So với các nghề khai thác thủy sản khác, nghề câu mực xà còn có thêm hệ thống giàn phơi mực đƣợc đóng cố định trên tàu. Hệ thống giàn phơi mực khá phức tạp, cồng kềnh. Giàn phơi mực gồm 2 tầng: tầng dƣới có độ cao ngang với cabin của tàu, tầng trên cách tầng dƣới khoảng 1m
Vật liệu làm giàn phơi mực chủ yếu là gỗ, tre và đinh. Sƣờn giàn làm bằng gỗ và liên kết trực tiếp với vỏ tàu thông qua hệ thống trụ, đồng thời có hệ thống các thanh ngang và thanh dọc. Ngoài ra, còn có hệ thống các tấm phơi đƣợc làm bằng tre, trên có đóng đinh để móc mực.
Kích thƣớc của giàn phơi mực lớn hay nhỏ phụ thuộc vào kích thƣớc của tàu. Chiều dài của giàn phơi mực bằng với chiều dài lớn nhất của tàu cộng với bàn đạo (phần nối dài từ đuôi tàu ra khoảng 3 ÷ 4m dùng để sinh hoạt của thuyền viên). Chiều rộng giàn phơi bằng với chiều rộng lớn nhất của tàu và chiều cao khoảng 5÷6m so với mặt boong tàu.
Nhƣợc điểm của hệ thống giàn phơi của tàu câu mực xà Quảng Nam khá cồng kềnh làm cho tàu có tính ổn định thấp dễ bị đánh chìm khi bị sóng gió lớn. Ngoài ra hệ thống các tấm phơi đƣợc đóng bằng đinh dẽ bị gỉ sắt và ảnh hƣởng không tốt đến sản phẩm.
Hình 3.3: Hệ thống giàn phơi mực trên tàu 3.1.5. Thúng câu mực
3.1.5.1. Số lƣợng thúng câu của một tàu
Mức chuyên chở thúng câu của 1 tàu phụ thuộc vào kích thƣớc vỏ tàu và công suất máy tàu. Kết quả điều tra 47 tàu câu cho thấy mức chuyên chở thúng câu của các tàu thể hiện qua bảng 3.7
Bảng 3.7: Mức chuyên chở thúng câu trung bình của các nhóm tàu
TT Công suất (CV) Chiều dài tàu (m) Số lƣợng thúng (chiếc) Số tàu (chiếc) 1 Dƣới 200CV 18,84 24,40 10 2 Từ 200 ÷ 299CV 19,42 27,29 17 3 Từ 300 ÷ 399CV 19,84 29,40 15 4 Từ 400Cv trở lên 20,00 30,20 5
Mức chuyên chở thúng câu có sự khác biệt giữa các tàu. Cùng công suất tàu nhƣng kích thƣớc tàu lớn hơn thì số lƣợng thúng chuyên chở nhiều hơn.
Số lƣợng thúng chuyên chở của một tàu phụ thuộc vào kích thƣớc thúng câu và phụ thuộc vào kinh nghiệm, suy nghĩ của thuyền trƣởng về nghề nghiệp.
3.1.5.2. Vật liệu làm thúng câu, kích thƣớc và thời gian sử dụng thúng câu
Thúng câu mực của ngƣ dân Quảng Nam hầu hết đều đƣợc làm bằng nan tre. Hình dạng thúng câu thể hiện trên hình (3.4). Qua số liệu điều tra ngẫu nhiên 94 thúng câu (chiếm 7,45% tổng số thúng câu) về kích thƣớc của thúng câu, có kết quả nhƣ sau:
Bảng 3.8: Kích thƣớc cơ bản của thúng câu
TT Đƣờng kính thúng Chiều cao thúng Nhóm kích thƣớc Số lƣợng (thúng) Tỉ lệ (%) Nhóm kích thƣớc Số lƣợng (thúng) Tỉ lệ (%) 1 Dƣới 3,00m 03 3,19 Dƣới 0,9 m 02 2,13 2 Từ 3,00 ÷ 3,49m 70 74,47 Từ 0,9 ÷ 0,99m 13 13,83 3 Từ 3,50 ÷ 3,99m 18 19,15 Từ 1,0 ÷ 1,09m 57 60,64 4 Từ 4,00 ÷ 4,49m 02 2,13 Từ 1,1 ÷ 1,19m 21 22,34 5 Từ 4,50m trở lên 01 1,06 Từ 1,2m trở lên 01 1,06 Tổng cộng 94 100 Tổng cộng 94 100
Thúng câu mực của ngƣ dân Quảng Nam hầu hết đều đƣợc làm từ vật liệu nan tre, qua phỏng vấn của ngƣ dân mỗi thúng câu mực có tuổi thọ từ 3 ÷ 4 năm. Theo kết quả tổng hợp từ số liệu điều tra, bình quân mỗi tàu có gần 27 thúng.
Thúng câu mực có đƣờng kính từ 3,0 ÷ 3,49m phổ biến nhất (chiếm 74,47%), kế đến nhóm thúng có đƣờng kính từ 3,5 ÷ 3,99m (chiếm 19,15%). Chiều cao thúng câu phổ biến trong khoảng 1,0 ÷ 1,09m (chiếm 60,64%), kế đến nhóm từ 1,1 ÷ 1,19m (chiếm 22,34%).
Mặc dù thúng câu mực có kích thƣớc lớn, giá thành rẻ, nhƣng tất cả đƣợc làm bằng nan tre có độ bền thấp và rất nguy hiểm khi gặp sóng gió lớn, không đảm bảo an toàn khi sản xuất.
Hình 3.4: Thúng câu mực xà 3.2. Ngƣ trƣờng và mùa vụ khai thác:
Ngƣ trƣờng khai thác của tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam khá rộng và thƣờng cách bờ từ 300 hải lý trở lên, nơi vùng biển có độ sâu từ 600m trở lên. Theo kết quả điều tra ngƣ trƣờng khai thác của nghề câu mực xà trải dài từ 060
N ÷ 200N và 1130E ÷ 1200E. Mùa vụ khai thác của nghề câu mực xà bắt đầu từ giữa tháng 12 đến cuối tháng 9 năm sau. Bình quân hàng năm, mỗi tàu đi đƣợc 4 chuyến, mỗi chuyến từ 55÷65 ngày.
3.3. Ngƣ cụ khai thác
Ngƣ cụ sử dụng trong nghề câu mực xà khá đơn giản, bao gồm các phần sau:
3.2.2.1. Ống câu:
Ống câu đƣợc làm bằng nhựa hoặc gỗ và có dạng hình trụ tròn đƣợc dùng để quấn dây câu, có đƣờng kính từ 120 ÷ 150mm. Phía bên trong ống câu có tay cầm, dƣờng kính nhỏ hơn (hình 3.5)
3.2.2.2. Dây câu:
Dây câu sử dụng trong nghề câu mực xà chủ yếu là loại cƣới PA có đƣờng kính 0,8mm, chiều dài từ 50 ÷ 60m.
Hình 3.5: Ống câu và dây câu 3.2.2.3. Rƣờng câu:
Rƣờng câu đƣợc ngƣ dân làm bằng sắt hoặc thép, đƣờng kính 3mm với chiều dài 200mm, một đầu tạo khuy để liên kết với dây câu, đầu còn lại liên kết với chì và lƣỡi câu.
3.2.2.4. Lƣỡi câu:
Lƣỡi câu của nghề câu mực xà là lƣỡi câu chùm, đƣợc làm bằng sắt hoặc thép gồm nhiều lƣỡi câu đƣợc buộc lại tạo thành, có từ 12 ÷ 15 lƣỡi câu.
Hình 3.6: Lƣỡi câu và mồi câu
S S T Ф 3 P A Ф 0, 8 SST 60 70 200 1 3 4 5 2 6 Chú thích: 1 – Dây câu 2 – Rƣờng câu 3 – Dây buộc mồi 4 – Chì
5 – Lƣỡi câu 6 – Mồi câu
3.2.2.5 Mồi câu:
Mồi câu của nghề câu mực xà chủ yếu là mồi sống. Mồi đƣợc buộc cố định dọc theo rƣờng câu bằng dây thép. Những năm trƣớc, trên mỗi tàu câu mực xà thƣờng trang bị thêm vàng lƣới rê để khai thác cá chuồn hoặc cá nục làm mồi. Tuy nhiên kể từ năm 2005 đến nay, mồi câu đƣợc chuẩn bị sẵn đầu chuyến biển. Mỗi thúng đƣợc chia 1 đến 2 con cá nục hoặc cá chuồn, sau đó ngƣ dân dùng sản phẩm câu đƣợc nhƣ cá hố hoặc mực nhỏ để làm mồi câu.
3.4. Tổ chức sản xuât: 3.4.1. Chuẩn bị:
Nghề câu mực xà Quảng Nam vừa tổ chức sản xuất theo hình thức đơn lẻ, vừa theo hình thức tập thể.
Theo hình thức tập thể: Tàu câu mực là đơn vị trung gian trong việc chở thúng câu, sơ chế sản phẩm, sinh hoạt, nghỉ ngơi cho thuyền viên… Các chi phí biến đổi của tàu do các thuyền viên đi thúng cùng chi trả, số lƣợng thúng câu càng nhiều khả năng chi phí bình quân mỗi thúng câu càng thấp.
Theo hình thức đơn lẻ: Mỗi thúng câu là một đơn vị sản xuất độc lập nên ngoài việc chuẩn bị chung cho tàu, mỗi thúng câu đều phải chuẩn bị các điều kiện cần thiết cho riêng mình. Doanh thu, lợi nhuận của mỗi thúng câu đều khác nhau phụ thuộc vào khả năng của mỗi thuyền viên. Điều này đã làm cho mỗi thuyền viên nỗ lực hết mình để đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn.
Sau khi chuẩn bị, chủ tàu hoặc thuyền trƣởng căn cứ tình hình thời tiết, kinh nghiệm hoặc từ các thông tin của các tàu khác, các nghề khác quyết định đƣa tàu đến ngƣ trƣờng.
3.4.2. Thả thúng câu:
Sau khi hành trình đến ngƣ trƣờng, thuyền trƣởng tổ chức cho lao động thả thúng câu và tiến hành sản xuất.
- Điều kiện khí tƣợng thủy văn của ngƣ trƣờng: Sóng gió dƣới cấp 4, cấp 5. Tuy nhiên nếu ngƣ trƣờng không có sóng gió sẽ không tổ chức sản xuất; Dòng chảy có tốc độ vừa phải. Dòng chảy yếu sẽ làm cho thúng câu ít trôi, khả năng thu hút mực thấp.
- Thời gian bắt đầu thả thúng câu: 16 ÷ 17 giờ hàng ngày và kết thúc sau đó từ 01 ÷ 1,5 giờ.
- Quy trình thả thúng câu: thả theo nhóm, khoảng cách 2 nhóm từ 1.000m đến 2.000m; khoảng cách 2 thúng câu: từ 500m đến 600m.
3.4.3. Chong đèn và câu mực:
Sau khi ổn định, lao động trên tàu chong đèn để tập trung mực và tiến hành câu. Thời gian bắt đầu chong đèn từ 17 ÷ 18 giờ hàng ngày. Mỗi thúng câu trang bị 2 loại bóng đèn. Một đèn màu trắng đặt cách mặt thúng từ 1,0 ÷ 2,0m để cảnh giới tàu khác, chiếu sáng thúng câu, thu hút mực từ xa; một bóng đèn nháy màu trắng có đặt gần mặt nƣớc để tập trung mực.
Hình 3.9: Mô hình hoạt động của nghề câu mực xà 3.4.4 Kéo thúng lên tàu:
Kết thúc sản xuất, các thúng tập trung lại theo từng nhóm chờ tàu đến kéo lên tàu. Thời gian bắt đầu kéo thúng khoảng 3 ÷ 4 giờ.. Trƣớc hết kéo các thúng của các tàu phục vụ, sau đó lần lƣợc đến các nhóm thúng khác cho đến thúng cuối cùng.
3.4.5. Sơ chế và bảo quản sản phẩm
Mực sau khi khai thác sẽ đƣợc xẻ và phơi trên các tấm phơi. Mỗi thúng câu đƣợc bố trí một khoảng nhất định trên giàn phơi mực của tàu, tầng dƣới phơi mực mới xẻ, tầng trên phơi mực khô hơn.
Thời gian phơi mực: Từ 1 đến 3 ngày (phụ thuộc điều kiện thời tiết).
Mực khô sẽ đƣợc cho vào bao ni lông và đƣa xuống bảo quản dƣới tầng hầm.
Hình 3.11: Phơi mực trên tàu 3.5. Tai nạn của nghề câu mực xà:
Theo báo của của ngành thủy sản huyện Núi Thành – địa phƣơng trọng điểm nghề câu mực xà của tỉnh Quảng Nam, hằng năm có từ 3 ÷ 4 lao động làm nghề câu mực bị thiệt mạng. Đặc biệt trong cơn bão Chanchu (bão số 1) năm 2006 nghề câu mực xà của tỉnh Quảng Nam đã bị thiệt hại nặng, 12 tàu câu mực bị mất tích, 270 lao động bị chết và mất tích.
Qua nghiên cứu, các tai nạn của nghề câu mực xà do nhiều nguyên nhân nhƣng chủ yếu các loại sau:
3.5.1. Tai nạn do thiên tai:
Thiên tai là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại đến nghề câu mực xà. - Đối với tàu câu: Do giàn phơi mực có kích thƣớc lớn, cồng kềnh, sức cản gió lớn, độ ổn định không cao nên khi gặp sóng to, gió lớn hoặc các thời tiết nguy hiểm khác làm
cho tàu nghiêng và chìm. Để hạn chế rủi ro, hệ thống giàn phơi phải đƣợc làm bằng các vật liệu bền, nhẹ hơn, có khả năng tháo rắp đƣợc dễ dàng.
- Mỗi thúng câu là một đơn vị sản xuất độc lập, cách xa các thúng còn lại nên khi gặp các yếu tố thời tiết bất ngờ nhƣ tố, lốc, gió mạnh sẽ gây lật thúng. Mặt khác, do sản xuất vào ban đêm nên khi gặp sự cố, các thúng bên cạnh hoặc tàu câu không thể ứng cứu kịp thời.
3.5.2. Tai nạn do đâm va:
Đây là một trong những nguyên nhân chính gây thiệt hại cho nghề câu mực. Tai nạn chủ yếu do các tàu khác đâm va tàu câu và thúng câu.
- Hệ thống đèn tín hiệu của tàu câu mực nhƣ đèn mạn, đèn lái bị hệ thống giàn phơi mực che phủ nên khả năng để các tàu khác phát hiện rất hạn chế, gây nên đâm va, nhất là giữa các tàu cá khác và tàu câu mực. Do đó cần phân công thuyền viên còn lại trên tàu thay phiên cảnh giới, mặc khác bố trí các đèn mạn, đèn lái phù hợp với quy định tránh va. - Lao động của nghề câu mực có thời gian nghỉ ngơi rất ít, trung bình một ngày đêm chỉ nghỉ ngơi đƣợc khoảng từ 3 ÷ 4 giờ nên khi câu mực vào ban đêm hay mệt mỏi, buồn ngủ, đôi khi ngủ quên trên thúng và không quan sát đƣợc các tàu khác xung quanh mình, bị các tàu khác đâm chìm. Do đó cần hạn chế các trƣờng hợp này xuống thúng để đảm bảo an toàn.
3.5.3. Tai nạn do nguyên nhân khác:
Ngoài tai nạn do các nguyên nhân trên, còn một số nguyên nhân khác nhƣ:
- Thúng câu sản xuất ở các vùng biển khơi đôi khi gặp các loài cá lớn nhƣ cá mập, cá voi nổi bất ngờ gây lật thúng hoặc chìm thúng câu.
- Một số tấm phơi mực đã cũ bị mục nát, khi thuyền viên đi trên đó để phơi mực bị gãy gây chấn thƣơng cho ngƣ dân.
3.6. Lao động của nghề câu mực:
3.6.1. Biên chế lao động trên tàu và thành phần lao động
So với các nghề khai thác thủy sản khác trong tỉnh, số lƣợng thuyền viên làm việc trên các tàu câu mực xà khá cao. Kết quả điều tra biên chế lao động 47 tàu câu mực (năm 2010) thể hiện ở bảng 3.9, bảng 3.10
Bảng 3.9: Biên chế lao động trên tàu câu mực xà năm 2010
TT Nhóm lao động Số lƣợng (chiếc) Tỷ lệ (%) Ghi chú 1 Dƣới 25 ngƣời 1 2,13 2 Từ 25 ÷ 30 ngƣời 18 38,30 3 Từ 31 ÷ 35 ngƣời 22 46,80 4 Trên 35 ngƣời 6 12,77 Tổng cộng 47 100
Bảng 3.10: Biên chế lao động câu mực xà năm 2010 theo nhóm công suất tàu
ĐVT: ngƣời TT Nhóm công suất Tổng cộng Trong đó Quản lý Lao động chính Phục vụ 1 Dƣới 200CV 27,90 1,40 24,40 2,10 2 Từ 200 ÷ 299CV 30,76 1,41 27,29 2,12 3 Từ 300 ÷ 399CV 33,07 1,33 29,40 2,33 4 Từ 400CV trở lên 34,00 1,40 30,20 2,80
- Biên chế lao động trên tàu câu mực xà không đồng nhất, phụ thuộc vào công suất tàu. Nhìn chung, công suất tàu lớn số lƣợng lao động trên tàu nhiều; song cũng có trƣờng hợp
công suất tàu lớn nhƣng biên chế lao động ít. Nguyên nhân một số tàu có công suất tàu lớn nhƣng kích thƣớc vỏ tàu nhỏ nên chở đƣợc ít thúng câu hơn.
- Biên chế lao động của nghề câu mực xà gấp từ 3 ÷ 4 lần so với nghề lƣới kéo, lƣới vây… có cùng công suất tàu. Đây là tính ƣu việt của nghề câu mực xà so với các nghề khác về vấn đề giải quyết việc làm cho xã hội.
Bảng 3.11: Tổng hợp lao động nghề câu mực xà ĐVT: ngƣời TT Thành phần Tổng cộng Trung bình Cao nhất Thấp nhất 1 Quản lý (TT, MT) 63 1,34 02 01 2 Lao động chính 1.298 27,61 34 18 3 Phục vụ 107 2,28 04 02 Tổng cộng 1.468 31,23
Thành phần lao động: lao động trên tàu câu mực bao gồm 3 thành phần chính:
- Quản lý: Bao gồm thuyền trƣởng, chủ tàu, máy trƣởng. Chức danh thuyền trƣởng, máy trƣởng. Chủ tàu đảm nhận chức danh thuyền trƣởng (chiếm 76,60% số mẫu điều tra) hoặc kiêm chức danh máy trƣởng (chiếm 4,25% số mẫu điều tra). Mỗi tàu có từ 1 đến 2 ngƣời làm công tác quản lý trên tàu.
Ngoài ra, đảm nhận chức danh thuyền trƣởng cũng có thể con của chủ tàu hay ngƣời cùng góp vốn đầu tƣ hoặc chủ tàu thuê (chiếm 23,40% số mẫu điều tra)
- Phục vụ: là những ngƣời làm công tác dịch vụ trên tàu nhƣ dịch vụ ăn uống cho thuyền trƣởng và ngƣời lao động. Phục vụ cũng đƣợc tham gia câu mực và đƣợc hƣởng toàn bộ sản phẩm của mình khai thác. Biên chế lao động phục vụ từ 2 - 4 ngƣời.
- Lao động chính: là những ngƣời trực tiếp câu mực trên các thúng câu. Chi phí biến đổi của chuyến biển đều do các lao động chính cùng nhau chi trả. Bình quân mỗi tàu có gần 28 lao động chính, cao nhất 34 ngƣời và thấp nhất 18 ngƣời
3.6.2. Cơ cấu độ tuổi:
Cơ cấu độ tuổi lao động của nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam có nhiều mức khác nhau, nhƣng chủ yếu là lao động trẻ. Kết quả điều tra về cơ cấu độ tuổi của nghề (năm 2010) thể hiện ở bảng 3.12
Bảng 3.12: Cơ cấu độ tuổi nghề câu mực xà
TT Nhóm tuổi Số lƣợng (ngƣời) Tỉ lệ (%) Ghi chú 1 Từ 15 ÷ 17 tuổi 5 0,34 2 Từ 18 ÷ 30 tuổi 327 22,28 3 Từ 31 ÷ 40 tuổi 669 45,57 4 Từ 41 ÷ 50 tuổi 347 23,64 5 Từ 51 ÷ 60 tuổi 112 7,63 6 Trên 60 tuổi 8 0,54 Tổng cộng 1.468 100
- Lao động của nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam chủ yếu có độ tuổi từ 31 ÷ 50