hại ngừng sản xuất. Khi xử lý khoản thiệt hại ngừng