Thực trạng đầu tư công

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 60)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2.Thực trạng đầu tư công

3.2.2.1. Tổng vốn đầu tư giai đoạn 2001 - 2010

Phân tích ở trên cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên luôn giữ ở mức cao trong 10 năm trở lại đây. Vốn đầu tư được huy động chủ yếu từ trong nước, vốn đầu tư nước ngoài (FDI và ODA) tuy có tăng nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn đầu tư.

Tổng vốn đầu tư toàn xã hội năm 2005 đạt 3.729,6 tỷ đồng (tăng bình quân 21,9%/năm thời kỳ 2001 - 2005. Nguồn vốn xây dựng cơ bản phần lớn do nhà nước quản lý chiếm tỷ lệ lớn trong tổng vốn đầu tư và chủ yếu được sử dụng cho một số công trình trọng điểm như Nhà máy nhiệt điện Cao Ngạn, dây chuyền cán thép 30 vạn tấn/năm của Công ty Gang thép Thái Nguyên, công trình nâng cấp quốc lộ số 3, Nhà máy xi măng Thái Nguyên.

Giai đoạn 2006 - 2010, tổng vốn đầu tư toàn xã hội của tỉnh có sự tăng trưởng vượt bậc. Năm 2010, tổng vốn đầu tư đạt 9.284,8 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với năm đầu giai đoạn 2006. Tuy tốc độ tăng trưởng có xu hướng giảm do ảnh hưởng suy thoái kinh tế chung nhưng bình quân cả giai đoạn, tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư toàn xã hội vẫn đạt 20,04%/năm.

Hình 3.7: Vốn đầu tư toàn xã hội tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010

(Nguồn: Niên giám thống kê Thái Nguyên năm 2009, 2010) 3.2.2.2. Vốn đầu tư phân theo thành phần kinh tế

Về cơ cấu các nguồn vốn, tỷ trọng vốn đầu tư khu vực nhà nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Vốn trung ương đầu tư trên địa bàn đạt tốc độ tăng

trưởng cao nhất (bình quân 29,8% giai đoạn 2001 - 2005). Nguồn vốn ngoài nhà nước bao gồm vốn tín dụng, vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn dân cư cũng tăng nhanh trong cùng giai đoạn (tương ứng là 14,9%, 26,9% và 10,3%).

Giai đoạn 2006 - 2010, cơ cấu nguồn vốn có sự chuyển dịch đáng kể. Số liệu thống kê cho thấy tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh tăng từ 4.723 tỷ đồng năm 2006 lên 9.294,8 tỷ đồng năm 2010 với tốc độ tăng bình quân đạt 20,04%/năm, trong đó khu vực nhà nước tăng bình quân 14,13%/năm, khu vực ngoài nhà nước 26,25%/năm. Tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực nhà nước giảm từ 60,93% năm 2006 xuống 43,73% năm 2010, khu vực ngoài nhà nước tăng tương ứng từ 39,07% lên 56,27% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội. Hình 3.8 cho thấy rõ hơn điều này.

Hình 3.8: Tỷ lệ vốn đầu tư phân theo khu vực kinh tế tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010

3.2.2.3. Mức độ đầu tư từ ngân sách vào các ngành, lĩnh vực kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh

Nhận thức rõ tầm quan trọng của đầu tư công đối với sự phát triển kinh tế xã hội của địa phương trong giai đoạn hiện nay, ngay từ những năm đổi mới, tỉnh Thái Nguyên đã chủ trương đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đang ở trong tình trạng yếu kém, Tỉnh đã coi việc phát triển kết cấu hạ tầng là một khâu đột phá để phát triển địa phương và chuẩn bị cho các bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá cùng cả nước, chủ trương này đã được khẳng định trong các Nghị quyết của Đảng, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Hình 3.9: Chi đầu tư xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010

(Nguồn: Tác giả tính toán từ số liệu Niên Thống kê Thái Nguyên 2010)

Thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Chính phủ, Thái Nguyên đã có chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách cụ thể nhằm phát triển kết cấu hạ tầng trong từng lĩnh vực, Tỉnh đã vận dụng nhiều chính sách ưu tiên, khuyến khích phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là chính sách xã hội hoá,

khuyến khích, thu hút sự tham gia của mọi thành phần kinh tế vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Các chính sách tập trung vào việc đẩy mạnh huy động các nguồn lực để ưu tiên cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông, thủy lợi, điện, kết cấu hạ tầng đô thị, kết cấu hạ tầng xã hội…

Hình 3.10: Cơ cấu đầu tư XDCB từ nguồn ngân sách địa phương cân đối giai đoạn 2006 - 2010

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Nguyên)

Giai đoạn 2006 - 2010, cơ cấu đầu tư phục vụ xây dựng hạ tầng của tỉnh cho thấy sự tập trung đầu tư vào hệ thống giao thông với tỷ lệ 27,24% tổng vốn đầu tư từ ngân sách địa phương cân đối. Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục cũng đạt mức cao với tỷ lệ 15,40% tập trung vào hệ thống cơ sở vật chất các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Có thể nói thông qua nguồn vốn ngân sách Nhà nước, các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội đã được dần dần hoàn thiện và đồng bộ. Đây là điều quan trọng, là nền tảng, cơ sở và là nguyên nhân quan trọng trong thành tựu phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm qua.

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên (Trang 55 - 60)