Thực trạng đội tàu câu mực xà Quảng Nam:

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu mực xà tại tỉnh quảng nam (Trang 27 - 91)

Theo số liệu đăng kiểm từ Chi cục Khai thác & BVNL Thủy sản tỉnh Quảng Nam [5], toàn tỉnh Quảng Nam có 47 chiếc tàu câu mực xà, trong đó chủ yếu tập trung ở huyện Núi Thành với 43 chiếc (chiếm 91,49%), số còn lại của huyện Duy Xuyên 01 chiếc (chiếm 2,13%) và Thăng Bình 03 chiếc (chiếm 6,38%) (bảng 1.2).

0 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Mực và các sản phẩm khác Tôm Cá (Tấn )

Bảng 1.2: Số lƣợng tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2001 ÷ 2010

TT Năm Địa phƣơng Tổng

cộng (chiếc)

Duy Xuyên Núi Thành Thăng Bình

Số lƣợng (chiếc) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (chiếc) Tỉ lệ (%) Số lƣợng (chiếc) Tỉ lệ (%) 1 2001 08 11,76 60 88,24 00 0,00 68 2 2002 08 11,59 61 88,41 00 0,00 69 3 2003 08 11,27 63 88,73 00 0,00 71 4 2004 04 5,71 66 94,29 00 0,00 70 5 2005 04 4,76 78 92,86 02 2,38 84 6 2006 04 4,60 80 91,95 03 3,45 87 7 2007 04 5,06 72 91,14 03 3,80 79 8 2008 02 2,86 65 92,86 03 4,29 70 9 2009 02 3,08 60 92,31 03 4,62 65 10 2010 01 2,13 43 91,49 03 6,38 47

Giai đoạn từ 2001 ÷ 2006 số lƣợng đội tàu câu mực xà của Quảng Nam tăng liên tục. Tuy nhiên, từ năm 2006 ÷ 2010 số lƣợng tàu giảm dần, đến năm 2010 còn 47 chiếc. Nguyên nhân chính của sự suy giảm này là do tác động của cơn bão Chanchu (2006) đã gây thiệt hại lớn về ngƣời và tài sản của nghề câu mực xà, ảnh hƣởng không nhỏ đến tâm lý của lao động nghề câu mực, nhiều ngƣời đã bỏ nghề và chuyển sang làm các nghề khác an toàn hơn.

Từ bảng 1.2 ta cũng thấy rằng, huyện Núi Thành là địa phƣơng trọng điểm của nghề câu mực xà Quảng Nam, chiếm từ 88,24% ÷ 94,29% trong tổng số tàu câu mực xà của Quảng Nam. Do đó đề tài tập trung chủ yếu đến đội tàu câu mực xà của huyện Núi Thành.

Hình 1.9: Phân bố tàu câu mực xà theo địa phƣơng giai đoạn 2001 - 2010

Thống kê số lƣợng tàu theo công suất của đội tàu câu mực xà Quảng Nam thể hiện trên bảng 1.3

Bảng 1.3: Phân loại theo nhóm công suất của tàu

TT Nội dung Nhóm công suất

Dƣới 200CV Từ 200 ÷ 299CV Từ 300 ÷ 399CV Từ 400 trở lên Tổng cộng 1 Số lƣợng (chiếc) 10 17 15 5 47 2 Tỉ lệ (%) 21,28 36,17 31,91 10,64 100 Từ bảng 1.3 nhận thấy:

- Đội tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam có quy mô lớn. Bình quân công suất trên một đơn vị thuyền nghề 276,81CV/tàu, gấp 13,88 lần bình quân công suất một đơn vị thuyền nghề toàn tỉnh.

- So với năm 2007, bình quân công suất trên một đơn vị tàu câu mực xà năm 2010 tăng 47,10%, thể hiện quy mô nghề câu mực xà ngày càng tăng đáp ứng điều kiện hoạt động xa bờ và dài ngày trên biển của nghề.

00 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Duy Xuyên Núi Thành Thăng Bình Toàn tỉnh (C hi ếc )

Chƣơng II: NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 2.1. Nội dung nghiên cứu:

+ Tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Nam và địa phƣơng trọng điểm của nghề câu mực xà (huyện Núi Thành).

+ Thực trạng nghề câu mực xà tại tỉnh Quảng Nam:

- Tàu thuyền và trang thiết bị

- Ngƣ trƣờng và mùa vụ khai thác - Ngƣ cụ khai thác

- Tổ chức sản xuất

- Tai nạn thƣờng gặp

+ Phân tích các chỉ tiêu kinh tế của nghề câu mực xà và đề xuất giải pháp - Sản lƣợng và năng suất khai thác

- Chi phí sản xuất

- Doanh thu và lợi nhuận

- Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả của nghề câu mực xà

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu:

Sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu phi thực nghiệm dựa vào số liệu điều tra thứ cấp và sơ cấp

2.2.1. Điều tra số liệu thứ cấp:

Dựa vào kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố và các tài liệu liên quan đến hoạt động khai thác thủy sản nói chung và nghề câu mực xà nói riêng của các cơ quan chuyên môn, viện, trƣờng, các dự án nƣớc ngoài nhƣ:

- Phòng NN&PTNT các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên: tìm hiểu về thực trạng nghề cá của địa phƣơng, đặc biệt nghề câu mực xà.

- Sở Nông nghiệp & PTNT: thu thập các số liệu tổng quan về tình hình phát triển kinh tế của nghề cá, các chính sách, chỉ tiêu và việc thực hiện chỉ tiêu đó của toàn tỉnh hàng năm.

- Chi cục Khai thác & BVNL thủy sản Quảng Nam: Tìm hiểu về số lƣợng tàu thuyền, tổng công suất, thông số kỹ thuật của đội tàu câu mực xà, sự phân bố tàu thuyền ở mỗi địa phƣơng trong tỉnh và năng lực tàu thuyền của từng nghề,…

- Tài liệu khoa học có liên quan đến nội dung nghiên cứu: Viện Nghiên cứu Hải sản, Trƣờng Đại học Nha Trang, Tổ chức Nông lƣơng thực thế giới (FAO),…

2.2.2. Điều tra số liệu sơ cấp

Điều tra sơ cấp là phỏng vấn ngƣ dân trực tiếp làm nghề câu mực xà theo hai biểu mẫu thiết kế dành cho tàu câu và cho thúng câu (lao động chính) phù hợp với nội dung nghiên cứu của đề tài.

- Đối với phiếu điều tra tàu câu mực: Bao gồm điều tra thông tin về vỏ tàu, máy

tàu, các trang thiết bị trên tàu; sản lƣợng, doanh thu, chi phí biến động của tàu trong từng chuyến; các chi phí cố định của tàu trong một năm; thông tin về thuyền viên tàu cá;

- Đối với phiếu điều tra lao động (thúng câu): Điều tra về các thông số của thúng câu,

trang thiết bị phục vụ, ngƣ cụ khai thác; chi phí biến động của chuyến biển…

Theo thống kê của Chi cục khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Quảng Nam, toàn tỉnh có 47 tàu câu mực [5]. Trong đó: Núi Thành có 43 chiếc, Thăng Bình: 03 chiếc; Duy Xuyên: 01 chiếc. Vì vậy, đề tài tiến hành điều tra chủ yếu đội tàu câu mực xà của huyện Núi Thành để làm cơ sở để đánh giá hiệu quả kinh tế của đội tàu câu mực tỉnh Quảng Nam.

Bảng 2.1: Số lƣợng tàu câu mực xà phân theo địa phƣơng năm 2010 TT Địa phƣơng Số lƣợng (tàu) Tỉ lệ (%) 1 Duy Xuyên 1 2,12 2 Núi Thành 43 91,50 3 Thăng Bình 3 6,38 Toàn tỉnh 47 100

Để thuận lợi trong việc so sánh và đánh giá hiệu quả kinh tế của đội tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam, đề tài tiến hành điều tra 47 mẫu (chiếm 100%) năm 2010 và 35 mẫu (chiếm 74,47%) năm 2009 – chủ yếu đội tàu câu mực huyện Núi Thành (Bảng 2.1).

Bảng 2.2: Số lƣợng tàu câu mực xà đƣợc lấy mẫu

TT Nhóm công suất Số tàu thực tế năm

2010

Mẫu điều tra năm 2010

Mẫu điều tra năm 2009 Số mẫu Tỉ lệ % Số mẫu Tỉ lệ % 1 Dƣới 200CV 10 10 100 6 60,00 2 Từ 200 ÷ 299CV 17 17 100 13 76,47 3 Từ 300 ÷ 399CV 15 15 100 11 73,33 4 Từ 400CV trở lên 5 5 100 5 100 Tổng cộng 47 47 100 35 74,47 2.2.3. Phân tích số liệu:

Các thông tin thu đƣợc qua mẫu phiếu điều tra, tiến hành nhập vào phần mềm Excel. Phân tích số liệu bằng phƣơng pháp thống kê mô tả, tƣơng quan và hồi quy tuyến tính và các hàm thông dụng khác.

2.2.3.1. Phƣơng pháp thống kê mô tả (Descriptive Statistics):

Phƣơng pháp thống kê mô tả đƣợc sử dụng trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng nghề câu mực xà tại vùng nghiên cứu.

Thống kê mô tả là tổng hợp các phƣơng pháp đo lƣờng, mô tả và trình bày số liệu thô và lập bảng phân phối tần số. Tần số là số lần thực hiện của một quan sát, tần số là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ đó, thí dụ nhƣ thống kê theo nhóm chiều dài tàu, công suất tàu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận, lao động,…

Bảng thống kê là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên cứu.

Trong Excell, thống kê mô tả đƣợc thực hiện nhƣ sau: Chọn: Menu/Tools/Data Analysis…/Descriptive Statistics

2.2.3.2. Phƣơng pháp tƣơng quan và hồi quy tuyến tính: a) Phƣơng pháp tƣơng quan: a) Phƣơng pháp tƣơng quan:

Đƣợc sử dụng để phân tích một số yếu tố có ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của nghề câu mực xà

Hệ số tƣơng quan:

R có giá trị nằm trong khoảng: -1 ≤ R ≤ 1

 Nếu R > 0 thì X, Y tƣơng quan thuận

 Nếu R < 0 thì X, Y tƣơng quan nghịch

 Nếu R = 0 thì X, Y không tƣơng quan

 Nếu |R| = 1 thì có quan hệ hàm số bậc nhất

 Nếu |R|  1 thì X, Y có tƣơng quan mạnh

Mức ý nghĩa của hệ số tƣơng quan:

 < 5%: Mối tƣơng quan khá chặt chẽ

 < 1%: Mối tƣơng quan rất chặt chẽ

Nhập và xử lý dữ liệu: chọn Menu Tools/Data Analysis/Correlation

b) Hồi quy đa tuyến tính:

Phƣơng trình hồi quy đa tuyến tính nhằm xác định mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của nghề câu mực nhƣ chiều dài tàu, công suất tàu, số lao động, doanh thu, chi phí…

Mô hình sản xuất Cobb – Douglas với biến phụ thuộc là lợi nhuận của chủ tàu:

Phƣơng trình hồi quy đa tuyến tính: Y1= aX1 b1 X2 b2 X3 b3 X4 b4 X5 b5

Logarit hóa 2 về của phƣơng trình ta đƣợc:

Ln (Y1) = Ln(a) + b1Ln(X1) + b2Ln(X2) + b3Ln(X3) + b4Ln(X4) + b5Ln(X5)

Trong đó:

Y1: là lợi nhuận của chủ tàu

a là hệ số hồi quy của mô hình

b1, b2, b3, b4, b5: là hệ số co giãn của biến phụ thuộc đối với biến độc lập

X1: Chi phí biến đổi của tàu, là yếu tố trực tiếp ảnh hƣởng đến lợi nhuận của chủ tàu.

X2: Chi phí cố định của tàu, bao gồm bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, lãi vay, sửa chữa, bảo dƣỡng… Các yếu tố này phụ thuộc vào kích thƣớc của tàu nên ảnh hƣởng đến lợi nhuận của chủ tàu.

X3: Là số lao động đi trên tàu câu mực xà (ngƣời). Trong thực tế, số lao động có liên quan khá chặt chẽ với sản lƣợng của cả tàu. Vì sản lƣợng của tàu câu mực xà bằng

tổng sản lƣợng của các lao động do đó số lao động là một thang đo thuyết phục hơn đối với sự biến động doanh thu khai thác của nghề câu mực xà.

X4 : Kinh nghiệm của thuyền trƣởng (năm). Kinh nghiệm của thuyền trƣởng quyết định đến ngƣ trƣờng khai thác, phƣơng pháp quản lý và khai thác nên có tác động đến doanh thu của nghề.

X5 :Vốn đầu tƣ (đồng). Vốn đầu tƣ liên quan đến kích thƣớc của tàu nên ảnh hƣởng đến số lao động đi trên tàu và do đó ảnh hƣởng đến doanh thu của tàu.

Phƣơng pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu hồi quy tuyến tính đƣợc thực hiện trong phần mềm Microsoft Exell: chọn Menu Tools/Data Analysis/Regression

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích đánh giá: 2.2.4.1. Ƣớc tính vốn đầu tƣ:

Khác với các nghề khai thác thủy sản khác, vốn đầu tƣ của nghề câu mực xà bao gồm vốn đầu tƣ của chủ tàu (bao gồm cả những ngƣời góp vốn) và vốn đầu tƣ của lao động chính (thúng câu).

* Vốn đầu tư của chủ tàu:

Vốn đầu tƣ đƣợc định nghĩa là giá trị hiện tại của một chiếc tàu bao gồm vỏ tàu, máy chính, máy phụ, giàn phơi mực, các trang thiết bị phụ trợ trên tàu nhƣ thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc… Đó là giá trị chuyển đổi tại thời gian khảo sát (2010) phụ thuộc vào chỉ số lạm phát và giá mua ban đầu.

* Vốn đầu tư của người đi thúng:

Vốn đầu tƣ của lao động chính bao gồm đầu tƣ thúng câu, bình ác quy, đèn nháy, ngƣ cụ, tấm phơi mực và các trang thiết bị phục vụ cho nghề câu mực.

2.2.4.2. Ƣớc tính khấu hao tài sản:

* Khấu hao tài sản của chủ tàu:

Khấu hao tài sản hàng năm của chủ tàu là tổng số chi phí tàu, động cơ, trang thiết bị khai thác và hàng hải… Do thiếu thông tin về vốn cũng nhƣ thời gian khấu hao, đề tài

sử dụng phƣơng pháp tuyến tính để tính khấu hao. Để tính toán chi phí khấu hao hàng năm, chúng ta cần phải biết tuổi thọ của tàu và các trang thiết bị trên tàu. Theo quy định của Bộ Tài chính [1], không có quy định về tuổi thọ của tàu cá. Tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn của ngƣ dân tuổi thọ tối đa đối với tàu câu mực khoảng 20 năm, đôi khi 25 hoặc 30 năm – đây là ý kiến theo tính chủ quan của ngƣ dân, bởi ngƣ dân luôn mong muốn tàu cá của mình có tuổi thọ cao. Nhƣng theo quy định của Bộ tài chính [1], tuổi thọ tối đa của phƣơng tiện đƣờng thủy chỉ có 15 năm; máy thông tin liên lạc, định vị vệ tinh (máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình) có tuổi thọ tối đa 15 năm; máy phụ (máy phát điện) tuổi thọ tối đa 10 năm. Theo quan điểm của tác giả, môi trƣờng và kết cấu của tàu cá và phƣơng tiện vận tải đƣờng thủy có tính tƣơng đồng nhau nên đề tài chọn tuổi thọ tối đa của tàu cá là 15 năm để tính khấu hao tài sản. Các trang thiết bị còn lại theo quy định của Bộ Tài chính.

Nghề câu mực xà của tỉnh Quảng Nam hoạt động từ những năm 1990. Tuy nhiên, những tàu này đã đƣợc thay thế và đóng mới bằng các tàu có công suất lớn từ năm 2004 - 2005. Do đó, có thể lấy mốc năm 2004 để tính khấu hao tài sản cho tàu câu mực.

* Khấu hao tài sản của ngƣời lao động

Tài sản của ngƣời lao động gồm có thúng câu, tấm phơi mực, ngƣ cụ (ống câu, dây câu, rƣờng câu), hệ thống điện, máy đàm thoại và chi phí khác. Những tài sản thúng câu, giàn phơi mực, ngƣ cụ chƣa có hƣớng dẫn chung về cách tính khấu hao cũng nhƣ định mức thời gian sử dụng. Do vậy, đề tài tính khấu hao của các thiết bị này thông qua số liệu điều tra sơ cấp về thời gian sử dụng thực tế của mỗi loại thiết bị và chi phí đầu tƣ của ngƣ dân.

2.2.5. Xác định hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế của nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam có sự khác nhau ở từng mùa vụ, từng chuyến biển và từng năm. Đề tài sử dụng số liệu năm 2010 để đánh giá hiệu quả sản xuất của nghề câu mực xà tại tỉnh Quảng Nam; đồng thời sử dụng số liệu năm 2009 làm cơ sở phân tích đối chiếu. Bình quân hàng năm tàu câu mực của tỉnh Quảng Nam hoạt động 4 chuyến biển (60 ÷ 65 ngày/chuyến).

Doanh thu của tàu

- Chi phí biến đổi của tàu

= Tổng lãi của tàu

X 30% X (70% )/tổng lao động của tàu

= Lợi nhuận của chủ tàu = Lợi nhuận của mỗi lao động

- Chi phí cố định của tàu - (Chi phí cá nhân + Chi phí cố định)

= Lãi ròng của chủ tàu = Lãi ròng của mỗi lao động Hình 2.1: Phƣơng pháp tính toán lãi ròng của chủ tàu và lao động

Phƣơng thức ăn chia giữa chủ tàu và ngƣời lao động của nghề câu mực xà không giống nhƣ các nghề khai thác thủy sản khác. Cách tính doanh thu và hiệu quả sản xuất cũng có sự khác biệt vì doanh thu của tàu phụ thuộc rất nhiều vào sản lƣợng khai thác của thúng câu. Hiện nay, tính ăn chia theo tỉ lệ 3:7 (trong đó: chủ tàu đƣợc 30% tổng lãi của thúng câu, ngƣời lao động đƣợc 70%).

Doanh thu của mỗi tàu câu mực xà trong một năm là tổng doanh thu của các thúng câu trong một năm. Tuy nhiên, việc xác định doanh thu thực tế của mỗi thúng rất phức tạp. Do vậy, để xác định doanh thu trung bình của mỗi thúng câu dựa vào tổng sản lƣợng khai thác của cả tàu chia cho số ngƣời câu mực trên tàu (trừ thuyền trƣởng, máy trƣởng không tham gia câu mực).

Tổng chi phí sản xuất của tàu trong một năm bằng chi phí của các chuyến biển cộng lại, bao gồm chi phí biến động nhƣ nhiên liệu, lƣơng thực, thực phẩm… Chi phí này

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu mực xà tại tỉnh quảng nam (Trang 27 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)