Phong cách nghiên cứu và sáng tạo

Một phần của tài liệu nguyễn hiến lê – nhà văn, nhà nghiên cứu văn học (Trang 52 - 54)

5. Bố cục khóa luận

3.4. Phong cách nghiên cứu và sáng tạo

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Phong cách nghệ thuật là một phạm trù thẩm mỹ, chỉ sự thống nhất tương đối ổn định của hệ thống hình tượng, của các

phương tiện biểu hiện nghệ thuật, nói lên cái nhìn độc đáo trong sáng tác của một nhà văn, trong tác phẩm riêng lẻ, trong trào lưu văn học hay văn học dân tộc. Phong cách khác phương pháp sáng tác ở sự thực hiện cụ thể trực tiếp của nó: các dấu hiệu phong cách dường như nổi lên trên bề mặt tác phẩm, như một thể thống nhất hữu hình và có thể tri giác được của tất cả mọi yếu tố cơ bản của hình thức nghệ thuật…Trong nghĩa rộng, phong cách là nguyên tắc xuyên suốt trong việc xây dựng hình thức nghệ thuật, đem lại cho tác phẩm một tính chỉnh thể có thể cảm nhận được, một giọng điệu và một sắc thái thống nhất. Với ý nghĩa này, người ta phân biệt các “phong cách lớn”, hay còn gọi là “phong cách thời đại” (phong cách Phục hưng, Ba-rốc, chủ nghĩa cổ điển), các phong cách của các trào lưu và dòng văn học, phong cách dân tộc, phong cách cá nhân của tác giả” [3,tr.255-256].

Nói chung, “Phong cách là quy luật thống nhất các yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, là một biểu hiện của tính nghệ thuật. Không phải bất cứ nhà văn nào cũng có phong cách. Chỉ những nhà văn có tài năng, có bản lĩnh mới có được phong cách riêng độc đáo. Cái nét riêng ấy được thể hiện ở các tác phẩm và được lặp đi lặp lại trong nhiều tác phẩm của nhà văn, làm cho ta có thể nhận ra sự khác nhau, chẳng hạn, giữa Nguyễn Công Hoan và Nguyên Hồng, Xuân Diệu và Chế Lan Viên…Trong chỉnh thể “nhà văn” (hiểu theo nghĩa là các sáng tác của một nhà văn), cái riêng tạo nên sự thống nhất lặp lại ấy biểu hiện tập trung ở cách cảm nhận độc đáo về thế giới và ở hệ thống bút pháp nghệ thuật phù hợp với cách cảm nhận ấy” [3,tr.256].

Ngoài thế giới quan, những phương diện tinh thần khác như tâm lý, khí chất, cá tính, đều có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành phong cách nhà văn. Phong cách của nhà văn cũng mang dấu ấn của dân tộc và thời đại.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống Nho học nên tâm hồn Nguyễn Hiến Lê là tâm hồn nhà Nho, thiết tha với dân tộc, biết gìn giữ và phát huy những giá trị tinh thần cao đẹp của ông cha. Mặc khác, khi bước chân vào

trường học, ông tiếp xúc với văn chương phương Tây, đọc nhiều sách báo nước ngoài nên những sáng tạo và nghiên cứu của ông chịu một phần ảnh hưởng của tân học. Vậy, phong cách nghiên cứu và sáng tạo của Nguyễn Hiến Lê là sự dung hòa giữa truyền thống và hiện đại, tạo nên dấu ấn riêng cho nhà văn.

Đời sống của Nguyễn Hiến Lê rất bình thường, đạm bạc, tính tình ông ngay thẳng, không thích khoa trương, trình diễn. Ông thích sự nhẹ nhàng mà sâu lắng, nên những tác phẩm của ông thường dễ hiểu, bình dị và dễ đi vào lòng người.

Là một người yêu nghề, tận tâm với nghề nên trong những sáng tạo, nghiên cứu của mình, Nguyễn Hiến Lê luôn đặt độc giả lên trên hết. Dù là sáng tác, nghiên cứu hay dịch thuật, những tác phẩm của ông đều nhằm một mục đích, đó là hướng người đọc đến chân, thiện, mỹ. Ông viết bằng lòng nhiệt tâm, kinh nghiệm và sự từng trải của mình để giúp thế hệ mai sau. Đó không còn là những tác phẩm đơn thuần được viết vì mục đích cá nhân nữa, mà nó là những khối vàng ròng, được hun đúc từ tâm hồn nhà văn.

Nguyễn Hiến Lê không thích gò bó trong một khuôn khổ sáng tạo nào. Ông viết theo sở thích, và thói quen khi viết của ông cũng khác mọi người. Dù không có cảm hứng sáng tác, ông vẫn ngồi vào bàn, cầm bút và cứ thế viết, viết được một lúc tự dưng ý sẽ tuôn ra, cảm xúc sẽ dâng trào. Ông rất coi trọng mạch cảm xúc, hiểu thế nào ta trình bày thế đó, đừng cố gượng ép và đẽo gọt văn chương quá mức, điều đó làm mất đi sự chân thực.

Tóm lại, phong cách nghiên cứu và sáng tạo mà ta có thể nhận thấy qua các tác phẩm của Nguyễn Hiến Lê là phong cách bình dị, và không xa cách quần chúng, tự nhiên và thật trong sáng.

Một phần của tài liệu nguyễn hiến lê – nhà văn, nhà nghiên cứu văn học (Trang 52 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w