Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 92)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3.Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội

Theo báo cáo tổng kết tình hình kinh tế - xã hội năm 2011 tỉnh Thái Nguyên của Sở Kế hoạch và Đầu tư, năm 2011, tổng sản phẩm tăng thêm - GDP theo giá so sánh toàn tỉnh là 6.958 tỷ đồng (theo giá thực tế là 25.418 tỷ đồng); cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 21,28%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 41,77%; khu vực dịch vụ chiếm 36,95% (năm 2010 có cơ

cấu tương ứng: 21,76%-41,32%-36,92%).

Năm 2011, chi tiết 18 chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội chủ yếu đạt được như sau:

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) trên địa bàn ước đạt 9,36%. Trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 4,03%, đóng góp 0,86 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 12%, đóng góp 5,38 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 9,25%, đóng góp 3,13 điểm phần trăm vào tốc độ tăng trưởng chung.

- GDP bình quân đầu người ước đạt 22,3 triệu đồng, vượt kế hoạch và tăng 4,8 triệu đồng/người so với năm 2010.

- Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá so sánh) trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, bằng 90,2% kế hoạch và tăng 13,7% so với năm 2010.

- Giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 134,2 triệu USD, bằng 122% kế hoạch, tăng 35,7% so với cùng kỳ; trong đó: xuất khẩu địa phương là 107,6 triệu USD, bằng 125,1% kế hoạch, tăng 37,3% so với năm 2010.

- Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 3.386 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa ước đạt 3.035 tỷ đồng, tăng 17,2% so với dự toán, thu quản lý qua ngân sách ước đạt 351 tỷ đồng.

- Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thuỷ sản (theo giá so sánh) ước đạt 1.407,5 tỷ đồng, tăng 4,34% so với năm 2010.

- Giá trị sản phẩm trên 1 ha đất nông nghiệp trồng trọt (theo giá thực tế) ước đạt 68 triệu đồng, tăng 9 triệu đồng/1ha so với mục tiêu kế hoạch và tăng 13 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tăng 23,6% (trong đó tăng từ yếu tố giá là 18% và tăng 5% về giá trị sản lượng).

- Sản lượng lương thực có hạt ước đạt 449,5 nghìn tấn, bằng 111,3% kế hoạch, tăng 8,3% so với năm 2010.

- Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi năm ước đạt 680 tỷ đồng, giảm 1,89% so với năm 2010.

- Diện tích trồng rừng tập trung toàn tỉnh (từ tất cả các nguồn vốn) ước đạt 5.759 ha, bằng 96% kế hoạch và giảm 20% so với năm trước; trong đó, đơn vị địa phương quản lý trồng được 5.564 ha, bằng 101,2% kế hoạch.

- Diện tích chè trồng mới và trồng lại được 1.122 ha, bằng 112,2% kế hoạch, tăng 54,3% so với trồng mới năm 2010.

- Tỷ lệ che phủ rừng ước đạt 51%, đạt mục tiêu kế hoạch.

- Tỷ lệ số hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh ở nông thôn (theo tiêu

chí mới) là 75%, đạt mục tiêu kế hoạch.

- Giảm tỷ suất sinh thô trên địa bàn ước đạt 0,1%o so với năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch.

- Số lao động được tạo việc làm mới ước đạt 17.000 lao động; trong đó xuất khẩu đạt 950 lao động, bằng 47,5% kế hoạch.

- Giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn đạt 2,1% so với năm 2010, đạt mục tiêu kế hoạch.

- Giảm tỷ lệ trẻ em (dưới 5 tuổi) suy dinh dưỡng xuống còn 16%, đạt mục tiêu kế hoạch.

- Đảm bảo an ninh trật tự xã hội và công tác quân sự địa phương, hoàn thành 100% các chỉ tiêu đề ra.

* Về lĩnh vực kinh tế

Giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá cố định 1994) trên địa bàn ước đạt 13.200 tỷ đồng, tăng 13,7% so với năm trước và bằng 90,2% kế hoạch cả năm; trong đó, doanh nghiệp nhà nước ước đạt 7.890 tỷ đồng, tăng 16,2%; khu vực doanh nghiệp dân doanh ước đạt 4.645 tỷ đồng, tăng 12,5%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ước đạt 665,4 tỷ đồng, giảm 4,2% so năm trước.

Hoạt động kinh doanh thương mại và dịch vụ trên địa bàn đáp ứng nhu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng xã hội; các mặt hàng chính sách phục vụ nhân dân miền núi, vùng cao đảm bảo chất lượng và cung ứng kịp thời. Công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường được duy trì thường xuyên. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội năm 2011 ước đạt 11.502,6 tỷ đồng, tăng 23,8% so với năm trước (nếu loại trừ yếu tố giá, mức tăng khoảng

4,5%); trong đó, khu vực kinh tế Nhà nước ước đạt 887,2 tỷ đồng (chiếm 7,7%), tăng 21,9%; khu vực doanh nghiệp dân doanh ước đạt 3.366,8 tỷ đồng

(chiếm 29,3%), tăng 23,4%; khối cá thể chiếm tỷ trọng cao nhất ước đạt 7.248,6 tỷ đồng (chiếm 63%) tăng 24,3% cùng kỳ. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 11/2011 tăng 19,26% so với tháng 12/2010 và tăng 21,65% so với cùng kỳ.

Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn có nhiều chủ động trong tìm kiếm, duy trì thị trường đối với các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như: May mặc, chè, công cụ, dụng cụ y tế và một số sản phẩm mới nên chỉ tiêu xuất khẩu cả năm 2011 đạt cao và hoàn thành kế hoạch; tổng giá trị xuất khẩu trên địa bàn ước đạt 134,2 triệu USD, tăng 35,7% so với năm 2010 và vượt kế hoạch năm 22%; tổng giá trị nhập khẩu ước đạt 329,6 triệu USD, tăng 9,4% so với cùng kỳ. Hoạt động kinh doanh vận tải trên địa bàn cơ bản đáp ứng được nhu cầu phục vụ sản xuất và đi lại của nhân dân, tiếp tục phát huy và nâng cao chất lượng hoạt động của các tuyến xe buýt, taxi... góp phần nâng cao văn minh đô thị và phục vụ nhu cầu

đi lại của nhân dân đặc biệt là học sinh, sinh viên; doanh thu vận tải cả năm ước đạt 1.220 tỷ đồng, tăng 21,4% so với cùng kỳ, trong đó vận tải hàng hóa tăng 23%, vận tải hành khách tăng 15,1%, hoạt động dịch vụ vận tải tăng 17%. Hệ thống bưu chính, viễn thông, thông tin truyền thông tiếp tục được đầu tư, nâng cấp và mở rộng, từng bước đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của nhân dân.

Về chi đầu tư phát triển: chủ động thực hiện tốt các nội dung theo Nghị

quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ về kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội, tỉnh đã tổ chức rà soát, bố trí kế hoạch của tỉnh theo đúng quy định của Nhà nước và nguyên tắc phân bổ vốn, đã rà soát với 107 dự án đủ điều kiện để khởi công mới. Trên nguyên tắc đảm bảo cân đối đủ vốn cho các dự án cấp thiết, phát huy hiệu quả trong năm, tỉnh đã cắt giảm 33 dự án khởi công mới, chỉ bố trí cho 74 dự án thực sự cấp bách, với số vốn là 259,54 tỷ đồng; trong đó: Vốn địa phương cân đối 55 công trình, với tổng vốn 191,14 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu 14 công trình, với tổng vốn 63,2 tỷ đồng; vốn xổ số kiến thiết 6 công trình lớp học với số vốn 5,2 tỷ đồng. Tổ chức thực hiện rà soát lần 2 và cắt giảm 07 công trình khởi công mới với tổng vốn cắt giảm là 20,77 tỷ đồng chuyển sang thực hiện các dự án cấp bách phục vụ Festival trà; trong đó: Vốn địa phương cân đối 04 công trình, tổng vốn 11,53 tỷ đồng; vốn thu từ sử dụng đất 02 công trình, tổng vốn 5,24 tỷ đồng; vốn hỗ trợ có mục tiêu 01 công trình, tổng vốn 1 tỷ đồng. Bên cạnh việc rà soát, cắt giảm, giãn tiến độ các công trình, dự án theo kế hoạch năm 2011 thuộc ngân sách cấp tỉnh, UBND cấp huyện và các chủ đầu tư khác thực hiện việc rà soát, cắt giảm, đình hoãn tiến độ các dự án thuộc nguồn vốn ngân sách Nhà nước theo phân cấp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng vốn đầu tư từ tất cả các thành phần kinh tế trên địa bàn tỉnh thực hiện ước đạt 11,5 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm trước; trong đó, vốn do

nhà nước quản lý là 4.779,2 tỷ đồng, tăng 10,2% (có tỷ trọng 41,6% tổng vốn

đầu tư), khu vực dân doanh thực hiện đạt 6,3 nghìn tỷ đồng, tăng 20,7% và khu

vực có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện đạt 360 tỷ đồng, giảm 37% so với năm 2010. Những tháng đầu năm hoạt động xây dựng trên địa bàn tỉnh đạt thấp một phần do chủ trương do cắt giảm đầu tư theo chỉ đạo của Trung ương; sang quý III/2011 do nhiều công trình mới được khởi công và đẩy nhanh tiến độ thi công phục vụ Liên hoan Trà quốc tế năm 2011 tại Thái Nguyên và các dự án đầu tư sản xuất nên tính chung cả năm giá trị sản xuất ngành xây dựng trên địa bàn (theo giá thực tế) ước đạt 5.825 đồng, tăng 25,8% so với năm 2010.

- Về hoạt động tài chính: Thực hiện đồng bộ các giải pháp tăng thu ngân sách trên địa bàn, đồng thời cắt giảm chi tiêu công, tăng thu ngân sách theo chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP tới các đơn vị. Tổng số kinh phí tiết kiệm chi thường xuyên đạt 55,35 tỷ đồng; trong đó, số kinh phí thực hiện tiết kiệm 10% chi thường xuyên giảm thêm là 30,35 tỷ đồng; số kinh phí tạm dừng mua xe ô tô, mua sắm tài sản có giá trị lớn, thiết bị văn phòng, giảm quy mô, số lượng lễ hội, hội nghị, hội thảo, sơ kết, tổng kết,… khoảng 25 tỷ đồng.

Ngân hàng nhà nước tỉnh đã có văn bản chỉ đạo các tổ chức tín dụng giảm tốc độ và tỷ trọng dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất để tập trung vốn cho vay sản xuất - kinh doanh, khu vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, công nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa. Xây dựng phương án ưu tiên về vốn cho vay phục vụ sản suất - kinh doanh. Đến nay các tổ chức tín dụng trên địa bàn cơ bản đáp ứng các nhu cầu vốn đối với lĩnh vực sản xuất - kinh doanh; việc giảm tốc độ tăng trưởng tín dụng và dư nợ cho vay lĩnh vực phi sản xuất cũng đạt kết quả tốt, hiện chưa có đơn vị nào vượt quá 10% tổng dư nợ của đơn vị. Đồng thời không ngừng tăng cường lực lượng thực hiện công tác thanh, kiểm tra trực tiếp các tổ chức tín dụng trên địa bàn theo các quy

định. Tổng nguồn vốn trên địa bàn ước đạt 14.000 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ và tăng 4,89% so với 31/12/2010; tổng dự nợ ước đạt 23.000 tỷ đồng, tăng 26% so với cùng kỳ và tăng 18% so với 31/12/2010, trong đó dự nợ cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn đạt 4.600 tỷ đồng với khoảng 105 nghìn khách hàng. Nhìn chung hoạt động ngân hàng trên địa bàn vẫn ở trạng thái bình thường, chưa phát sinh hiện tượng tiêu cực trong cạnh tranh tín dụng và lãi suất.

Về hoạt động thu - chi ngân sách: Tiếp tục phát huy những hiệu quả của các cơ quan chức năng trong quá trình kiểm soát, thực hiện các chính sách của nhà nước về thu - chi ngân sách, tăng cường công tác hậu kiểm sau hoạt động sản xuất kinh doanh theo pháp luật. Tổng thu ngân sách nhà nước ước đạt 3.386 tỷ đồng; trong đó, thu nội địa ước đạt 3.035 tỷ đồng, tăng 17,2% so với dự toán, thu quản lý qua ngân sách ước đạt 351 tỷ đồng. Tổng chi ngân sách địa phương dự ước 6.151,7 tỷ đồng; trong đó, chi trong cân đối ước đạt 5.135,9 tỷ đồng. Nhìn chung, hoạt động thu - chi ngân sách đạt kết quả khá và đáp ứng tốt các yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của địa phương.

* Về lĩnh vực văn hoá - xã hội

Tổ chức thực hiện các giải pháp về đảm bảo an sinh xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 24/02/2011 của Chính phủ nên trong lĩnh vực văn hóa xã hội có những chuyển biến tiến bộ, các chỉ tiêu về giáo dục, tạo việc làm, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng đạt kế hoạch đề ra.

Tính đến cuối năm 2010, tỉ lệ hộ nghèo (theo tiêu chí mới) trên địa bàn toàn tỉnh là 58.971 hộ (chiếm 20,6%) tổng số hộ dân cư trên địa bàn; số hộ cận nghèo là 30.391 hộ (chiếm 10,6%). Như vậy, tỉ lệ số hộ nghèo và cận nghèo chiếm trên 1/3 tổng số hộ dân cư toàn tỉnh

- Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế được chỉ đạo thường xuyên, kịp thời tổ chức khám, chữa bệnh đã cơ bản đáp ứng yêu cầu của nhân

dân. Trong các tháng đầu năm, trên địa bàn không có dịch bệnh lớn xảy ra, các chương trình y tế quốc gia được triển khai theo đúng kế hoạch. Thực hiện hiệu quả, đúng tiến độ chương trình xây dựng hệ thống bệnh viện tuyến huyện, trạm y tế xã trên địa bàn tỉnh.

- Công tác giáo dục và đào tạo: tiếp tục có những chuyển biến tiến bộ. Chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn được nâng lên; tăng cường công tác bồi dưỡng, ứng dụng công nghệ thông tin, thanh kiểm tra để duy trì nề nếp kỷ cương dạy và học, thực hiện hoàn thành tốt mục tiêu nhiệm vụ năm học và các kỳ thi cuối năm học được tổ chức an toàn và nghiêm túc; kết quả thi chọn học sinh giỏi Quốc gia năm 2011, tỉnh Thái Nguyên đạt 57 giải (74,02%) cao hơn bình quân chung cả nước (52,60%), tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông đạt 93,77%, bổ túc trung học phổ thông đạt 83,15%.

- Hoạt động khoa học công nghệ đã bám sát chương trình, kế hoạch và thực hiện các chức năng quản lý nhà nước về đo lường chất lượng hàng hóa, thanh tra khoa học công nghệ đúng quy định. Tổ chức kiểm tra, nghiệm thu các đề tài đã hoàn thành để phổ biến và ứng dụng các tiến bộ khoa học và công nghệ với nhiều mô hình áp dụng vào một số ngành nghề phục vụ phát triển kinh tế và đời sống...

3.2. Thực trạng đầu tƣ công và tăng trƣởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Thực trạng tăng trưởng kinh tế

3.2.1.1. Tổng quan tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2001 - 2010

Nền kinh tế tỉnh Thái Nguyên, nhìn chung, gắn liền với sự thăng trầm của nền kinh tế cả nước. Giai đoạn 2001-2005, cùng với đà phục hồi kinh tế của thế giới sau khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực Đông và Đông Nam Á (bùng nổ vào cuối năm 1997, đầu năm 1998), nền kinh tế cả nước nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng đã có sự khởi sắc. GDP cả nước tăng từ 292.535 tỷ đồng năm 2001 lên 393.031 tỷ đồng năm 2005, đạt tốc độ tăng

trưởng bình quân 7,51%/năm. Ở giai đoạn này, các chỉ tiêu tăng trưởng của tỉnh Thái Nguyên cũng có sự biến đổi tương ứng. Năm 2001, GDP của tỉnh (theo giá cố định 1994) là 2.653,58 tỷ đồng. Bình quân giai đoạn 2001 - 2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh đạt 9,14%/năm. Đến năm 2005, GDP của tỉnh đã đạt 3.773,03 tỷ đồng, tăng 9,35% so với năm 2004 và bằng 142,19% so với năm 2001.

Những kết quả đạt được là do những cải cách mạnh mẽ về pháp lý và kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bắt đầu phát huy hiệu quả, đi kèm với nỗ lực cao của chính quyền, nhân dân cả nước nói chung cũng như địa phương tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

Hình 3.1. Diễn biến tốc độ tăng trưởng kinh tế cả nước và tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001-2005 (phụ lục 1)

(Nguồn: website Tổng cục thống kê, Niên giám Thống kê Thái Nguyên năm 2005, 2006)

Giai đoạn 2006 - 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tiếp tục xu hướng tăng trưởng cao. Tốc độ tăng trưởng bình quân từ 2006 - 2010 đạt 11,08 %. Tuy nhiên, 2 năm 2008 - 2009 tốc độ tăng trưởng

kinh tế có chiều hướng giảm và giảm mạnh nhất vào năm 2009 xuống còn 9,31%. Mặc dù vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế này vẫn đảm bảo kế hoạch đề

Một phần của tài liệu Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế của tỉnh Thái Nguyên (Trang 43 - 92)