Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu mực xà tại tỉnh quảng nam (Trang 38 - 91)

a) Các chỉ tiêu về giá trị

+ Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm khai thác đƣợc trên 1 đơn vị chuyến biển hoặc cả năm

Trong đó: Qi: Khối lƣợng sản phẩm từng chuyến Pi: Giá sản phẩm

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí đƣợc sử dụng trong quá trình khai thác nhƣ dầu diezel, nhớt, lƣơng thực thực phẩm,…

Trong đó: Cj: Số lƣợng đầu tƣ của đầu vào thứ j Gj: Đơn giá đầu vào thứ j

+ Giá trị tăng thêm (Gross value added-GVA): Là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao động khi khai thác trên một đơn vị chuyến biển hoặc tháng hoặc năm.

GVA = GO - IC

+ Dòng tiền luân chuyển (Gross cash follow-GCF): là phần tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí lao động có khả năng luân chuyển trong kinh doanh.

GCF = GVA - LC

Trong đó: LC (labour cost): là chi phí lao động

+ Lợi nhuận ròng (Net Profit-NP): là phần còn lại sau khi trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định và lãi vay phải trả.

NP = GCF – A

Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định và lãi vay phải trả.

Lợi nhuận thấp hay âm cho thấy nguồn lợi đang bị khai thác một cách lãng phí về mặt kinh tế và cƣờng lực khai thác đã vƣợt quá ngƣỡng kinh tế và ngƣỡng sinh học. Hoặc cũng có thể lợi nhuận thấp là kết quả của sự kết hợp giữa giá sản phẩm thấp và chi phí khai thác đầu vào cao. Nói cách khác, nghề cá đang đƣợc đầu tƣ quá mức do hoạt động quản lý năng lực đánh bắt không hiệu quả. Điều này đã gây ra sự thâm hụt cho nền kinh tế.

Nếu lợi nhuận dƣơng và cao: thì nghề cá có khuynh hƣớng đƣợc quản trị hiệu quả và phần lợi nhuận dƣơng vƣợt trội này có thể sẽ hấp dẫn nhiều ngƣ dân tham gia đánh bắt. Vì vậy, nếu các nhà quản lý không có biện pháp quản lý hiệu quả thì có thể sẽ đƣa nghề cá trở về mức có tổng lợi nhuận âm.

Tuy vậy, kết quả lợi nhuận có thể không chính xác một cách tuyệt đối do sai sót trong quá trình lấy mẫu, và phỏng vấn… Lợi nhuận tìm đƣợc chỉ có thể là tƣơng đối và thƣờng kết quả này không cố định theo thời gian, đặc biệt khi so sánh giữa các đội tàu có đặc tính kỹ thuật khác nhau. Nhƣng, có thể nói đây là phƣơng pháp giúp ta có thể tiệm cận đến thực tế hơn.

b) Các chỉ tiêu về hiệu quả

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất sản phẩm thu đƣợc tính bình quân trên một đơn vị chuyến biển hoặc tháng hoặc năm với chi phí trung gian tƣơng ứng.

TGO = GO/IC (lần)

+ Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): Qua chỉ tiêu này cho thấy, bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

TVA = VA/IC (lần)

+ Tỷ suất thu nhập hỗn hợp bình quân trên một công lao động (MI/LA): chỉ tiêu này phản ánh mức độ giá trị một ngày công lao động với nguồn thu hiện tại.

+ Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng vốn đầu tƣ: thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngƣ dân khai thác hải sản.

Thông thƣờng, trong bất kỳ ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng sẽ có một hiệu suất sử dụng vốn cụ thể làm thƣớc đo tiêu chuẩn, gọi là điểm tham khảo tới hạn. Bên cạnh đó, còn có một hiệu suất sử dụng vốn khác đƣợc gọi là điểm tham khảo mục tiêu do chính sách phát triển nghề cá của địa phƣơng đó thiết lập. Nếu kết quả tìm đƣợc thấp hơn điểm tham khảo mục tiêu, điều đó chứng tỏ rằng nghề cá đã đƣợc đầu tƣ quá nhiều, chi phí đầu vào không thích hợp. Nếu kết quả tìm đƣợc gần với điểm tham khảo mục tiêu, đây là dấu hiệu một trạng thái cân bằng ổn định hoặc không ổn định. Nếu kết quả tìm đƣợc cao hơn điểm tham khảo mục tiêu, có thể thấy rằng nghề cá có hiệu quả (trừ khi chính phủ trợ cấp quá nhiều), có thể sẽ có nhiều ngƣ dân tham gia khai thác để chia sẻ phần lợi ích vƣợt trội đó.

Ngoài ra, các tiêu chí nhƣ xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, thu nhập bình quân của lao động khai thác hải sản từ nghề câu mực, trình độ học vấn và kinh nghiệm khai thác … cũng đƣợc đề cập đến trong đề tài.

Chƣơng III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tàu thuyền và trang thiết bị:

3.1.1. Vỏ tàu

3.1.1.1. Vật liệu và kích thƣớc vỏ tàu

Kết quả điều tra cho thấy: Tất cả các tàu câu mực xà của tỉnh Quảng Nam đều đóng bằng vật liệu gỗ. Các thông số về kích thƣớc vỏ tàu đƣợc thể hiện ở bảng (3.1) và (3.2).

Bảng 3.1: Tổng hợp các thông số cơ bản của tàu câu mực

TT Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất

1 Chiều dài (L) (m) 19,50 22 17,78

2 Chiều rộng (B) (m) 5,82 6,4 5,15

3 Chiều cao mạn (D) (m) 2,36 2,7 2,0

4 Công suất tàu (CV) 276,81 480 150

5 Thời gian sử dụng vỏ tàu năm 5,87 12 2

Bảng 3.2: Thống kê tàu câu mực xà theo chiều dài của tàu

TT Nội dung Nhóm chiều dài tàu Tổng

cộng Dƣới 18m Từ 18 ÷ dƣới 19m Từ 19 ÷ dƣới 20m Từ 20m trở lên 1 Số lƣợng (chiếc) 01 11 25 10 47 2 Tỉ lệ (%) 2,13 23,4 53,19 21,28 100

Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa chiều dài vỏ tàu và công suất máy tàu TT Công suất Chiều dài Dƣới 200CV Từ 200 ÷ 299CV Từ 300 ÷ 399CV Từ 400CV trở lên Tổng cộng 1 Dƣới 18m 0 1 0 0 1 2 Từ 18 đến dƣới 19m 5 4 2 0 11 3 Từ 19 đến dƣới 20m 5 9 7 4 25 4 Từ 20m trở lên 0 3 6 1 10 Tổng cộng 10 17 15 5 47

Hình 3.1: Đồ thị tƣơng quan giữa chiều dài vỏ tàu và công suất máy tàu

- Chiều dài phổ biến của tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam trong khoảng từ 18 đến dƣới 20m với 36 chiếc (chiếm 76,59%), số tàu có kích thƣớc nhỏ hơn 18m chiếm 2,13%, số tàu có kích thƣớc từ 20m trở lên chiếm (21,28%).

- Tàu câu mực xà Quảng Nam có thể dự trữ nhiên liệu, lƣơng thực, thực phẩm để thực hiện chuyến biển thời gian dài (55 ÷ 65 ngày).

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 < 18,0m 18,0 ÷ 18,99m 19,0 ÷ 19,99m ≥20,0m Dƣới 200CV 200÷299CV 300÷399CV 400CV trở lên (C hi ếc )

- Một số tàu không có sự tƣơng đồng giữa kích thƣớc vỏ tàu và công suất máy tàu. Nghĩa là tàu có kích thƣớc nhỏ nhƣng đƣợc lắp máy có công suất lớn và ngƣợc lại tàu có kích thƣớc nhỏ nhƣng đƣợc lắp đặt máy có công suất lớn.

3.1.1.2. Thời gian sử dụng vỏ tàu

Kết quả điều tra cho thấy: Đội tàu câu mực xà của tỉnh Quảng Nam đã xuất hiện từ những năm 1990, ban đầu các tàu này còn nhỏ, hoạt động gần bờ. Đến nay hầu hết các tàu cũ, nhỏ đều đƣợc thay thế bằng các tàu có kích thƣớc lớn, hoạt động xa bờ. Các thông số về thời gian sử dụng của vỏ tàu đƣợc thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Thống kê thời gian vỏ tàu đƣợc đƣa vào sử dụng

TT Nội dung Thời gian đƣợc đƣa vào sử dụng Tổng

cộng Dƣới 3 năm Từ 3 ÷ 5 năm Từ 6 ÷ 7 năm Từ 8 ÷ 10 năm Trên 10 năm 1 Số lƣợng (chiếc) 1 21 20 3 2 47 2 Tỉ lệ (%) 2,13 44,68 42,55 6,38 4,26 100

Qua số liệu đăng kiểm của Chi cục khai thác & BVNL thủy sản Quảng Nam, hầu hết các tàu câu mực của Quảng Nam đƣợc đóng phổ biến từ năm 2003 đến năm 2007 với 41 chiếc (chiếm 87,23%), đặc biệt phổ biến vào năm 2004, 2005 (bảng 3.4). Chỉ có một số ít các tàu có tuổi thọ trên 10 năm (02 chiếc – chiếm 4,26%) đƣợc ngƣ dân mua lại từ các tàu dự án xa bờ (đóng năm 1998&1999). Theo quy định của Bộ Tài chính, tuổi thọ tối đa của tàu thuyền là 15 năm, do đó đội tàu câu mực xà của Quảng Nam vẫn có thể tiếp tục hoạt động trong thời gian sắp đến.

Hình 3.2: Tàu câu mực xà 3.1.2. Máy tàu:

Máy động lực của đội tàu câu mực xà của tỉnh Quảng Nam do nhiều hãng của các nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, Thụy Điển sản xuất. Kết quả điều tra về chủng loại máy tàu của đội tàu câu mực xà thể hiện ở bảng 1 phụ lục 2.

Máy động lực của đội tàu câu mực xà sử dụng chủ yếu sản xuất từ Nhật Bản (chiếm tỷ lệ 89,36%), trong đó máy của hãng YANMAR (27,66%), hãng MITSUBISHI (19,15%), HINO (14,89%). Máy tàu sản xuất từ Hàn Quốc, Thụy Điển chiếm số lƣợng không đáng kể (10,64%).

Chất lƣợng máy tàu: chủ yếu ngƣ dân trang bị máy cũ đã qua sử dụng nhằm giảm

bớt vốn đầu tƣ. Máy mới đƣợc trang bị từ đầu chiếm tỷ lệ rất thấp khoảng 7%, chủ yếu từ nguồn vốn của chƣơng trình đánh bắt hải sản xa bờ do Nhà nƣớc đầu tƣ trong thời gian 1999÷2001.

3.1.3. Trang thiết bị trên tàu: 3.1.3.1 Trang thiết bị hàng hải: 3.1.3.1 Trang thiết bị hàng hải:

a) La bàn: Đây là thiết bị không thể thiếu của các tàu cá, đặc biệt các tàu hoạt

động xa bờ nhƣ tàu câu mực. Theo số liệu điều tra, các tàu câu mực xà đều sử dụng la bàn để định hƣớng trong quá trình hành trình và sản xuất. Bình quân mỗi tàu có 02 la bàn, một cái sử dụng trên tàu, các cái còn lại dự phòng.

Bảng 3.5: Thống kê trang thiết bị trên tàu câu mực

TT Số lƣợng La bàn Định vị Đàm dài Đàm ngắn Số tàu (chiếc) Tỉ lệ (%) Số tàu (chiếc) Tỉ lệ (%) Số tàu (chiếc) Tỉ lệ (%) Số tàu (chiếc) Tỉ lệ (%) 1 01 cái 2 4,26 8 17,02 44 93,62 0 0 2 02 cái 43 91,48 37 78,72 3 6,38 43 91,49 3 03 cái 2 4,26 2 4,26 0 0 4 8,51 Tổng cộng 47 100 47 100 47 100 47 100 b) Định vị vệ tinh

Máy định vị vệ tinh dùng để xác định vị trí tàu trên biển, vị trí ngƣ trƣờng khai thác của tàu, giúp thuyền trƣởng điều động tàu trong quá trình sản xuất.

Số lƣợng máy trang bị: 1 - 2 máy/tàu. Điều tra 47 tàu có 78,72% tàu trang bị 2 máy và 17,02% tàu trang bị 1 máy, 4,26% tàu trang bị 3 máy.

Loại máy trang bị: FURUNO (Nhật Bản), KODEN (Mỹ), HAIYANG (Hàn Quốc)

3.1.3.2. Trang bị an toàn, phòng nạn:

Trang thiết bị an toàn phòng nạn bao gồm trang thiết bị chữa cháy, cứu hỏa, cứu sinh, cứu thủng... Theo quy định của Thông tƣ số 02/2007/TT-BTS ngày 13/7/2007, một số trang thiết bị đƣợc trang bị trên tàu thể hiện ở bảng 3.6

Bảng 3.6: Trang bị an toàn, phòng nạn trên tàu

ĐVT: tàu TT Loại thiết bị Tỉ lệ (%) một số trang thiết bị trên tàu

Đủ 100% Từ 80 đến dƣới 100%

Từ 60 đến dƣới 80%

Dƣới 60%

1 Trang bị cứu sinh

- Phao bè 1 5 4 37

- Phao tròn 40 5 2

- Áo phao 44 3

2 Trang bị cứu hỏa

- Bình chữa cháy 38 0 9 0

- Bơm nƣớc 47 0 0 0

- Trang bị cứu sinh: Hầu hết các tàu câu mực xà đều trang bị đầy đủ phao tròn và phao áo cứu sinh (chiếm tỉ lệ tƣơng ứng 85,12% và 93,62%). Ngoài ra còn có can nhựa đựng nƣớc, phi dầu góp phần đảm bảo an toàn trên tàu. Tuy nhiên phao bè hầu nhƣ không đƣợc trang bị đầy đủ trên tàu (chiếm 2,13%). Điều này thể hiện sự quản lý không chặc chẽ của cơ quan chức năng trong công tác đảm bảo an toàn cho tàu cá hoạt động.

- Trang bị cứu hỏa: Về số lƣợng, các trang thiết bị cứu hỏa nhƣ bình chữa cháy (chiếm 80,85%), bơm nƣớc (100%) đều đƣợc trang bị đảm bảo về số lƣợng theo quy định trên tàu. Tuy nhiên các bình cứu hỏa hầu nhƣ đã cũ, ít đƣợc kiểm tra thƣờng xuyên nên sẽ không đáp ứng đƣợc yêu cầu khi có sự cố xảy ra.

3.1.3.3. Trang thiết bị thông tin liên lạc: a) Thông tin tầm xa: a) Thông tin tầm xa:

Máy thông tin tầm xa dùng để liên lạc giữa các tàu câu mực và giữa tàu câu với bờ để trao đổi thông tin về ngƣ trƣờng, thời tiết, thị trƣờng….

Số lƣợng máy trang bị: 1 - 2 máy/tàu. Điều tra 47 tàu có 4,38% tàu trang bị 2 máy và 93,62% tàu trang bị 1 máy.

Loại máy trang bị: máy ICOM hiệu IC-710 và IC-718.

b) Thông tin tầm gần:

Máy thông tin tầm gần dùng để liên lạc giữa tàu câu mực với các thúng câu và ngƣợc lại hoặc giữa các thúng câu với nhau trong quá trình sản xuất.

Số lƣợng máy trang bị: tàu câu: 02 máy/tàu, thúng câu: 01 máy/thúng Loại máy trang bị: Galaxy 12 band, Galaxy 6 band, RS6900

3.1.4. Hệ thống giàn phơi mực:

So với các nghề khai thác thủy sản khác, nghề câu mực xà còn có thêm hệ thống giàn phơi mực đƣợc đóng cố định trên tàu. Hệ thống giàn phơi mực khá phức tạp, cồng kềnh. Giàn phơi mực gồm 2 tầng: tầng dƣới có độ cao ngang với cabin của tàu, tầng trên cách tầng dƣới khoảng 1m

Vật liệu làm giàn phơi mực chủ yếu là gỗ, tre và đinh. Sƣờn giàn làm bằng gỗ và liên kết trực tiếp với vỏ tàu thông qua hệ thống trụ, đồng thời có hệ thống các thanh ngang và thanh dọc. Ngoài ra, còn có hệ thống các tấm phơi đƣợc làm bằng tre, trên có đóng đinh để móc mực.

Kích thƣớc của giàn phơi mực lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kích thƣớc của tàu. Chiều dài của giàn phơi mực bằng với chiều dài lớn nhất của tàu cộng với bàn đạo (phần nối dài từ đuôi tàu ra khoảng 3 ÷ 4m dùng để sinh hoạt của thuyền viên). Chiều rộng giàn phơi bằng với chiều rộng lớn nhất của tàu và chiều cao khoảng 5÷6m so với mặt boong tàu.

Nhƣợc điểm của hệ thống giàn phơi của tàu câu mực xà Quảng Nam khá cồng kềnh làm cho tàu có tính ổn định thấp dễ bị đánh chìm khi bị sóng gió lớn. Ngoài ra hệ thống các tấm phơi đƣợc đóng bằng đinh dẽ bị gỉ sắt và ảnh hƣởng không tốt đến sản phẩm.

Hình 3.3: Hệ thống giàn phơi mực trên tàu 3.1.5. Thúng câu mực

3.1.5.1. Số lƣợng thúng câu của một tàu

Mức chuyên chở thúng câu của 1 tàu phụ thuộc vào kích thƣớc vỏ tàu và công suất máy tàu. Kết quả điều tra 47 tàu câu cho thấy mức chuyên chở thúng câu của các tàu thể hiện qua bảng 3.7

Bảng 3.7: Mức chuyên chở thúng câu trung bình của các nhóm tàu

TT Công suất (CV) Chiều dài tàu (m) Số lƣợng thúng (chiếc) Số tàu (chiếc) 1 Dƣới 200CV 18,84 24,40 10 2 Từ 200 ÷ 299CV 19,42 27,29 17 3 Từ 300 ÷ 399CV 19,84 29,40 15 4 Từ 400Cv trở lên 20,00 30,20 5

Mức chuyên chở thúng câu có sự khác biệt giữa các tàu. Cùng công suất tàu nhƣng kích thƣớc tàu lớn hơn thì số lƣợng thúng chuyên chở nhiều hơn.

Số lƣợng thúng chuyên chở của một tàu phụ thuộc vào kích thƣớc thúng câu và phụ thuộc vào kinh nghiệm, suy nghĩ của thuyền trƣởng về nghề nghiệp.

3.1.5.2. Vật liệu làm thúng câu, kích thƣớc và thời gian sử dụng thúng câu

Thúng câu mực của ngƣ dân Quảng Nam hầu hết đều đƣợc làm bằng nan tre. Hình dạng thúng câu thể hiện trên hình (3.4). Qua số liệu điều tra ngẫu nhiên 94 thúng câu (chiếm 7,45% tổng số thúng câu) về kích thƣớc của thúng câu, có kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.8: Kích thƣớc cơ bản của thúng câu

TT Đƣờng kính thúng Chiều cao thúng Nhóm kích thƣớc Số lƣợng (thúng) Tỉ lệ (%) Nhóm kích thƣớc Số lƣợng (thúng) Tỉ lệ (%) 1 Dƣới 3,00m 03 3,19 Dƣới 0,9 m 02 2,13 2 Từ 3,00 ÷ 3,49m 70 74,47 Từ 0,9 ÷ 0,99m 13 13,83 3 Từ 3,50 ÷ 3,99m 18 19,15 Từ 1,0 ÷ 1,09m 57 60,64 4 Từ 4,00 ÷ 4,49m 02 2,13 Từ 1,1 ÷ 1,19m 21 22,34 5 Từ 4,50m trở lên 01 1,06 Từ 1,2m trở lên 01 1,06 Tổng cộng 94 100 Tổng cộng 94 100

Thúng câu mực của ngƣ dân Quảng Nam hầu hết đều đƣợc làm từ vật liệu nan tre, qua phỏng vấn của ngƣ dân mỗi thúng câu mực có tuổi thọ từ 3 ÷ 4 năm. Theo kết quả tổng hợp từ số liệu điều tra, bình quân mỗi tàu có gần 27 thúng.

Thúng câu mực có đƣờng kính từ 3,0 ÷ 3,49m phổ biến nhất (chiếm 74,47%), kế

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu mực xà tại tỉnh quảng nam (Trang 38 - 91)