Phƣơng pháp tƣơng quan và hồi quy tuyến tính:

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu mực xà tại tỉnh quảng nam (Trang 33 - 91)

a) Phƣơng pháp tƣơng quan:

Đƣợc sử dụng để phân tích một số yếu tố có ảnh hƣởng đến hiệu quả sản xuất của nghề câu mực xà

Hệ số tƣơng quan:

R có giá trị nằm trong khoảng: -1 ≤ R ≤ 1

 Nếu R > 0 thì X, Y tƣơng quan thuận

 Nếu R < 0 thì X, Y tƣơng quan nghịch

 Nếu R = 0 thì X, Y không tƣơng quan

 Nếu |R| = 1 thì có quan hệ hàm số bậc nhất

 Nếu |R|  1 thì X, Y có tƣơng quan mạnh

Mức ý nghĩa của hệ số tƣơng quan:

 < 5%: Mối tƣơng quan khá chặt chẽ

 < 1%: Mối tƣơng quan rất chặt chẽ

Nhập và xử lý dữ liệu: chọn Menu Tools/Data Analysis/Correlation

b) Hồi quy đa tuyến tính:

Phƣơng trình hồi quy đa tuyến tính nhằm xác định mối liên hệ giữa các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả của nghề câu mực nhƣ chiều dài tàu, công suất tàu, số lao động, doanh thu, chi phí…

Mô hình sản xuất Cobb – Douglas với biến phụ thuộc là lợi nhuận của chủ tàu:

Phƣơng trình hồi quy đa tuyến tính: Y1= aX1 b1 X2 b2 X3 b3 X4 b4 X5 b5

Logarit hóa 2 về của phƣơng trình ta đƣợc:

Ln (Y1) = Ln(a) + b1Ln(X1) + b2Ln(X2) + b3Ln(X3) + b4Ln(X4) + b5Ln(X5)

Trong đó:

Y1: là lợi nhuận của chủ tàu

a là hệ số hồi quy của mô hình

b1, b2, b3, b4, b5: là hệ số co giãn của biến phụ thuộc đối với biến độc lập

X1: Chi phí biến đổi của tàu, là yếu tố trực tiếp ảnh hƣởng đến lợi nhuận của chủ tàu.

X2: Chi phí cố định của tàu, bao gồm bảo hiểm thân tàu, bảo hiểm tai nạn thuyền viên, lãi vay, sửa chữa, bảo dƣỡng… Các yếu tố này phụ thuộc vào kích thƣớc của tàu nên ảnh hƣởng đến lợi nhuận của chủ tàu.

X3: Là số lao động đi trên tàu câu mực xà (ngƣời). Trong thực tế, số lao động có liên quan khá chặt chẽ với sản lƣợng của cả tàu. Vì sản lƣợng của tàu câu mực xà bằng

tổng sản lƣợng của các lao động do đó số lao động là một thang đo thuyết phục hơn đối với sự biến động doanh thu khai thác của nghề câu mực xà.

X4 : Kinh nghiệm của thuyền trƣởng (năm). Kinh nghiệm của thuyền trƣởng quyết định đến ngƣ trƣờng khai thác, phƣơng pháp quản lý và khai thác nên có tác động đến doanh thu của nghề.

X5 :Vốn đầu tƣ (đồng). Vốn đầu tƣ liên quan đến kích thƣớc của tàu nên ảnh hƣởng đến số lao động đi trên tàu và do đó ảnh hƣởng đến doanh thu của tàu.

Phƣơng pháp xử lý số liệu: Xử lý số liệu hồi quy tuyến tính đƣợc thực hiện trong phần mềm Microsoft Exell: chọn Menu Tools/Data Analysis/Regression

2.2.4. Phƣơng pháp phân tích đánh giá: 2.2.4.1. Ƣớc tính vốn đầu tƣ:

Khác với các nghề khai thác thủy sản khác, vốn đầu tƣ của nghề câu mực xà bao gồm vốn đầu tƣ của chủ tàu (bao gồm cả những ngƣời góp vốn) và vốn đầu tƣ của lao động chính (thúng câu).

* Vốn đầu tư của chủ tàu:

Vốn đầu tƣ đƣợc định nghĩa là giá trị hiện tại của một chiếc tàu bao gồm vỏ tàu, máy chính, máy phụ, giàn phơi mực, các trang thiết bị phụ trợ trên tàu nhƣ thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc… Đó là giá trị chuyển đổi tại thời gian khảo sát (2010) phụ thuộc vào chỉ số lạm phát và giá mua ban đầu.

* Vốn đầu tư của người đi thúng:

Vốn đầu tƣ của lao động chính bao gồm đầu tƣ thúng câu, bình ác quy, đèn nháy, ngƣ cụ, tấm phơi mực và các trang thiết bị phục vụ cho nghề câu mực.

2.2.4.2. Ƣớc tính khấu hao tài sản:

* Khấu hao tài sản của chủ tàu:

Khấu hao tài sản hàng năm của chủ tàu là tổng số chi phí tàu, động cơ, trang thiết bị khai thác và hàng hải… Do thiếu thông tin về vốn cũng nhƣ thời gian khấu hao, đề tài

sử dụng phƣơng pháp tuyến tính để tính khấu hao. Để tính toán chi phí khấu hao hàng năm, chúng ta cần phải biết tuổi thọ của tàu và các trang thiết bị trên tàu. Theo quy định của Bộ Tài chính [1], không có quy định về tuổi thọ của tàu cá. Tuy nhiên qua kết quả phỏng vấn của ngƣ dân tuổi thọ tối đa đối với tàu câu mực khoảng 20 năm, đôi khi 25 hoặc 30 năm – đây là ý kiến theo tính chủ quan của ngƣ dân, bởi ngƣ dân luôn mong muốn tàu cá của mình có tuổi thọ cao. Nhƣng theo quy định của Bộ tài chính [1], tuổi thọ tối đa của phƣơng tiện đƣờng thủy chỉ có 15 năm; máy thông tin liên lạc, định vị vệ tinh (máy móc, thiết bị viễn thông, thông tin, điện tử, tin học và truyền hình) có tuổi thọ tối đa 15 năm; máy phụ (máy phát điện) tuổi thọ tối đa 10 năm. Theo quan điểm của tác giả, môi trƣờng và kết cấu của tàu cá và phƣơng tiện vận tải đƣờng thủy có tính tƣơng đồng nhau nên đề tài chọn tuổi thọ tối đa của tàu cá là 15 năm để tính khấu hao tài sản. Các trang thiết bị còn lại theo quy định của Bộ Tài chính.

Nghề câu mực xà của tỉnh Quảng Nam hoạt động từ những năm 1990. Tuy nhiên, những tàu này đã đƣợc thay thế và đóng mới bằng các tàu có công suất lớn từ năm 2004 - 2005. Do đó, có thể lấy mốc năm 2004 để tính khấu hao tài sản cho tàu câu mực.

* Khấu hao tài sản của ngƣời lao động

Tài sản của ngƣời lao động gồm có thúng câu, tấm phơi mực, ngƣ cụ (ống câu, dây câu, rƣờng câu), hệ thống điện, máy đàm thoại và chi phí khác. Những tài sản thúng câu, giàn phơi mực, ngƣ cụ chƣa có hƣớng dẫn chung về cách tính khấu hao cũng nhƣ định mức thời gian sử dụng. Do vậy, đề tài tính khấu hao của các thiết bị này thông qua số liệu điều tra sơ cấp về thời gian sử dụng thực tế của mỗi loại thiết bị và chi phí đầu tƣ của ngƣ dân.

2.2.5. Xác định hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế của nghề câu mực xà tỉnh Quảng Nam có sự khác nhau ở từng mùa vụ, từng chuyến biển và từng năm. Đề tài sử dụng số liệu năm 2010 để đánh giá hiệu quả sản xuất của nghề câu mực xà tại tỉnh Quảng Nam; đồng thời sử dụng số liệu năm 2009 làm cơ sở phân tích đối chiếu. Bình quân hàng năm tàu câu mực của tỉnh Quảng Nam hoạt động 4 chuyến biển (60 ÷ 65 ngày/chuyến).

Doanh thu của tàu

- Chi phí biến đổi của tàu

= Tổng lãi của tàu

X 30% X (70% )/tổng lao động của tàu

= Lợi nhuận của chủ tàu = Lợi nhuận của mỗi lao động

- Chi phí cố định của tàu - (Chi phí cá nhân + Chi phí cố định)

= Lãi ròng của chủ tàu = Lãi ròng của mỗi lao động Hình 2.1: Phƣơng pháp tính toán lãi ròng của chủ tàu và lao động

Phƣơng thức ăn chia giữa chủ tàu và ngƣời lao động của nghề câu mực xà không giống nhƣ các nghề khai thác thủy sản khác. Cách tính doanh thu và hiệu quả sản xuất cũng có sự khác biệt vì doanh thu của tàu phụ thuộc rất nhiều vào sản lƣợng khai thác của thúng câu. Hiện nay, tính ăn chia theo tỉ lệ 3:7 (trong đó: chủ tàu đƣợc 30% tổng lãi của thúng câu, ngƣời lao động đƣợc 70%).

Doanh thu của mỗi tàu câu mực xà trong một năm là tổng doanh thu của các thúng câu trong một năm. Tuy nhiên, việc xác định doanh thu thực tế của mỗi thúng rất phức tạp. Do vậy, để xác định doanh thu trung bình của mỗi thúng câu dựa vào tổng sản lƣợng khai thác của cả tàu chia cho số ngƣời câu mực trên tàu (trừ thuyền trƣởng, máy trƣởng không tham gia câu mực).

Tổng chi phí sản xuất của tàu trong một năm bằng chi phí của các chuyến biển cộng lại, bao gồm chi phí biến động nhƣ nhiên liệu, lƣơng thực, thực phẩm… Chi phí này do những ngƣời đi trên thúng câu chi trả. Thuyền trƣởng, máy trƣởng và ngƣời phục vụ (tàu lọt) không đóng góp khoản chi phí này.

Chi phí cố định của chủ tàu bao gồm trả lƣơng cho thuyền trƣởng, máy trƣởng, chi phí sửa chữa tàu, trả lãi vay, mua bảo hiểm cho tàu…

Chi phí của lao động bao gồm chi phí biến động của từng chuyến biển (thuốc men, thức ăn, nƣớc uống…) trong cả năm và chi phí cố định của mỗi thúng câu trong cả năm (sửa chữa thúng, ngƣ cụ, ác quy, bóng đèn, đàm thoại…)

2.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

a) Các chỉ tiêu về giá trị

+ Tổng giá trị sản xuất (GO): Là giá trị tính bằng tiền của toàn bộ sản phẩm khai thác đƣợc trên 1 đơn vị chuyến biển hoặc cả năm

Trong đó: Qi: Khối lƣợng sản phẩm từng chuyến Pi: Giá sản phẩm

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí đƣợc sử dụng trong quá trình khai thác nhƣ dầu diezel, nhớt, lƣơng thực thực phẩm,…

Trong đó: Cj: Số lƣợng đầu tƣ của đầu vào thứ j Gj: Đơn giá đầu vào thứ j

+ Giá trị tăng thêm (Gross value added-GVA): Là phần giá trị tăng thêm của ngƣời lao động khi khai thác trên một đơn vị chuyến biển hoặc tháng hoặc năm.

GVA = GO - IC

+ Dòng tiền luân chuyển (Gross cash follow-GCF): là phần tiền còn lại sau khi trừ đi chi phí lao động có khả năng luân chuyển trong kinh doanh.

GCF = GVA - LC

Trong đó: LC (labour cost): là chi phí lao động

+ Lợi nhuận ròng (Net Profit-NP): là phần còn lại sau khi trừ đi giá trị khấu hao tài sản cố định và lãi vay phải trả.

NP = GCF – A

Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định và lãi vay phải trả.

Lợi nhuận thấp hay âm cho thấy nguồn lợi đang bị khai thác một cách lãng phí về mặt kinh tế và cƣờng lực khai thác đã vƣợt quá ngƣỡng kinh tế và ngƣỡng sinh học. Hoặc cũng có thể lợi nhuận thấp là kết quả của sự kết hợp giữa giá sản phẩm thấp và chi phí khai thác đầu vào cao. Nói cách khác, nghề cá đang đƣợc đầu tƣ quá mức do hoạt động quản lý năng lực đánh bắt không hiệu quả. Điều này đã gây ra sự thâm hụt cho nền kinh tế.

Nếu lợi nhuận dƣơng và cao: thì nghề cá có khuynh hƣớng đƣợc quản trị hiệu quả và phần lợi nhuận dƣơng vƣợt trội này có thể sẽ hấp dẫn nhiều ngƣ dân tham gia đánh bắt. Vì vậy, nếu các nhà quản lý không có biện pháp quản lý hiệu quả thì có thể sẽ đƣa nghề cá trở về mức có tổng lợi nhuận âm.

Tuy vậy, kết quả lợi nhuận có thể không chính xác một cách tuyệt đối do sai sót trong quá trình lấy mẫu, và phỏng vấn… Lợi nhuận tìm đƣợc chỉ có thể là tƣơng đối và thƣờng kết quả này không cố định theo thời gian, đặc biệt khi so sánh giữa các đội tàu có đặc tính kỹ thuật khác nhau. Nhƣng, có thể nói đây là phƣơng pháp giúp ta có thể tiệm cận đến thực tế hơn.

b) Các chỉ tiêu về hiệu quả

+ Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí (TGO): là tỷ số giá trị sản xuất sản phẩm thu đƣợc tính bình quân trên một đơn vị chuyến biển hoặc tháng hoặc năm với chi phí trung gian tƣơng ứng.

TGO = GO/IC (lần)

+ Tỷ suất giá trị tăng thêm theo chi phí (TVA): Qua chỉ tiêu này cho thấy, bỏ ra một đồng vốn vào sản xuất thì sẽ thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận.

TVA = VA/IC (lần)

+ Tỷ suất thu nhập hỗn hợp bình quân trên một công lao động (MI/LA): chỉ tiêu này phản ánh mức độ giá trị một ngày công lao động với nguồn thu hiện tại.

+ Tỷ suất lợi nhuận ròng trên tổng vốn đầu tƣ: thể hiện hiệu quả sử dụng vốn của ngƣ dân khai thác hải sản.

Thông thƣờng, trong bất kỳ ngành nghề hoạt động sản xuất kinh doanh nào cũng sẽ có một hiệu suất sử dụng vốn cụ thể làm thƣớc đo tiêu chuẩn, gọi là điểm tham khảo tới hạn. Bên cạnh đó, còn có một hiệu suất sử dụng vốn khác đƣợc gọi là điểm tham khảo mục tiêu do chính sách phát triển nghề cá của địa phƣơng đó thiết lập. Nếu kết quả tìm đƣợc thấp hơn điểm tham khảo mục tiêu, điều đó chứng tỏ rằng nghề cá đã đƣợc đầu tƣ quá nhiều, chi phí đầu vào không thích hợp. Nếu kết quả tìm đƣợc gần với điểm tham khảo mục tiêu, đây là dấu hiệu một trạng thái cân bằng ổn định hoặc không ổn định. Nếu kết quả tìm đƣợc cao hơn điểm tham khảo mục tiêu, có thể thấy rằng nghề cá có hiệu quả (trừ khi chính phủ trợ cấp quá nhiều), có thể sẽ có nhiều ngƣ dân tham gia khai thác để chia sẻ phần lợi ích vƣợt trội đó.

Ngoài ra, các tiêu chí nhƣ xoá đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm, thu nhập bình quân của lao động khai thác hải sản từ nghề câu mực, trình độ học vấn và kinh nghiệm khai thác … cũng đƣợc đề cập đến trong đề tài.

Chƣơng III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Tàu thuyền và trang thiết bị:

3.1.1. Vỏ tàu

3.1.1.1. Vật liệu và kích thƣớc vỏ tàu

Kết quả điều tra cho thấy: Tất cả các tàu câu mực xà của tỉnh Quảng Nam đều đóng bằng vật liệu gỗ. Các thông số về kích thƣớc vỏ tàu đƣợc thể hiện ở bảng (3.1) và (3.2).

Bảng 3.1: Tổng hợp các thông số cơ bản của tàu câu mực

TT Chỉ tiêu ĐVT Trung bình Lớn nhất Nhỏ nhất

1 Chiều dài (L) (m) 19,50 22 17,78

2 Chiều rộng (B) (m) 5,82 6,4 5,15

3 Chiều cao mạn (D) (m) 2,36 2,7 2,0

4 Công suất tàu (CV) 276,81 480 150

5 Thời gian sử dụng vỏ tàu năm 5,87 12 2

Bảng 3.2: Thống kê tàu câu mực xà theo chiều dài của tàu

TT Nội dung Nhóm chiều dài tàu Tổng

cộng Dƣới 18m Từ 18 ÷ dƣới 19m Từ 19 ÷ dƣới 20m Từ 20m trở lên 1 Số lƣợng (chiếc) 01 11 25 10 47 2 Tỉ lệ (%) 2,13 23,4 53,19 21,28 100

Bảng 3.3: Tƣơng quan giữa chiều dài vỏ tàu và công suất máy tàu TT Công suất Chiều dài Dƣới 200CV Từ 200 ÷ 299CV Từ 300 ÷ 399CV Từ 400CV trở lên Tổng cộng 1 Dƣới 18m 0 1 0 0 1 2 Từ 18 đến dƣới 19m 5 4 2 0 11 3 Từ 19 đến dƣới 20m 5 9 7 4 25 4 Từ 20m trở lên 0 3 6 1 10 Tổng cộng 10 17 15 5 47

Hình 3.1: Đồ thị tƣơng quan giữa chiều dài vỏ tàu và công suất máy tàu

- Chiều dài phổ biến của tàu câu mực xà tỉnh Quảng Nam trong khoảng từ 18 đến dƣới 20m với 36 chiếc (chiếm 76,59%), số tàu có kích thƣớc nhỏ hơn 18m chiếm 2,13%, số tàu có kích thƣớc từ 20m trở lên chiếm (21,28%).

- Tàu câu mực xà Quảng Nam có thể dự trữ nhiên liệu, lƣơng thực, thực phẩm để thực hiện chuyến biển thời gian dài (55 ÷ 65 ngày).

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 < 18,0m 18,0 ÷ 18,99m 19,0 ÷ 19,99m ≥20,0m Dƣới 200CV 200÷299CV 300÷399CV 400CV trở lên (C hi ếc )

- Một số tàu không có sự tƣơng đồng giữa kích thƣớc vỏ tàu và công suất máy tàu. Nghĩa là tàu có kích thƣớc nhỏ nhƣng đƣợc lắp máy có công suất lớn và ngƣợc lại tàu có kích thƣớc nhỏ nhƣng đƣợc lắp đặt máy có công suất lớn.

3.1.1.2. Thời gian sử dụng vỏ tàu

Kết quả điều tra cho thấy: Đội tàu câu mực xà của tỉnh Quảng Nam đã xuất hiện từ những năm 1990, ban đầu các tàu này còn nhỏ, hoạt động gần bờ. Đến nay hầu hết các tàu cũ, nhỏ đều đƣợc thay thế bằng các tàu có kích thƣớc lớn, hoạt động xa bờ. Các thông số về thời gian sử dụng của vỏ tàu đƣợc thể hiện ở bảng 3.4

Bảng 3.4: Thống kê thời gian vỏ tàu đƣợc đƣa vào sử dụng

TT Nội dung Thời gian đƣợc đƣa vào sử dụng Tổng

cộng Dƣới 3 năm Từ 3 ÷ 5 năm Từ 6 ÷ 7 năm Từ 8 ÷ 10 năm Trên 10 năm 1 Số lƣợng (chiếc) 1 21 20 3 2 47 2 Tỉ lệ (%) 2,13 44,68 42,55 6,38 4,26 100

Qua số liệu đăng kiểm của Chi cục khai thác & BVNL thủy sản Quảng Nam, hầu hết các tàu câu mực của Quảng Nam đƣợc đóng phổ biến từ năm 2003 đến năm 2007 với 41 chiếc (chiếm 87,23%), đặc biệt phổ biến vào năm 2004, 2005 (bảng 3.4). Chỉ có một

Một phần của tài liệu đánh giá hiệu quả kinh tế nghề câu mực xà tại tỉnh quảng nam (Trang 33 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)